Hệ vi sinh vật trên da có đặc điểm gì? Cách bảo vệ da an toàn

Phần lớn diện tích trên cơ thể người được bao bọc bởi một lớp da, đây là cơ quan bảo vệ đồng thời cũng là nơi tiếp xúc thường xuyên với môi trường bên ngoài. Do đó, có rất nhiều yếu tố không xác định bám dính trên da, đặc biệt là vi khuẩn. Vậy hệ vi sinh vật trên da có đặc điểm gì?

Bạn đang đọc: Hệ vi sinh vật trên da có đặc điểm gì? Cách bảo vệ da an toàn

Thường xuyên tiếp xúc với môi trường xung quanh nơi sống, do đó hệ vi sinh vật trên da phát triển nhanh chóng. Vi khuẩn cư trú và hoạt động trên da bao gồm cả vi khuẩn có hại và vi khuẩn có lợi, điều này cũng tạo nên sự cân bằng cho hệ thống hàng rào sinh học của da. Vậy đặc điểm của hệ vi sinh vật trên da là gì? Cách duy trì và bảo vệ làn da an toàn? Cùng nhau tìm hiểu trong bài viết dưới đây của Kenshin nhé!

Da là nơi cư trú của nhiều loại vi sinh vật

Làn da được coi là một chiếc áo giáp có chức năng duy trì và bảo vệ cơ thể người trước những tác nhân xấu đến từ môi trường sống, đặc biệt là những vi sinh vật, vi khuẩn gây bệnh. Theo các nhà nghiên cứu, cứ một centimet da lại có đến 1 triệu vi khuẩn cư trú. Da chính là môi trường sống của nhiều loài vi khuẩn khác nhau, con số này có thể lên tới 500 loài, bao gồm cả vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại cho cơ thể con người. Tuy nhiên, một yếu tố đặc biệt là 2 loại vi khuẩn này cạnh tranh, kiểm soát lẫn nhau, từ đó hình thành nên sự cân bằng trong vi sinh, hỗ trợ cơ thể chống lại các tác nhân đe dọa từ bên ngoài.

Tùy thuộc vào đặc điểm và điều kiện của mỗi vùng da mà sẽ có những loài vi khuẩn khác nhau cư trú. Thông thường, hệ vi sinh vật trên da sống và sinh trưởng ở chủ yếu trong 3 môi trường:

  • Nơi có da dầu hoặc tiết bã nhờn nhiều: Vùng đầu, thân và cổ.
  • Nơi có vùng da thường xuyên ẩm ướt: Nếp gấp ở khuỷu tay, khuỷu chân, các kẽ ngón tay, ngón chân.
  • Vùng da khô: Cánh tay, đùi, cẳng chân…

Vùng da dầu và ẩm ướt thường có lượng vi khuẩn cư trú nhiều hơn so với vùng da khô. Những yếu tố có khả năng tác động lên da, làm giảm lượng vi khuẩn trên da bao gồm: Acid béo của chất xuất tiết nhầy, độ pH thấp và lysozym.

Trên thực tế, hầu như hệ vi sinh vật trên da đều vô hại, thậm chí một số còn có lợi cho cơ thể. Các vi khuẩn có lợi hoạt động bằng cách tiết ra các chất ngăn chặn sự sinh trưởng và phát triển của vi sinh vật có hại. Một số khác bảo vệ cơ thể bằng cách cảnh báo cho các tế bào miễn dịch của cơ thể và gây ra phản ứng miễn dịch, chống lại tác nhân gây bệnh.

Bên cạnh những vi khuẩn có lợi thì cũng tồn tại không ít những loại vi khuẩn gây hại đến sức khỏe làn da cũng như cơ thể như: Vi khuẩn gây nhiễm trùng (mụn nhọt, viêm mô tế bào, áp xe, viêm màng não, ngộ độc thực phẩm).

Hệ vi sinh vật trên da có đặc điểm gì? Cách bảo vệ da an toàn 1

Hệ vi sinh vật trên da đa dạng bao gồm cả vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại

Hệ vi sinh vật trên da có những gì?

Hệ vi sinh vật trên da tồn tại nhiều loại vi khuẩn, trong đó thường thấy:

Vi khuẩn gây mụn Propionibacterium acnes

Propionibacterium acnes là một loại vi khuẩn kỵ khí, chúng hoạt động và phát triển tốt trong những môi trường có nồng độ oxy thấp hoặc không có oxy. Loại vi khuẩn này làm tăng năng lượng để sinh trưởng và phát triển bằng cách sử dụng các sợi bã nhờn do tuyến bã nhờn trên da và nang tóc sản xuất ra.

Bã nhờn là một dạng lipid, bao gồm cholesterol, chất béo cùng hỗn hợp các lipid khác. Khi ta không vệ sinh sạch sẽ làn da, thì các tuyến bã nhờn sẽ tích tụ ngày càng nhiều dẫn tới việc lỗ chân lông bị tắc nghẽn, điều này cũng tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn Propionibacterium acnes. Khi vi khuẩn Propionibacterium acnes phát triển và sinh sôi đến một mức độ nhất định, chúng sẽ gây ra tình trạng viêm trên da, từ đó hình thành mụn mủ, mụn viêm hay mụn bọc.

Hệ vi sinh vật trên da có đặc điểm gì? Cách bảo vệ da an toàn 2

Vi khuẩn Propionibacterium acnes có thể gây viêm da, mụn mủ…

Vi khuẩn Staphylococcus cholermidis

Là vi khuẩn, tuy nhiên Staphylococcus cholermidis thường không gây hại cho da. Không những vậy, nó còn tạo ra hàng rào sinh học bảo vệ da khỏi những tác nhân có hại từ môi trường như: Hóa chất, khói bụi hoặc các loài vi sinh vật gây hại khác…

Tuy nhiên, nếu sự cân bằng của hệ vi sinh vật trên da bị phá vỡ thì vi khuẩn Staphylococcus cholermidis sẽ xâm nhập vào cơ thể và gây ra tác động không tốt đối với hệ miễn dịch. Đặc biệt, loại vi khuẩn này có thể gây nhiễm trùng đối với những bệnh nhân đang sử dụng thiết bị cấy ghép như chân tay giả, ống thông, van nhân tạo và máy tạo nhịp tim. Ngoài ra, vi khuẩn Staphylococcus cholermidis cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh nhiễm trùng ở bệnh viện và hiện nay, sự đề kháng với kháng sinh của chúng đang ngày càng tăng lên.

Tụ cầu vàng – Staphylococcus aureus

Tụ cầu vàng (hay Staphylococcus aureus) là một loại vi khuẩn khá phổ biến kí sinh trên da, đường hô hấp hoặc khoang mũi. Tỷ lệ gây bệnh của tụ cầu vàng cao và có sức đề kháng với kháng sinh rất mạnh. Đường lây nhiễm của tụ cầu vàng chủ yếu là lây qua đường tiếp xúc, đặc biệt là xâm nhập qua các vết cắt, vết rách trên da rất dễ mắc bệnh. Tụ cầu vàng thường gây ra bệnh nhiễm trùng, một số trường hợp nghiêm trọng có thể làm cho bệnh nhân tử vong.

Tìm hiểu thêm: Bạn biết gì về rủi ro của xét nghiệm di truyền?

Hệ vi sinh vật trên da có đặc điểm gì? Cách bảo vệ da an toàn 3
Tụ cầu vàng xâm nhập qua da gây ra bệnh nhiễm trùng

Liên cầu khuẩn – Streptococcus

Liên cầu khuẩn là một trong số vi khuẩn phổ biến cư trú ở cổ họng và trên da. Ở hầu hết các trường hợp thông thường, chúng sẽ không gây ảnh hưởng gì đến người khỏe mạnh. Tuy nhiên, ở những người có sức đề kháng da yếu hoặc bị rối loạn miễn dịch thì liên cầu khuẩn sẽ thông qua đó để tấn công vào cơ thể và gây ra các bệnh nhiễm trùng từ nhẹ đến nặng hoặc gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Streptococcus gây ra một số bệnh thường gặp như: Chốc lở, ban đỏ, nhiễm trùng máu, viêm họng liên cầu, hội chứng sốc nhiễm độc, sốt thấp khớp cấp tính,…

Cách duy trì cân bằng hệ vi sinh vật trên da

Thói quen sống không lành mạnh (như uống bia rượu, hút thuốc lá, căng thẳng, stress, lo âu…) hay các tác nhân gây hại đến từ môi trường sống (như ô nhiễm, khói bụi, hóa chất…) dễ gây biến động cho hệ vi sinh vật trên da, làm suy yếu khả năng bảo vệ của lớp hàng rào sinh học trên da, khiến da dễ bị tấn công bởi các tác nhân gây hại đó. Ngoài ra, khi sức đề kháng của da bị suy yếu, các vi khuẩn thường trú trên da sẽ tận dụng cơ hội để xâm nhập vào cơ thể, từ đó gây bệnh cho con người: Nhiễm trùng đường tiêu hóa, nhiễm trùng đường hô hấp, cảm cúm, nghiêm trọng nhất là nhiễm trùng máu…

Do đó, để duy trì cân bằng hệ vi sinh vật trên da, xây dựng hàng rào sinh học vững chắc và góp phần giúp da khỏe mạnh hơn bạn cần chú ý chăm sóc da theo chế độ như sau:

  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, hợp lý, bổ sung đầy đủ các chất khoáng, vitamin và dưỡng chất, ăn thực phẩm sạch, các loại rau xanh và trái cây tươi.
  • Duy trì lối sống lành mạnh, tập thể dục mỗi ngày, hạn chế sử dụng đồ uống có cồn như bia rượu, không hút thuốc lá, không làm việc quá sức, tránh mệt mỏi căng thẳng kéo dài.
  • Bổ sung nước đầy đủ, mỗi ngày 2 lít nước.
  • Vệ sinh cơ thể sạch sẽ, đúng cách, sử dụng các sản phẩm chăm sóc da phù hợp với làn da của bạn để hạn chế sự phát triển của các loại vi khuẩn có hại trên da.

Hệ vi sinh vật trên da có đặc điểm gì? Cách bảo vệ da an toàn 4

>>>>>Xem thêm: Sinh thường bao lâu thì ăn được thịt bò? Những lưu ý khi chế biến thịt bò cho mẹ bỉm

Chế độ sống khoa học, tập thể dục là cách bảo vệ làn da khỏe mạnh

Hệ vi sinh vật trên da bao gồm cả vi khuẩn có lợi và có hại. Hai loại vi khuẩn này có tác dụng kiềm chế lẫn nhau tạo lên hàng rào sinh học giúp bảo vệ da, tuy nhiên khi sự cân bằng bị phá vỡ, vi khuẩn thường dễ xâm nhập và gây bệnh cho con người. Do đó, chăm sóc da đúng cách là biện pháp tốt để bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình. Qua bài viết trên hy vọng bạn sẽ có thêm kiến thức về hệ vi sinh vật trên da và cách chăm sóc da sao cho đúng cách. Đừng quên đọc thêm những bài viết khác của Kenshin để bổ sung thêm kiến thức về y tế.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *