Hộp sọ người là phần xương ở đầu giúp bảo vệ não bộ. Não là trung tâm của hệ thần kinh, có chức năng quan trọng trong việc giúp não bộ nhận tín hiệu, âm thanh và phán đoán phương hướng. Nhưng chưa hẳn mọi người đã thật sự biết về cấu trúc hộp sọ người.
Bạn đang đọc: Cấu trúc hộp sọ người và những điều cần biết
Vậy cấu trúc hộp sọ người có cấu tạo ra sao? Chức năng của cấu trúc này là gì? Hãy cùng các chuyên gia tìm hiểu sâu hơn về cấu tạo, chức năng cũng như cách bảo vệ hộp sọ thông qua bài viết dưới đây nhé.
Contents
Cấu trúc hộp sọ người
Cấu trúc hộp sọ người giống như một hộp kín, có 22 xương tất cả, giúp bảo vệ não bộ bên trong và định hình phần đầu. Từ đó, khoảng cách giữa hai mốc mắt được cố định giúp quan sát được vật thể và vị trí của hai tai cũng được định hình giúp não bộ nhận biết được các tín hiệu âm thanh, đưa phán đoán phương hướng chính xác. Phía dưới hộp sọ, hướng về phía trước là các xương mặt có chức năng giúp tạo thành cấu trúc khuôn mặt và toàn bộ vùng hàm, miệng.
Các xương cấu trúc hộp sọ người được liên kết với nhau bằng các khớp bất động, trừ xương hàm được gắn thông qua một khớp động. Xương cấu tạo nên hộp sọ bao gồm 8 chiếc xương sọ và 14 chiếc xương mặt. Trong đó, phần xương của khuôn mặt có nhiều xương với kích thước nhỏ và chi tiết. Điều này giúp tạo hình cho các bộ phận trên khuôn mặt như mắt, mũi và miệng.
Giải phẫu hộp sọ người
Hộp sọ người được cấu thành từ nhiều xương với đặc điểm khác nhau, chúng chức năng chính là nâng đỡ, tạo hình khuôn mặt và bảo vệ bộ não. Cấu trúc hộp sọ người gồm:
Xương sọ
Có 8 xương chính để tạo nên một hộp sọ và chúng được kết nối lại bằng các đường khớp sọ gồm có:
- 1 xương sàng;
- 1 xương trán;
- 1 xương chẩm;
- 2 xương đỉnh;
- 1 xương bướm;
- 2 xương thái dương.
Các xương phụ khác của hộp sọ gồm:
- Xương gò má;
- Xương hàm trên;
- Xương vòm miệng;
- Xương mũi;
- Xương lá mía;
- Xoăn mũi dưới.
Lỗ sinh học và các khoang
Hộp sọ người có các xoang cạnh mũi chứa không khí, chức năng chính của các xoang là làm giảm khối lượng của hộp sọ và hỗ trợ về âm thanh cho giọng nói. Thêm vào đó, khi lượng không khí được đưa vào trong khoang mũi sẽ được làm ấm và ẩm.
Phía bên trong của một hộp sọ, có các khe hở nhỏ được gọi là lỗ sinh học. Lỗ lớn nhất sẽ nằm ở đáy của hộp sọ. Lỗ sinh học có chức năng giúp tủy sống, mạch máu và dây thần kinh có thể đi qua dễ dàng.
Chức năng chính của hộp sọ người
Với nhiệm vụ chính là bảo vệ não bộ và các cơ quan khác có liên quan, hộp sọ được xem là một phần xương quan trọng trong cơ thể người. Cấu trúc của hộp sọ cũng góp phần định hình khuôn mặt ở người. Ngoài ra, hộp sọ tạo khoảng cách giữa hai mốc mắt và hai tai giúp chúng ta có thể nhìn được vật thể, nhận biết được các tín hiệu âm thanh và đưa phán đoán phương hướng chính xác.
Ở hộp sọ của người cũng sẽ có khoang sọ là các khoang không gian, nơi đây chứa các động mạch, dịch não tủy cùng với màng não. Thêm vào đó, hộp sọ cũng là nơi cung cấp những gắn kết với nhiều cơ quan khác ở đầu.
Tìm hiểu thêm: Tiết lộ dấu hiệu khỏi viêm lộ tuyến cổ tử cung
Lưu ý khi bị tác động đến xương hộp sọ
Khi xảy ra những chấn thương ở vùng đầu, điều này có thể tác động ảnh hưởng đến cấu trúc của hộp sọ, cụ thể như:
Gãy xương
Tình trạng xương sọ bị tổn thương như bị nứt sọ, bị vỡ hoặc bị gãy làm ảnh hưởng đến cấu trúc hộp sọ người. Điều này xảy ra khi có một lực tác động mạnh bằng các vật có thể gây chấn thương, ảnh hưởng lên hộp sọ. Điều trị tình trạng này phụ thuộc vào mức độ của các chấn thương và các yếu tố khác như tuổi tác, sức khỏe,…
Khi có sự cố bất ngờ ảnh hưởng đến xương hộp sọ và nghi ngờ gãy xương, bệnh nhân cần được đưa đến bệnh viện gần nhất để được thăm khám bởi các bác sĩ chuyên khoa và xây dựng pháp đồ điều trị phù hợp.
Dính khớp sọ
Dính khớp sọ là tình trạng thường gặp ở trẻ sơ sinh do các khớp sọ đóng sớm và gây ra những tác động không tốt khiến cho cấu trúc hộp sọ người có hình dạng bất thường, đặc biệt hơn có thể làm biến dạng gương mặt của trẻ.
Khi trẻ được vài tháng tuổi, những dấu hiệu nhận biết khi bị dính khớp sọ sẽ rõ ràng. Mức độ nghiêm trọng và loại dị dạng của dính khớp sọ phụ thuộc vào đường khớp sọ nào bị dính và dính vào thời điểm nào trong quá trình phát triển của trẻ, các đường khớp khác có thể cho phép mở rộng bộ não hay không.
>>>>>Xem thêm: Nguyên nhân và cách khắc phục tình rối loạn kinh nguyệt 2 tháng
Nguyên nhân gây ra tình trạng dính khớp sọ này thường khó xác định được. Tuy nhiên, các nghiên cứu cũng chỉ ra tình trạng này có thể liên quan đến yếu tố di truyền trong gia đình.
Dị tật này thường biểu hiện trong giai đoạn bào thai đặc trưng bởi hình dạng đầu bất thường và ở một số bệnh nhân có khuôn mặt bất thường. Trong một số trường hợp, nếu không được điều trị kịp thời thì có thể để lại nhiều hệ lụy khá nguy hiểm:
- Tăng áp lực nội sọ;
- Đầu bị biến dạng vĩnh viễn;
- Vấn đề thị giác như bị mù hoặc suy giảm thị giác;
- Trẻ chậm phát triển;
- Nguy hiểm hơn là tử vong.
Tóm lại, thông qua bài viết này, đã giúp bạn hiểu được cấu trúc hộp sọ người và tầm quan trọng của nó trong việc bảo vệ não bộ. Từ đó, giúp cho bản thân biết được cách chăm sóc và phòng ngừa hạn chế các nguy hiểm xảy ra với hộp sọ một cách phù hợp.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể