Triệu chứng, hậu quả và các cách sơ cứu ngộ độc Isopropanol

Việc sử dụng Isopropanol trong các ngành công nghiệp, mỹ phẩm,… ngày càng phổ biến, kéo theo đó là hậu quả khi bị ngộ độc Isopropanol. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để có thêm thông tin về tình trạng ngộ độc Isopropanol nhé!

Bạn đang đọc: Triệu chứng, hậu quả và các cách sơ cứu ngộ độc Isopropanol

Isopropanol thường được dùng làm dung môi, chất tẩy rửa,… và được dùng nhiều trong y học. Isopropanol có độc tính thấp tuy nhiên không có nghĩa là nó không nguy hiểm cho sức khỏe con người. Để nghiên cứu về Isopropanol và tình trạng sau khi ngộ độc Isopropanol, hãy cùng tìm hiểu chi tiết thông qua bài viết dưới đây.

Isopropanol chủ yếu được sử dụng làm dung môi cho lớp phủ hoặc cho các hoạt động công nghiệp, đặc biệt phổ biến cho các ứng dụng dược phẩm.

Isopropanol là gì?

Isopropanol là một loại cồn, có mùi hắc, không màu và hơi ngọt. Isopropanol là thành phần chính trong các hóa chất như: Thuốc tẩy trùng, chà xát cồn, bên cạnh đó nó còn được dùng để làm phụ gia nhiên liệu ô tô. Năm 1920, Isopropanol lần đầu tiên được sản xuất bởi công ty Standard Oil của Mỹ.

Triệu chứng, hậu quả và các cách sơ cứu ngộ độc với Isopropanol 1 Isopropanol là chất có trong các dung dịch tẩy rửa

Triệu chứng của người ngộ độc Isopropanol

Các triệu chứng khi ngộ độc Isopropanol có thể được biểu hiện cụ thể như sau:

  • Hệ thần kinh: Có hành động giống như say rượu, cơ thể cảm thấy nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn, đỏ bừng mặt, huyết áp thấp và có thể dẫn đến hôn mê, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thần kinh trung ương, gây rối loạn ý thức.
  • Về thị giác: Giác mạc bị tổn thương, đồng tử của người bị ngộ độc có thể phản ứng kém với ánh sáng, thị lực bị suy yếu.
  • Về tim mạch: Nhịp tim đập nhanh kéo theo đó là giãn mạch và suy tim.
  • Về hô hấp: Nhịp thở yếu, thở chậm và có thể dẫn đến ngừng thở.
  • Về tiêu hóa: Ngộ độc Isopropanol có thể dẫn đến các triệu về đường tiêu hóa như nôn mửa, tiêu chảy, viêm dạ dày, tổn thương gan.
  • Trạng thái cơ thể dần dần đi vào vô thức.

Tìm hiểu thêm: Góc giải đáp: Bệnh lupus ban đỏ hệ thống có lây không?

Triệu chứng, hậu quả và các cách sơ cứu ngộ độc với Isopropanol 2 Tiêu chảy là một trong những dấu hiệu khi bị ngộ độc Isopropanol

Hậu quả của tình trạng ngộ độc Isopropanol

Người bị ngộ độc Isopropanol sẽ bị ức chế hô hấp vì lúc này Isopropanol đã xâm nhập vào cơ thể làm cho nồng độ cồn trong máu ở mức rất cao. Cùng với đó khi phổi của bạn hít phải chất này nó sẽ làm cho bạn bị khó thở dẫn đến rối loạn hô hấp tạo nên ức chế làm cho bạn bị nôn mửa, kéo theo đó nhiệt độ cơ thể cũng bị giảm xuống mức rất thấp làm cho cơ thể bị co giật, mất ý thức, nhịp tim đập nhanh và hơi thở không đều.

Nôn quá nhiều cũng dẫn đến mất nước khiến cho cơ thể ở tình trạng thiếu nước nghiêm trọng, gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương và chuyển hóa thành chất độc đối với gan và phổi. Triệu chứng nặng có thể làm tổn thương não nghiêm trọng và khiến tim bị ngừng đập.

Triệu chứng, hậu quả và các cách sơ cứu ngộ độc với Isopropanol 3

>>>>>Xem thêm: Nấm họng là gì? Thuốc nấm họng Thái Lan có tốt không?

Ngộ độc Isopropanol để lại rất nhiều hậu quả nguy hiểm

Cách sơ cứu và một số biện pháp tránh ngộ độc Isopropanol

Cách sơ cứu

Khi ngộ độc Isopropanol trong lúc chờ sự trợ giúp từ y tế, thì cần có một số cách sơ cứu tại chỗ nhanh chóng sau đây:

  • Nếu Isopropanol dính vào da hoặc vào mắt thì cần rửa bằng nhiều nước ấm hoặc nước muối sinh lý, rửa trong khoảng thời gian ít nhất là 15 phút để có thể làm sạch được vùng bị ngộ độc.
  • Trường hợp nếu nuốt phải Isopropanol thì ngay lập tức uống thật nhiều nước hoặc sữa, nếu người bị ngộ độc có triệu chứng khó nuốt thì tuyệt đối không cho uống bất cứ thứ gì và chờ sự giúp đỡ từ cơ sở y tế vì có thể làm cho người bệnh bị nôn mửa, rối loạn hô hấp.
  • Nếu hít phải Isopropanol, cần di chuyển nhanh đến nơi không khí thoáng đãng, trong lành, dễ chịu và gần càng nhiều cây xanh càng tốt.

Các biện pháp tự bảo vệ khỏi nguy cơ ngộ độc Isopropanol

Isopropanol tồn tại nhiều trong hóa chất công nghiệp, trong dược phẩm y học,… chính vì thế nên việc tiếp xúc và ngộ độc với Isopropanol đã xảy ra nhiều và gây ra những hậu quả rất đáng tiếc. Vì vậy để tránh khỏi nguy cơ bị ngộ độc, chúng ta cần có các biện pháp để khắc phục và ngăn ngừa khi phải tiếp xúc với Isopropanol dưới đây:

  • Khi tiếp xúc với hóa chất có chứa Isopropanol phải có các dụng cụ bảo hộ như: Đeo khẩu trang, găng tay, kính mắt, khử trùng sạch sẽ, mặc quần áo dài và kín để tránh bị Isopropanol bắn vào người.
  • Khi sử dụng Isopropanol cần đưa đến nơi thông thoáng, không khí không bị ngột ngạt.
  • Ở những nơi có nhiệt độ cao hơn nhiệt độ của môi trường bên ngoài cần sử dụng quạt gió để làm thoáng không khí, tránh bị ngột ngạt, khó thở.
  • Hạn chế tiếp xúc với các vật chất chứa Isopropanol khi không cần thiết.

Trên đây là toàn bộ những thông tin cần thiết nhằm giúp mọi người có thêm được những kiến thức khi đối mặt với nguy cơ bị ngộ độc Isopropanol, hy vọng rằng bài viết đã cung cấp một cách cơ bản và đầy đủ với mục đích tìm kiếm của bạn. Hãy theo dõi để biết thêm nhiều thông tin hữu ích hơn nữa nhé!

Lan Hương

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *