Nội soi mũi là một trong những kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh phổ biến, được sử dụng để chẩn đoán, phát hiện sớm các tổn thương và đánh giá hiệu quả điều trị các bệnh lý ở vùng mũi. Ngoài ra, phương pháp này còn giúp bác sĩ thu thập các mẫu bệnh phẩm thông qua nội soi sinh thiết tổn thương. Mời bạn cùng Kenshin tìm hiểu những điều cần biết về nội soi mũi thông qua bài viết dưới đây.
Bạn đang đọc: Những thông tin cần biết về nội soi mũi
Thủ thuật nội soi mũi giúp quan sát hình ảnh bên trong các xoang và đường mũi, từ đó có thể chẩn đoán, phát hiện các bệnh lý hay vấn đề bất thường ở vùng mũi và giúp các bác sĩ đưa ra những chỉ định điều trị phù hợp. Nội soi mũi đóng vai trò quan trọng trong việc thăm khám vùng mũi nhưng thực tế nhiều người vẫn chưa hiểu rõ vai trò của phương pháp này, dẫn đến việc lo lắng rằng nội soi có thể gây khó chịu, đau đớn hay thậm chí chảy máu. Bài viết sau sẽ cung cấp cho bạn những điều cần biết về nội soi mũi, liệu nó có thực sự nguy hiểm hay không?
Contents
Nội soi mũi là gì?
Nội soi mũi là một thủ thuật chẩn đoán hình ảnh được sử dụng rộng rãi hiện nay. Phương pháp này sẽ sử dụng hệ thống camera kết hợp với đèn chiếu sáng để quan sát chi tiết các bộ phận bên trong khoang mũi, cuốn mũi và các lỗ thông xoang. Hình ảnh nội soi mũi sẽ được lưu trữ và hiển thị trên máy tính một cách rõ ràng và nhanh chóng, hỗ trợ cho quá trình phát hiện và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
Đây là một trong những phương pháp hỗ trợ đắc lực giúp bác sĩ đưa ra những chẩn đoán chính xác nhất về tình trạng bệnh lý ở các vùng trong mũi. Thông qua hình ảnh nội soi mũi có thể phát hiện những vấn đề, bất thường hay các bệnh lý ở vùng mũi. Dưới đây là một số bệnh lý có thể được chẩn đoán thông qua hình ảnh nội soi:
- Viêm mũi: Bao gồm viêm xoang mũi, viêm hốc mũi, viêm mũi dị ứng,…
- Lệch vách ngăn mũi;
- Polyp mũi;
- Tổn thương ở vùng mũi;
- Dị vật bất thường ở mũi;
- Viêm hầu họng;
- Khối u ở mũi;
- Viêm vòi nhĩ (viêm ống vòi nhĩ nối phần sau của mũi với tai giữa).
Nội soi mũi là một thủ thuật đơn giản, quá trình nội soi diễn ra nhanh chóng. Nếu tính từ thời điểm chuẩn bị cho đến khi thực hiện xong quá trình nội soi sẽ mất khoảng 10 phút, riêng quá trình nội soi mũi sẽ mất khoảng 3 – 4 phút cho mỗi bên mũi.
Bác sĩ có thể quan sát trực tiếp tình trạng của bệnh nhân trong quá trình nội soi, và thường kết quả sẽ được thông báo liền với bệnh nhân. Trong một số trường hợp đặc biệt hơn, nếu kết quả nội soi chưa đủ rõ ràng để kết luận, bác sĩ có thể sẽ chỉ định người bệnh thực hiện thêm một số kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh khác để có kết quả chính xác nhất.
Đối tượng nào cần được nội soi mũi?
Sau khi thăm khám lâm sàng, bác sĩ có thể chỉ định nội soi mũi trong một số trường hợp dưới đây:
- Người bệnh bị hắt hơi, nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi kéo dài, đã uống thuốc điều trị nhưng không khỏi.
- Người bệnh bị chảy máu mũi nhiều với tần suất thường xuyên mà không rõ nguyên nhân.
- Nghi ngờ viêm tai mũi họng, nghi ngờ nhiễm trùng mũi hoặc viêm xoang.
- Người bệnh có triệu chứng ù tai, nghe kém đi kèm một số triệu chứng khác như nhức đầu, mệt mỏi.
- Mũi chảy dịch vàng, xanh, có mủ.
- Nghi ngờ có tắc nghẽn hốc mũi do polyp, vẹo vách ngăn, phì đại cuốn mũi, dị vật mũi, u hốc mũi,…
- Người bệnh ngửi kém hay thậm chí không ngửi được mùi, mất khứu giác nghi ngờ u tế bào thần kinh khứu giác.
- Đánh giá các tế bào nghi ngờ là tế bào ung thư hoặc kiểm tra sự phát triển của khối u ung thư biểu mô mũi.
- Nghi ngờ rò dịch não tủy.
- Xác định nguyên nhân gây viêm xoang ở bệnh nhân được chẩn đoán viêm xoang đã chụp CT, X-quang, MRI mũi.
Ngoài chẩn đoán bệnh, nội soi mũi còn là phương pháp được dùng để điều trị bệnh lý hay bất thường ở vùng mũi, ví dụ như hỗ trợ lấy dị vật ở mũi.
Tìm hiểu thêm: Sử dụng lá sung chữa bệnh trĩ có hiệu quả không?
Nội soi mũi có gây đau không?
Khi nhắc đến nội soi, không ít người cảm thấy lo lắng, sợ hãi, không biết liệu nội soi có đau không? Tuy nhiên trên thực tế, ống nội soi mũi khá nhỏ, bác sĩ có thể dễ dàng thao tác, giảm bớt được cảm giác khó chịu.
Trước khi tiến hành nội soi, bác sĩ sẽ bôi thuốc thông mũi và thuốc tê lên vùng mũi cho bệnh nhân nên trong quá trình nội soi có thể không cảm thấy đau. Tuy nhiên trong một số trường hợp, bởi vì hốc mũi hẹp, diện tích nhỏ nên việc đưa ống nội soi đi vào có chút khó khăn, từ đó có thể gây ra cảm giác đau ít. Còn trong một số trường hợp khi bệnh nhân gặp vấn đề ở mũi như vách ngăn vẹo nhiều gây chèn ép khe mũi, phì đại cuốn mũi dưới hay có dị vật… có thể sẽ gặp cảm giác hơi tức nhẹ ở vùng mũi khi soi.
Tuỳ vào khả năng chịu đựng của mỗi bệnh nhân mà có thể cảm thấy đau ít hay hơi nhói nhẹ gây khó chịu, bạn có thể thông báo với bác sĩ để được bôi thêm thuốc tê hoặc lựa chọn dụng cụ nội soi phù hợp hơn.
Nội soi mũi có để lại nguy cơ rủi ro hay không?
Nhìn chung, nội soi mũi có độ an toàn khá cao và mức độ an toàn của quá trình này sẽ phụ thuộc nhiều vào sự uy tín của mỗi cơ sở y tế. Nếu quá trình thăm khám và thực hiện nội soi được tiến hành bởi các bác sĩ có chuyên môn kỹ thuật tốt, thiết bị có độ chính xác và đảm bảo tính vô trùng thì bạn có thể hoàn toàn yên tâm về sự an toàn của bản thân.
Tương tự như bất kỳ phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác, đều có thể xảy ra các tác dụng phụ hoặc biến chứng khi thực hiện. Một số tác dụng phụ không mong muốn khi nội soi mũi như cảm thấy đau quá mức, chảy máu, tổn thương niêm mạc. Nguy cơ này có tỷ lệ xảy ra cao hơn ở những người có tiền sử chảy máu, đang sử dụng thuốc chống đông hoặc aspirin.
Một số trường hợp, trong và sau quá trình nội soi sẽ cảm thấy khó chịu, hơi tức và rát mũi. Tuy nhiên bạn không cần quá lo lắng về vấn đề này bởi nó không hề gây hại gì và sẽ nhanh chóng biến mất sau vài ngày.
>>>>>Xem thêm: Uống nước đúng cách khi tập yoga để nâng cao hiệu quả
Bởi trước khi nội soi mũi, người bệnh sẽ được bôi thuốc thông mũi và thuốc gây mê hoặc tê. Những thuốc này có thể gây ra một số phản ứng bất lợi đặc biệt ở những người có tình trạng về dị ứng, bệnh nền tăng huyết áp hay có tiền sử về bệnh tim mạch. Hãy nhớ trao đổi kỹ và thông báo đầy đủ tình trạng sức khoẻ, bệnh tình của bản thân với bác sĩ để đưa ra kế hoạch thực hiện và điều trị bệnh lý tốt nhất trước khi làm nội soi.
Thủ thuật nội soi mũi đóng một vai trò rất quan trọng trong việc chẩn đoán và điều trị các bệnh lý về đường mũi, hỗ trợ lấy dị vật trong mũi, tầm soát ung thư. Phương pháp này được sử dụng phổ biến, rất an toàn và hầu như không mang lại nguy hiểm cho người bệnh.
Bài viết đã cung cấp cho bạn những điều cần biết về nội soi mũi, vì thế bạn hoàn toàn có thể an tâm, đảm bảo tinh thần thoải mái, thư giãn, không lo lắng khi được chỉ định thực hiện nội soi mũi.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể