Hôn mê do hạ đường huyết có nguy hiểm không?

Hôn mê do hạ đường huyết là một tình trạng sức khỏe nghiêm trọng. Nếu phát hiện và can thiệp điều trị kịp thời, bệnh nhân có khả năng phục hồi tốt. Việc xác định nguyên nhân và triệu chứng một cách chính xác sẽ giúp bác sĩ đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả nhằm đảm bảo sức khỏe cho người bệnh.

Bạn đang đọc: Hôn mê do hạ đường huyết có nguy hiểm không?

Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng và tác động của tình trạng hôn mê do hạ đường huyết đối với sức khỏe. Đồng thời, đưa ra các các biện pháp cấp cứu và điều trị hiệu quả nhằm đảm bảo an toàn cho người bệnh. Hãy cùng khám phá thông tin chi tiết về vấn đề quan trọng này để nâng cao hiểu biết trong chăm sóc sức khỏe bạn nhé!

Tìm hiểu về tình trạng hôn mê do hạ đường huyết

Tình trạng hôn mê do hạ đường huyết là gì?

Hạ đường huyết thường được xác định khi nồng độ đường huyết giảm xuống dưới 3,9 mmol/l (70 mg/dl), và khi nồng độ đường huyết giảm dưới 2,8 mmol/l (50 mg/dl), người bệnh có thể gặp phải những triệu chứng nặng của tình trạng hạ đường huyết như hôn mê do hạ đường huyết.

hon-me-do-ha-duong-huyet-co-nguy-hiem-khong 1

Hôn mê do hạ đường huyết xảy ra khi nồng độ đường trong máu giảm xuống mức thấp

Các triệu chứng xuất hiện khi bị hôn mê do hạ đường huyết

Các dấu hiệu hạ đường huyết bao gồm: Mệt đột ngột, cảm giác đói cồn cào, kèm theo chóng mặt, đau đầu, lo lắng, hoảng sợ hoặc kích động, loạn thần.

Nhịp tim của người bị hạ đường huyết thường tăng nhanh, nhịp nhanh xoang, có thể xuất hiện nhịp nhanh thất hoặc nhịp nhanh trên thất, tăng huyết áp tâm thu và có thể kèm theo cơn đau thắt ngực.

Hôn mê do hạ đường huyết là giai đoạn nặng của tình trạng hạ đường huyết, xuất hiện đột ngột và không có dấu hiệu báo trước, thường xảy ra sau các triệu chứng hạ đường huyết nếu không được điều trị kịp thời. Hôn mê do hạ đường huyết thường là hôn mê sâu.

Triệu chứng thường đi kèm bao gồm hôn mê sâu, giảm phản xạ gân xương, có dấu hiệu thần kinh khu trú, nghiệm pháp Babinski dương tính ở cả hai bên, đồng thời có thể xuất hiện co giật toàn thân hoặc cục bộ và tăng trương lực cơ.

Trong trường hợp mất ý thức mà không rõ nguyên nhân, hôn mê do hạ đường huyết thường được xem xét đầu tiên. Sau khi tiêm dung dịch đường ưu trương qua tĩnh mạch, bệnh nhân thường tỉnh lại.

Điều trị hôn mê do hạ đường huyết như thế nào?

Xác định chính xác nguyên nhân hôn mê do hạ đường huyết đóng vai trò quan trọng giúp các bác sĩ đưa ra biện pháp cấp cứu và điều trị hiệu quả nhằm đảm bảo an toàn cho người bệnh.

hon-me-do-ha-duong-huyet-co-nguy-hiem-khong 2

Xác định chính xác nguyên nhân gây hôn mê do hạ đường huyết giúp đưa ra biện pháp điều trị hiệu quả

Các nguyên nhân dẫn đến tình trạng hôn mê do hạ đường huyết

  • Biến chứng của bệnh đái tháo đường: Hôn mê do hạ đường huyết là một trong những biến chứng của bệnh đái tháo đường, đây là một tình trạng sức khỏe nghiêm trọng.
  • Hạ đường huyết do đói: Xuất hiện sau khi nhịn đói 5 – 6 giờ, biểu hiện qua tam chứng Whipple bao gồm có triệu chứng của hạ đường huyết, xét nghiệm cho thấy nồng độ đường huyết giảm và bệnh nhân thường cải thiện triệu chứng sau khi được bù đường.
  • Hạ đường huyết do thuốc: Xảy ra do sử dụng các loại thuốc điều trị đái tháo đường, bao gồm các thuốc salicylate ngăn cản sản xuất glucose, tăng tiết insulin. Ngoài ra, có thể do các thuốc khác như quinin, propranolol, thuốc ức chế men chuyển, disopyramide…
  • Hạ đường huyết do rượu: Gây giảm dự trữ glycogen do rượu chuyển hóa ở gan, làm giảm NAD và tân sinh đường. Hôn mê thường có mùi rượu và có thể kèm theo thiếu vitamin B1.
  • Hạ đường huyết do u tế bào β của tuyến tụy: U tế bào β của tuyến tụy gây tăng tiết insulin và ức chế ly giải glycogen. Khi xét nghiệm nhịn đói trong 72 giờ, 75% bệnh nhân hạ đường huyết có nồng độ insulin > 5mcg/mL, và lượng C peptide tăng.
  • Hạ đường huyết sau ăn: Có vai trò của GLP và GLP-1 trong việc làm mất đỉnh tiết insulin trong bệnh đái tháo đường, gây hạ đường huyết sau khi ăn nhiều carbohydrate.

Tìm hiểu thêm: Khi nào được chỉ định truyền tiểu cầu trong sốt xuất huyết?

hon-me-do-ha-duong-huyet-co-nguy-hiem-khong 3
Sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường quá mức có thể gây hôn mê do hạ đường huyết

Hôn mê do hạ đường huyết được điều trị như thế nào?

Ngưng sử dụng các loại thuốc nghi ngờ là nguyên nhân gây hạ đường huyết. Thực hiện xét nghiệm đường từ máu mao mạch đầu ngón tay ngay lập tức và lấy mẫu máu cho xét nghiệm đường từ máu tĩnh mạch.

Trong trường hợp bệnh nhân vẫn tỉnh táo (hạ đường huyết mức độ nhẹ và trung bình), cần kích thích bệnh nhân uống ngay nước đường hoặc các thức uống chứa đường như trà mật ong. Hạn chế việc sử dụng đường hóa học dành riêng cho người đái tháo đường và cho bệnh nhân ăn thức ăn ngay sau khi uống nước đường.

Trong trường hợp hôn mê do hạ đường huyết (mức độ nặng), cần thực hiện cấp cứu bằng cách tiêm chậm dung dịch glucose ưu trương 20% hoặc 30% do bệnh nhân không thể tự uống nước đường. Tiếp tục tiêm glucose cho đến khi bệnh nhân tỉnh lại. Truyền tĩnh mạch dung dịch glucose 5% hoặc 10% để duy trì đường máu trên 5,5mmol/l (100 mg/dl) và tránh nguy cơ tái phát hạ đường huyết.

Lưu ý, nếu bệnh nhân sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường có tác dụng kéo dài, tình trạng hạ đường huyết có thể kéo dài, do đó cần truyền glucose duy trì và theo dõi đường máu ít nhất 24 – 72 giờ, tùy thuộc vào đặc tính dược động của loại thuốc mà người bệnh sử dụng.

Sau khi cấp cứu hạ đường huyết, quan trọng phải điều trị các bệnh lý gây ra hạ đường huyết, như suy gan, suy giáp, suy thượng thận, phẫu thuật, u tụy nội tiết insulinoma,…

Những lưu ý trong phòng ngừa hôn mê do hạ đường huyết

Người nhà và bệnh nhân cần hiểu rõ về các triệu chứng và biện pháp xử trí hạ đường huyết tại nhà. Những người đang trong quá trình điều trị bằng thuốc hạ đường huyết, nếu gặp tình trạng lơ mơ hoặc nghi ngờ về việc hạ đường, cần ngừng sử dụng thuốc ngay lập tức, đồng thời thực hiện các biện pháp như uống nước đường, ngậm kẹo. Nếu tình trạng không cải thiện, người bệnh cần được chuyển ngay đến bệnh viện.

hon-me-do-ha-duong-huyet-co-nguy-hiem-khong 4

>>>>>Xem thêm: Flixonase có dùng được cho bà bầu không? Cách sử dụng thuốc đúng cách cho mẹ bầu

Người nhà và bệnh nhân cần hiểu rõ về tình trạng hôn mê do hạ đường huyết để xử trí kịp thời

Để phòng ngừa hôn mê do hạ đường huyết, có một số biện pháp quan trọng mà bạn có thể thực hiện:

  • Tuân thủ hướng dẫn điều trị của bác sĩ: Đối với những người mắc bệnh đái tháo có nguy cơ cao bị hôn mê do hạ đường huyết nếu không tuân thủ chính xác hướng dẫn điều trị trong việc sử dụng thuốc.
  • Chế độ ăn uống cân đối giúp giảm nguy cơ hạ đường huyết dẫn đến hôn mê.
  • Hoạt động thể dục đều đặn: Vận động đều đặn giúp cải thiện sức khỏe và kiểm soát đường huyết.
  • Kiểm tra đường huyết thường xuyên: Tự theo dõi đường huyết theo hướng dẫn của bác sĩ để có cái nhìn rõ ràng về tình trạng sức khỏe của bạn và có thể điều chỉnh chế độ ăn và hoạt động tập luyện hàng ngày.
  • Giữ cân nặng ổn định: Duy trì cân nặng lành mạnh có thể giúp kiểm soát đường huyết và giảm nguy cơ hôn mê do hạ đường huyết.
  • Chuẩn bị đường dự trữ: Luôn mang theo đường dự trữ như viên kẹo đường hoặc nước có đường khi bạn ra ngoài để sẵn sàng đối mặt với tình huống hạ đường huyết.

Hy vọng rằng thông qua bài viết, bạn đã có những thông tin hữu ích về hôn mê do hạ đường huyết. Hôn mê do hạ đường huyết là một tình trạng nguy hiểm, tuy nhiên với sự hiểu biết và hành động kịp thời, có thể giảm thiểu rủi ro và tăng cơ hội phục hồi cho bệnh nhân. Đối với những người đang điều trị bằng thuốc hạ đường huyết, việc tuân thủ điều trị và theo dõi sát sao dưới hướng dẫn của bác sĩ là chìa khóa quan trọng để ngăn chặn hôn mê do hạ đường huyết. Sự phối hợp giữa bệnh nhân, người nhà và đội ngũ y tế giúp quản lý tốt tình trạng bệnh và bảo vệ sức khỏe toàn diện.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *