Sốt xuất huyết là căn bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Dengue gây ra và có thể gây tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Để phòng chống sốt xuất huyết, các nhà khoa học đã thử nghiệm một giải pháp mới để khống chế sự lây lan của virus thông qua việc sử dụng muỗi biến đổi gen.
Bạn đang đọc: Công nghệ sinh học: Giải pháp mới khống chế sốt xuất huyết
Mới đây, công ty công nghệ sinh học Oxitec của Anh đã giới thiệu một giải pháp mới khống chế sốt xuất huyết bằng cách sử dụng muỗi biến đổi gen để giảm nguy cơ virus lây lan tại Brazil. Theo đó, các nhà khoa học đã thực hiện một phương pháp thử nghiệm đặc biệt là thả một loại muỗi biến đổi gen vào môi trường tự nhiên.
Contents
Sử dụng muỗi biến đổi gen để khống chế dịch sốt xuất huyết
Cụ thể, Công ty công nghệ sinh học Oxitec đến từ Anh đang phát triển một phiên bản biến đổi gen của loài muỗi Aedes aegypti tại thành phố Suzano thuộc bang Sao Paulo của Brazil. Những con muỗi đực sau khi được biến đổi gen để có thể tiêu diệt muỗi cái. Do vậy, chúng có khả năng làm giảm tỷ lệ sinh sản khi được thả vào môi trường tự nhiên. Đồng thời, làm giảm số lượng muỗi cái – được xem là tác nhân chính làm lây lan bệnh sốt xuất huyết.
Natalia Ferreira, Tổng Giám đốc Oxitec tại Brazil, đã chia sẻ: “Muỗi thường sinh trường mạnh nhất vào khoảng tháng 2 đến tháng 3 hàng năm. Với thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều sẽ là điều kiện thuận lợi để những quả trứng ngủ yên từ năm trước nở ra, tạo ra muỗi trưởng thành. Vì vậy, chúng tôi đã sử dụng đặc điểm sinh học của muỗi để tìm ra giải pháp hữu ích”.
Kết quả của phương pháp thử nghiệm này cho thấy, mật độ muỗi ở các khu vực gần công ty Oxitec thấp hơn đến 90% so với các khu vực khác. Điều này cũng đã góp phần giúp số ca bệnh sốt xuất huyết tại địa phương giảm đi đáng kể.
Hiện tại, Brazil đang đối mặt với đợt bùng phát dịch sốt xuất huyết lớn nhất trong năm 2024, với hơn 973.000 ca bệnh được ghi nhận, trong đó có 195 trường hợp tử vong. Giải pháp này được kỳ vọng sẽ giúp đối phó với dịch sốt xuất huyết tại Brazil hiện nay, trong bối cảnh số ca bệnh đang tăng nhanh chóng.
Bệnh sốt xuất huyết nguy hiểm như thế nào?
Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Dengue gây ra, được truyền từ người bệnh sang người khỏe mạnh thông qua muỗi vằn. Bệnh thường xuất hiện quanh năm, nhưng thường gia tăng vào mùa mưa. Bệnh sốt xuất huyết có thể xuất hiện ở cả trẻ em và người lớn. Các triệu chứng điển hình của bệnh thường bao gồm sốt cao, phát ban, đau cơ và khớp, rối loạn đông máu, suy đa tạng,… Virus Dengue được phân thành 4 loại huyết thanh là DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4.
Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng như chảy máu, giảm huyết áp đột ngột (sốc) và thậm chí tử vong. Đặc biệt, bệnh có thể gây đau nhức nặng ở cơ và khớp, gây khó chịu cho người bệnh.
Tìm hiểu thêm: Ăn vỏ lạc có tốt không? Thành phần dinh dưỡng trong vỏ lạc
Bệnh sốt xuất huyết thường lây truyền qua vật chủ trung gian là muỗi vằn. Sau khi bị muỗi vằn đốt, mầm bệnh từ muỗi sẽ được truyền sang máu thông qua nước bọt của chúng. Do vậy, khả năng lây lan bệnh và bùng dịch rất cao.
Ngoài ra, sốt xuất huyết cũng có khả năng được truyền từ mẹ sang con trong trường hợp mẹ mắc bệnh trong thai kỳ hoặc khi chuyển dạ sinh. Tuy nhiên, khả năng này thường xảy ra rất hiếm. Mặc dù hiếm, sốt xuất huyết cũng có thể được truyền qua việc sử dụng máu của người mang mầm bệnh.
Các biện pháp phòng chống sốt xuất huyết tại địa phương
Để chủ động trong việc phòng chống dịch bệnh, không để dịch bùng phát, hạn chế tối đa số ca mắc và tử vong, Bộ Y tế đã đưa ra một loạt các biện pháp như sau:
- Các địa phương được yêu cầu tăng cường công tác vệ sinh môi trường bằng việc thường xuyên làm sạch, rửa sạch và bao phủ kín các vật dụng có thể chứa nước là khu vực ưa thích của muỗi như chum, vại, bể nước, xô, chậu và các dụng cụ nông nghiệp khác.
- Khuyến khích nuôi cá trong các bể nước để diệt lăng quăng, bọ gậy (hình thái của muỗi sau khi trứng nở). Loại bỏ các vật liệu thừa, rác thải, đặc biệt là dọn dẹp các vũng nước, ao hồ để ngăn chặn sự phát triển của muỗi. Đồng thời, hợp tác với các đơn vị y tế để tiến hành phun thuốc khử muỗi định kỳ.
- Ngoài ra, cần phải chủ động bảo vệ bản thân bằng cách sử dụng màn khi đi ngủ, mặc quần áo dài để tránh bị muỗi cắn và sử dụng các loại kem chống muỗi để tránh tiếp xúc với muỗi.
- Khi xuất hiện triệu chứng sốt, cần đến ngay các cơ sở y tế để kiểm tra và chẩn đoán. Không tự ý điều trị tại nhà mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ.
>>>>>Xem thêm: Sự tác động của u xơ tử cung trong quá trình thai nghén
Cần thực hiện xét nghiệm gì khi bị nghi nhiễm sốt xuất huyết?
Khi nghi ngờ mắc sốt xuất huyết, bệnh nhân cần phải thực hiện các xét nghiệm sau:
- Xét nghiệm NS1: Được sử dụng để xác định kháng nguyên của virus, thường được thực hiện trong khoảng từ 1 – 3 ngày sau khi phát hiện bệnh.
- Xét nghiệm kháng thể IgM: Có thể thực hiện từ ngày thứ 6 sau khi bắt đầu có các biểu hiện triệu chứng của bệnh, giúp phát hiện kháng thể chống lại virus trong cơ thể.
- Xét nghiệm kháng thể IgG: Phát hiện kháng thể có trong cơ thể, bảo vệ cơ thể trước virus trong thời gian dài.
Trên đây là những thông tin chia sẻ về công nghệ sinh học, một giải pháp mới khống chế sốt xuất huyết cũng như các phương pháp giúp xác định và chẩn đoán bệnh. Hy vọng sẽ giúp bạn có những thông tin hữu ích và chủ động hơn trong việc phòng ngừa nhé!
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể