Những điều cần biết về tiểu gấp

Các triệu chứng đường tiểu dưới có thể xảy ra với bất kỳ ai, đặc biệt là tiểu gấp. Tiểu gấp gây ra khó chịu cho nhiều người. Vậy, tiểu gấp là gì? Bài viết dưới đây của Kenshin sẽ cung cấp cho các bạn những điều cần biết về tiểu gấp.

Bạn đang đọc: Những điều cần biết về tiểu gấp

Tiểu gấp là tình trạng buồn tiểu và không thể nhịn được, kể cả khi bàng quang có thể chưa đầy. Tình trạng này gây khó khăn cho nhiều người trong sinh hoạt hàng ngày. Hãy cùng Kenshin tìm hiểu thêm về tiểu gấp qua bài viết dưới đây.

Triệu chứng tiểu gấp

Tình trạng tiểu gấp xảy ra khi áp lực trong bàng quang tăng lên đột ngột và việc nhịn tiểu trở nên khó khăn. Áp lực này gây ra phản xạ nhu cầu đi tiểu ngay lập tức. Tiểu gấp có thể xảy ra bất kể bàng quang có đầy hay không. Việc này có thể khiến một số người đi tiểu thường xuyên, với tần suất nhiều hơn bình thường. Đôi khi tình trạng tiểu gấp sẽ đi kèm với hiện tượng tiểu không tự chủ.

Ngoài ra, một số hành động đột ngột như ho, hắt hơi hoặc cười có thể làm tăng thêm áp lực lên bàng quang và làm rò rỉ một ít nước tiểu ra khỏi niệu đạo.

Những điều cần biết về tiểu gấp 1

Tiểu gấp là một trong các triệu chứng của hội chứng đường tiểu dưới

Một số nguyên nhân gây tiểu gấp

Tình trạng tiểu gấp thường không phải do các bệnh quá nguy hiểm gây ra, nhưng việc này có thể ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt hàng ngày của một người. Nhiều bệnh lý khác nhau có thể ảnh hưởng đến chức năng bàng quang và gây ra tình trạng tiểu gấp.

Nguyên nhân phổ biến của tiểu gấp là bàng quang tăng hoạt (OAB). Bàng quang tăng hoạt (OAB) là tình trạng bàng quang gây ra áp lực lên niệu đạo đủ để giải phóng nước tiểu ngay cả khi bàng quang chưa đầy.

Một nguyên nhân phổ biến khác là nhiễm trùng hệ tiết niệu, một bệnh nhiễm trùng xảy ra khi có mặt vi khuẩn tăng sinh không kiểm soát trong đường tiết niệu. Một số triệu chứng khác đi kèm với tiểu gấp khi nhiễm trùng đường tiết niệu là cảm thấy nóng rát khi tiểu, và nước tiểu đục hoặc có máu.

Những điều cần biết về tiểu gấp 2

Những điều cần biết về tiểu gấp

Ngoài ra, còn rất nhiều nguyên nhân khác có gây ra tình trạng tiểu gấp. Bao gồm:

  • Tiêu thụ quá nhiều rượu hoặc caffeine, do cả hai đều là chất có tính lợi tiểu;
  • Viêm bàng quang kẽ;
  • Nhiễm trùng âm đạo;
  • Nhiễm trùng tuyến tiền liệt;
  • Phì đại tuyến tiền liệt;
  • Tác dụng phụ của một số loại thuốc, bao gồm cả thuốc lợi tiểu;
  • Các bệnh ảnh hưởng đến các đầu dây thần kinh, chẳng hạn như bệnh đa xơ cứng và đái tháo đường;
  • Tổn thương khi sinh nở hoặc phẫu thuật;
  • Áp lực ổ bụng tăng lên trong các trường hợp như mang thai hoặc béo phì.

Chẩn đoán

Để chẩn đoán nguyên nhân gây tiểu gấp, bác sĩ sẽ thăm khám và hỏi thêm các thông tin về triệu chứng, đánh giá tiền sử bệnh lý của người bệnh. Từ đó, xác định tần suất tiểu gấp, thời gian trong ngày mà tình trạng này có xu hướng thường xuyên xảy ra hơn, lượng nước và loại nước tiêu thụ hàng ngày cùng với các thuốc đang sử dụng.

Bên cạnh đó, một số xét nghiệm có thể được sử dụng để loại xác định xem liệu tình trạng tiểu gấp có phải gây ra do một bệnh lý nào đó không, chẳng hạn như viêm bàng quang. Khi đó, mẫu máu hoặc nước tiểu có thể được thu thập để phân tích thêm. Đôi khi, các công cụ chẩn đoán hình ảnh và đánh giá chức năng bàng quang cũng cần thiết để kiểm tra sự tổn thương hoặc rối loạn chức năng của bàng quang.

Tìm hiểu thêm: Mổ u nang buồng trứng kiêng ăn gì?

Những điều cần biết về tiểu gấp 3
Xét nghiệm nước tiểu có thể giúp chẩn đoán một số bệnh gây tiểu gấp

Cách điều trị tiểu gấp

Các phương pháp điều trị tình trạng tiểu gấp sẽ khác nhau giữa các cá thể và phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra tình trạng tiểu gấp này.

Thay đổi lối sống

Giảm lượng nước tiêu thụ trong mức cho phép và tránh dùng các chất kích thích như rượu, caffeine và thuốc lá có thể hữu ích trong nhiều trường hợp. Ngoài ra, duy trì cân nặng trong giới hạn khỏe mạnh cũng là điều cần thiết để giảm tiểu gấp.

Tập luyện cho bàng quang

Việc tập luyện cho bàng quang có thể thực hiện bằng cách đi tiểu theo thời gian, khi đó, người bệnh sẽ ghi nhật ký đi tiểu của mình và bác sĩ có thể xác định được hiệu quả điều trị. Đây là phương pháp hiệu quả để kiểm soát tình trạng tiểu gấp. Mọi người có thể tăng dần thời gian giữa các lần đi vệ sinh để rèn luyện bàng quang giữ nước tiểu lâu hơn và giảm tần suất tiểu gấp.

Vật lý trị liệu

Phương pháp vật lý trị liệu tập trung vào việc tăng cường sức mạnh của cơ sàn chậu để hỗ trợ niệu đạo. Tăng cường sức mạnh của nhóm cơ này có thể giảm tần suất tình trạng tiểu gấp của người bệnh.

Sử dụng thuốc

Một số loại thuốc có thể điều trị tình trạng tiểu gấp, bao gồm thuốc kháng muscarinics như oxybutynin và tolterodine, nhằm giúp giãn các cơ bàng quang.

Ngoài ra, cũng cần sử dụng các loại thuốc khác giúp điều trị nguyên nhân theo hướng dẫn của bác sĩ. Ví dụ: Nếu nguyên nhân gây tiểu gấp là do nhiễm trùng hệ tiết niệu, cần phải sử dụng khác sinh để điều trị khỏi nhiễm khuẩn.

Một số lời khuyên giúp ngăn ngừa tình trạng tiểu gấp

  • Chế độ ăn uống lành mạnh;
  • Uống đủ nước;
  • Duy trì cân nặng khỏe mạnh để giảm áp lực lên bàng quang;
  • Tạo thói quen đi tiểu đều đặn theo thời gian;
  • Tập thể dục thường xuyên, tập trung vào việc tăng cường sức mạnh cơ sàn chậu;
  • Hạn chế uống rượu và caffeine.

Những điều cần biết về tiểu gấp 4

>>>>>Xem thêm: Cách hệ thần kinh trung ương hoạt động như thế nào?

Thay đổi lối sống là một cách quan trọng để giảm triệu chứng tiểu gấp

Tiểu gấp có thể làm gián đoạn các hoạt động hàng ngày nếu không được kiểm soát tốt. Vì vậy, hãy đến các cơ sở y tế sớm nhất có thể để được thăm khám và điều trị.

Bài viết trên của Kenshin đã cung cấp cho các bạn đọc những điều cần biết về tiểu gấp. Từ đó, giúp mọi người có thể phát hiện và điều trị sớm.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *