36.7 độ có sốt không? Lưu ý các biến chứng do sốt cao

Sốt là trường hợp tăng nhiệt độ cơ thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Và nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ra những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Vậy liệu 36.7 độ có sốt không?

Bạn đang đọc: 36.7 độ có sốt không? Lưu ý các biến chứng do sốt cao

Khi nói về sức khỏe, một trong những dấu hiệu phổ biến nhất mà chúng ta thường kiểm tra là nhiệt độ cơ thể. Sốt là một biểu hiện thường gặp khi cơ thể đang phản ứng với một tác nhân gây bệnh, nhưng liệu 36.7 độ có sốt không? Câu hỏi này thường gây ra nhiều sự hoài nghi và lo lắng, đặc biệt đối với những người quan tâm đến sức khỏe của mình hoặc của người thân. Hãy cùng tìm hiểu chủ đề này trong bài viết dưới đây nhé.

Những điều cần lưu ý về nhiệt độ của cơ thể

Trước khi trả lời cho câu hỏi 36.7 độ có sốt không thì phần này chúng ta cùng tìm hiểu về nhiệt độ của cơ thể. Mỗi cơ thể con người đều có khả năng tự điều chỉnh nhiệt độ tùy theo môi trường, thời gian và hoạt động hàng ngày. Thân nhiệt thường giảm đi theo tuổi tác và nhiệt độ trung bình của cơ thể con người thường dao động từ 36.5 đến 37.1 độ C.

Yếu tố ảnh hưởng đến nhiệt độ cơ thể:

  • Tuổi tác: Người già thường có thân nhiệt thấp hơn so với người trẻ.
  • Giới tính: Nhiệt độ của phụ nữ thường tăng trong kỳ kinh nguyệt và khi mang thai.
  • Hoạt động: Thân nhiệt thường tăng khi cơ thể vận động.
  • Môi trường: Nhiệt độ cơ thể sẽ tăng hoặc giảm tùy thuộc vào nhiệt độ xung quanh.
  • Bệnh tật: Nhiệt độ thường tăng khi cơ thể mắc bệnh nhiễm khuẩn và giảm ở những bệnh lý giai đoạn cấp tính.

36.7 độ có sốt không? Lưu ý các biến chứng do sốt cao 1

Nhiệt độ trung bình của cơ thể con người thường dao động từ 36.5 đến 37.1 độ C

Rối loạn nhiệt độ:

  • Nhiệt độ giảm: Cơ thể mất nhiều nhiệt.
  • Nhiệt độ tăng: Cơ thể tích luỹ nhiệt, tăng sinh nhiệt.

Nhiệt độ bất thường: Nhiệt độ thân nhiệt không phải lúc nào cũng duy trì 37 độ, có thể dao động và được xem là bất thường khi:

  • Người lớn: Nhiệt độ miệng trên 37.5 độ C, tai trên 38.1 độ C, hậu môn trên 37.6 độ C.
  • Trẻ em: Nhiệt độ hậu môn trên 38 độ C, tai trên 38 độ C.

36.7 độ có sốt không?

Sốt là một phản ứng tự nhiên của cơ thể, thường xảy ra khi cơ thể đối mặt với môi trường có yếu tố gây hại. Khi nhiệt độ cơ thể vượt quá 37.8 độ C (đo ở trực tràng) có thể nói là đang trong tình trạng sốt. Vì vậy, nếu nhiệt độ cơ thể đo được ở trực tràng hoặc tai của người lớn là 38.1 độ C, hoặc ở miệng hoặc nách là 37.6 độ C thì có thể coi là sốt. Đối với trẻ em, nếu nhiệt độ đo ở trực tràng là từ 38 độ C trở lên, hoặc đo ở nách là từ 37.6 độ C trở lên, cũng được coi là sốt. Đến đây chắc bạn đã trả lời được câu hỏi 36.7 độ có sốt không.

Tìm hiểu thêm: Xạ trị có nguy hiểm không? Tác dụng phụ của xạ trị đối với bệnh nhân ung thư

36.7 độ có sốt không? Lưu ý các biến chứng do sốt cao 2
36.7 độ có sốt không?

Tuy nhiên, cần chú ý rằng có một số trường hợp khi sốt cần phải được kiểm tra và chữa trị ngay.

Đối với trẻ em:

  • Trẻ từ 3 – 6 tháng tuổi: Sốt trên 38.5 độ C kèm theo biểu hiện cáu gắt không bình thường hoặc trẻ không bú.
  • Trẻ từ 6 – 24 tháng tuổi: Sốt trên 38.5 độ C không giảm sau khi dùng thuốc hạ sốt.
  • Trẻ từ 2 – 4 tuổi: Sốt trên 38.5 độ C kèm theo biểu hiện cáu gắt không giảm sau khi dùng thuốc hạ sốt.
  • Trẻ trên 4 tuổi: Sốt trên 38.9 độ C kèm theo khó chịu, kéo dài hơn 3 ngày hoặc không giảm sau khi dùng thuốc hạ sốt.

Đối với người lớn: Sốt liên tục trên 39 độ C hoặc sốt kéo dài hơn 3 ngày mà không giảm sau khi dùng thuốc hạ sốt.

Đặc biệt cần lưu ý rằng nhiệt độ bình thường của trẻ em thường cao hơn so với người lớn khoảng 0.5 độ C. Sốt cũng có nhiều mức độ khác nhau, từ nhẹ đến nghiêm trọng, vì vậy cần phải xác định mức độ sốt để chữa trị một cách hiệu quả.

Các biến chứng do sốt cao

Nếu không được xử lý đúng cách và kịp thời, sốt cao kéo dài có thể gây ra một loạt biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe, bao gồm:

  • Mất cân bằng điện giải;
  • Co giật;
  • Tăng huyết áp, nhịp tim nhanh và rối loạn hệ tuần hoàn;
  • Giảm thể tích máu;
  • Tế bào tiêu thụ oxy tăng;
  • Rối loạn tiêu hóa;
  • Thay đổi tâm trạng;
  • Tổn thương não, gây viêm não hoặc xuất huyết não;
  • Giảm số lượng hồng cầu;
  • Suy yếu hệ miễn dịch của cơ thể.

36.7 độ có sốt không? Lưu ý các biến chứng do sốt cao 3

>>>>>Xem thêm: Xét nghiệm định lượng Phospho cho biết điều gì?

Sốt cao kéo dài có thể gây ra một loạt biến chứng nguy hiểm

Vì vậy, nhận thức đúng về mức độ của sốt là rất quan trọng. Nếu bạn thấy có sốt kèm theo bất kỳ biểu hiện nào như đã đề cập ở trên, bạn nên đi khám ngay lập tức từ đó bác sĩ có thể giúp bạn xác định nguyên nhân và lựa chọn phương pháp điều trị hiệu quả nhất.

Hy vọng rằng với những thông tin này, bạn đọc đã giải đáp được thắc mắc 36.7 độ có sốt không. Sốt không chỉ là một dấu hiệu của một trạng thái bệnh lý, mà còn có thể là một cơ hội để chăm sóc sức khỏe và phòng tránh bệnh tật. Trong trường hợp có bất kỳ nghi ngờ nào về tình trạng sức khỏe của mình, hãy tham khảo ý kiến, tư vấn từ các chuyên gia y tế để đảm bảo rằng bạn được chăm sóc đúng cách và đảm bảo sức khỏe của mình trong tương lai.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *