Cách lấy ráy tai ướt cho bé

Việc quá nhiều ráy tai của bé khiến bé hạn chế thính giác, nghe kém khiến trẻ khó chịu, quấy khóc và khiến cha mẹ lo lắng. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách lấy ráy tai ướt cho bé đúng cách. Kenshin sẽ cung cấp cho bạn cách lấy ráy tai ướt cho bé nhé!

Bạn đang đọc: Cách lấy ráy tai ướt cho bé

Ráy tai vừa có tác dụng bảo vệ màng nhĩ song nếu quá nhiều vừa gây mất thẩm mỹ vừa khiến bé nghe kém hoặc ù tai. Biết được cách lấy ráy tai ướt cho bé đúng cách sẽ giúp hạn chế những ảnh hưởng không tốt cho hệ thính giác. Cùng tìm hiểu chi tiết các bước của quy trình này nhé!

Ráy tai là gì?

Ráy tai được tiết ra trong ống tai ngoài bởi tuyến ráy tai với tác dụng tự làm sạch, bảo vệ cũng như lớp lọc chặn đứng sự xâm nhập của bụi bẩn vào sâu bên trong tai và ngăn chặn vi khuẩn sinh sôi, phát triển gây bệnh.

Thông thường, ráy tai sẽ được đẩy dần dần từ trong ra ngoài theo cử động nhai nuốt hoặc sự vận động của xương hàm dưới. Do đó, sau một thời gian sẽ có thể quan sát thấy ráy tai của bé bằng mắt thường.

Ráy tai thường được sản xuất ở đoạn ⅓ ngoài của ống tai, cách màng nhĩ một khoảng nhất định. Nếu quá trình tạo thành ráy tai bị giảm sút thì có thể gây khô tai và ngứa tai khiến trẻ rất khó chịu.

Cách lấy ráy tai ướt cho bé 1 Ráy tai nhiều có thể gây giảm thính giác ở trẻ

Ráy tai có thể xuất hiện dưới 2 dạng: Ráy tai khô, dày, màu vàng và dễ lấy ra ngoài, nhưng đa số hay gặp nhất là ráy tai ướt, màu vàng đậm hoặc màu nâu. Tuy nhiên, cách lấy ráy tai ướt cho bé thì lại tương đối khó với nhiều ba mẹ.

Hậu quả của ráy tai ướt ở bé

Ráy tai ướt của bé có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng tai gây tình trạng viêm ống tai ngoài hoặc viêm tai giữa. Một số trường hợp có thể gây viêm nhiễm những vùng lân cận như: Viêm họng, viêm mũi, chảy nước mũi hoặc viêm mắt, đổ ghèn ở mắt…

Do đó, để tránh việc trẻ mắc nhiều bệnh lý viêm đường hô hấp trên ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất của bé, cha mẹ cần chú ý về cách lấy ráy tai ướt cho bé tại nhà mà vẫn an toàn và hiệu quả.

Lấy ráy tai ướt ở bé khi nào?

Ráy tai được biết với vai trò bảo vệ vì thế không phải lúc nào lấy rai tai cũng là phù hợp. Nếu lấy ráy tai cho bé thường xuyên có thể gây tổn thương tai hoặc gây khô và ngứa rát tai. Vậy khi nào thì cần lấy ráy tai ướt cho bé? Câu trả lời như sau:

  • Bé có các biểu hiện đau nhức tai, đầy một hoặc cả 2 bên tai và có cảm giác như đang bị nút tai lại.
  • Bé nghe kém, hoặc thường xuyên yêu cầu bật âm lượng cỡ lớn.
  • Trẻ thấy có tiếng ù tai hoặc tiếng ve vò vè trong tai.
  • Ngứa tai nhiều và chảy dịch màu vàng nâu từ tai.
  • Nhiều trường hợp trẻ có thể có tình trạng viêm tai kèm theo sẽ thấy ráy tai ướt có màu vàng nâu, mùi hôi kèm theo ho, ngứa rát họng hoặc chảy nước mắt.
  • Khi ráy tai ướt của bé kèm theo những bất thường gợi ý tình trạng bệnh lý viêm tai – mũi – họng thì cha mẹ nên đưa bé đến thăm khám bác sĩ kịp thời thay vì tự dùng cách lấy ráy tai ướt cho bé vì có thể gây tình trạng nhiễm trùng nghiêm trọng hơn.

Cách lấy ráy tai ướt cho bé

Đa số các cha mẹ thường tự dùng các cách lấy ráy tai ướt cho bé mà không tìm hiểu trước xem cách làm chính xác và an toàn cho bé. Dưới đây, Kenshin sẽ hướng dẫn bạn cách lấy ráy tai ướt cho bé an toàn:

  • Đầu tiên, cần phải kiểm tra lượng ráy tai của trẻ thông qua việc quan sát trực tiếp hoặc sử dụng đèn pin loại soi vào từng tai của trẻ để kiểm tra.
  • Khi chuẩn bị lấy ráy tai ướt cho bé thì cần để bé nằm đầu cao, nghiêng đầu về bên chưa lấy ráy tai.
  • Lau khô mặt ngoài tay với các loại giấy khô hoặc khăn bông mềm.
  • Cha mẹ có thể sử dụng xịt dung dịch nước muối sinh lý hoặc dung dịch vệ sinh tai được bán tại các nhà thuốc với mục đích làm mềm và pha loãng ráy tai, tạo điều kiện để lấy ráy tai ra ngoài dễ dàng hơn.
  • Sử dụng tăm bông đầu nhỏ, mềm mịn đưa từ từ vào tai bé và ngoáy đều, lưu ý không nên lấy ráy tai ướt cho trẻ với lực quá mạnh có thể gây xước bề mặt hoặc tổn thương hệ thống thính giác.
  • Kiểm tra lại số lượng ráy tai còn lại của trẻ, xem phản ứng của trẻ sau khi lấy ráy tai, nếu trẻ tỏ ra đau đớn hoặc thấy ù tai, chảy máu tăng dần thì cần nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để thăm khám sớm.

Tìm hiểu thêm: 5 mẹo nhỏ trị tàn nhang bằng giấm táo cực hiệu quả: Thử ngay nhé!

Cách lấy ráy tai ướt cho bé 2 Kiểm tra số lượng ráy tai là bước đầu tiên của cách lấy ráy tai ướt cho bé

Lưu ý gì trong cách lấy ráy tai ướt cho bé

Để lấy ráy tai ướt cho trẻ nhanh chóng và an toàn thì ngoài các bước trong cách lấy ráy tai ướt cho bé kể trên, ba mẹ cần lưu ý những điều sau:

  • Lấy ráy tai cho trẻ chỉ với tăm bông có thể đem lại hiệu quả với những trường hợp ráy tai ướt và dính ở rìa quanh tay, các trường hợp còn lại thường đẩy ráy tai vào sâu hơn.
  • Khi ngoáy tai cho bé cần đặt nghiêng tăm bông để tránh tổn thương và khiến ráy tai bị bám ở mặt trong tai, lấy ra không hết.
  • Cha mẹ nên kiểm tra tai bé thường xuyên, hạn chế cho tai bé dính nước trong quá trình tắm gội nhằm hạn chế viêm nhiễm.
  • Đối với những bé hiếu động, hay chạy nhảy thì khi lấy ráy tai cho trẻ cần có thêm sự hỗ trợ từ người khác để ổn định trẻ, tránh xây xát.
  • Không để trẻ tự ý lấy ráy tai do có nhiều nguy hiểm.
  • Không sử dụng các cách lấy ráy tai ướt cho bé khác như sử dụng que kim loại ngoáy sâu vào tai hoặc sử dụng nến vì sẽ khiến tai bé bị bỏng hoặc xước tai, thủng màng nhĩ…
  • Để đảm bảo sức khỏe cho bé, tốt nhất mỗi 3 tháng 1 lần, cha mẹ nên đưa bé đến gặp các bác sĩ chuyên ngành Tai – Mũi – Họng để được kiểm tra cũng như được hướng dẫn chăm sóc bé hiệu quả hơn.
  • Nếu thấy bất kỳ bất thường nào của bé sau khi lấy ráy tai cũng cần được đưa đến bác sĩ để điều trị kịp thời.

Cách lấy ráy tai ướt cho bé 3

>>>>>Xem thêm: Suy giảm chức năng màn hầu: Nguyên nhân, cách chẩn đoán và điều trị

Cần đưa bé đi khám ít nhất 3 tháng 1 lần để kiểm tra về sức khỏe thính giác

Tổng kết lại, biết được cách lấy ráy tai ướt cho bé là điều mà mọi bậc cha mẹ cần biết để chăm sóc bé hiệu quả hơn đồng thời tránh được những biến chứng không đáng có gặp trong quá trình lấy ráy tai. Kenshin hi vọng với những thông tin trên có thể giúp bạn chăm sóc sức khỏe bé tốt hơn.

Ánh Vũ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *