Ngộ độc glufosinate gây ra triệu chứng gì? Cách để phòng ngừa

Ngộ độc glufosinate sẽ gây ra nhiều hệ lụy về sức khỏe nếu như bạn không linh hoạt trong việc điều trị. Mặc dù vậy, các triệu chứng khi ngộ độc glufosinate không phải ai cũng nhận biết rõ.

Bạn đang đọc: Ngộ độc glufosinate gây ra triệu chứng gì? Cách để phòng ngừa

Vậy ngộ độc glufosinate sẽ gây ra triệu chứng điển hình gì và cách phòng ngừa ra sao? Theo dõi nội dung bài viết sau để được lý giải cụ thể nhé.

Glufosinate là gì?

Glufosinate hay còn có tên gọi là phosphinothricin. Đây là một loại thuốc diệt cỏ phổ rộng thường được sử dụng trong nông nghiệp và được dùng để bón lót trước khi trồng hoặc trước khi các loại cây mọc lên. Không những vậy, glufosinate cũng có thể được phun khi cây đã trổ.

Không chỉ được dùng trong nông nghiệp, một số sản phẩm có chứa glufosinate còn được dùng để kiểm soát cây trồng mọc theo khuôn dọc theo đường viền của cảnh quan.

Ngộ độc glufosinate gây ra triệu chứng gì? Cách để phòng ngừa1 Glufosinate thường có trong các loại thuốc diệt cỏ

Glufosinate có khả năng kiểm soát những loại cỏ lá rộng hay cỏ dại lâu năm:

  • Phun glufosinate trực tiếp lên cỏ dại, trong đó bao gồm cả các loại cây trồng biến đổi gen.
  • Glufosinate có thể được sử dụng giống như một chất giúp làm khô cây trồng, tạo điều kiện cho việc thu hoạch trở nên nhanh chóng hơn.
  • Glufosinate cũng có khả năng chống lại các bệnh lý về thực vật khác nhau bởi nó có thể tiêu diệt các loại nấm và vi khuẩn.

Cách thức hoạt động của glufosinate

Glufosinate hoạt động bằng cách ức chế enzyme trung tâm của chuyển hóa thực vật. Thực vật sẽ hấp thụ hoạt chất này thông qua lá và những bộ phận có màu xanh của chúng. Glufosinate là loại thuốc diệt cỏ chỉ mang lại hiệu quả khi tiếp xúc với cỏ. Điều này sẽ giúp thuốc kiểm soát được cỏ dại mà không gây ảnh hưởng đến rễ. Trước khi dùng glufosinate để diệt cỏ, bạn cần phải làm đất trước khi phun diệt trừ.

Cách thức hoạt động của glufosinate đó là ức chế enzyme glutamine synthetase. Loại enzyme sẽ xúc tác quá trình tổng hợp glutamine từ amoni và glutamate. Đây chính là chìa khóa để giảm thiểu sự kháng thuốc đối với các hoạt chất diệt cỏ khác.

Ngộ độc glufosinate xảy ra thế nào?

Trong quá trình sử dụng glufosinate, nếu như thiếu các loại trang thiết bị bảo hộ lao động hay dụng cụ để phun xịt không an toàn… thì người tiếp xúc với hóa chất sẽ rất dễ bị phơi nhiễm thông qua đường hô hấp và da. Glufosinate thường xâm nhập vào cơ thể khi bạn hít thở, nuốt hoặc tiếp xúc qua mắt và da. Theo đó, sự tiếp xúc này thường xảy ra trong quá trình phun thuốc, pha thuốc, bình bơm bị rò rỉ hay khi điều chỉnh bình bơm. Các khu vực tiếp xúc thường là cổ tay, bàn tay, lưng, chân và các bộ phận sinh dục. Điều quan trọng là nếu sử dụng glufosinate với mục đích tự tử thì người bệnh sẽ có nguy cơ cao bị tử vong.

Tìm hiểu thêm: Có nên dùng chỉ nha khoa thường xuyên hay không?

Ngộ độc glufosinate gây ra triệu chứng gì? Cách để phòng ngừa2 Phun thuốc không an toàn là một trong các nguyên nhân dẫn đến ngộ độc glufosinate

Triệu chứng khi ngộ độc glufosinate

Khi bị ngộ độc glufosinate, nạn nhân sẽ có hiện tượng bị loét miệng, xương ức bị đau nhức, đau vùng thượng vị do dạ dày bị thương tổn. Tiếp theo, nạn nhân sẽ có hiện tượng bị vàng da, vàng mắt, xét nghiệm thì nhận thấy men gan cao, suy thận. Tình trạng bệnh lý sẽ nặng hơn trong 2 đến 3 tuần đầu tiên.

Ngoài ra, nạn nhân có thể xuất hiện các triệu chứng lâm sàng như:

  • Đau đầu, buồn ngủ, tâm trạng bị kích động.
  • Xuất hiện tình trạng co giật, hôn mê, suy giảm trí nhớ.
  • Đau rát họng, buồn nôn, nôn, đau bụng đi ngoài.
  • Hệ hô hấp: Ngừng thở, giảm oxy hóa máu, suy hô hấp.
  • Nhịp tim nhanh, tụt huyết áp.
  • Gây kích ứng da nhẹ và có thể gây kích ứng mắt với mức độ nghiêm trọng.

Ngộ độc glufosinate gây ra triệu chứng gì? Cách để phòng ngừa3

>>>>>Xem thêm: Toner và lotion là gì? Toner và lotion khác nhau ở đâu?

Đau bụng là một trong số các triệu chứng khi ngộ độc glufosinate

Cách phòng ngừa ngộ độc glufosinate

Để phòng ngừa ngộ độc glufosinate, mỗi người có thể thực hiện các biện pháp đơn giản như:

  • Tránh tiếp xúc với những nơi có sử dụng thuốc diệt cỏ chứa glufosinate.
  • Rửa sạch tất cả thực phẩm tươi sống và nấu chín chúng trước khi sử dụng.
  • Chỉ nên uống đồ uống được đóng gói và nước uống đóng chai khác với khu vực đang sử dụng hoạt chất glufosinate.
  • Nếu như nghi ngờ có loại đồ uống hay thực phẩm nào đó có chứa glufosinate, bạn hãy vứt chúng đi ngay.
  • Nếu công việc có liên quan đến các sản phẩm có chứa glufosinate, bạn nên đọc kỹ các thông tin về các thành phần và tắm rửa ngay sau khi dùng hóa chất.
  • Trong trường hợp nếu đã lỡ tiếp xúc với glufosinate ở dạng lỏng, bạn hãy thay và vứt bỏ bộ quần áo mà mình đang mặc và tránh chạm vào những khu vực quần áo đã bị ô nhiễm.
  • Cần rửa sạch vùng da bị dính hóa chất bằng xà phòng. Nếu như bạn đeo kính áp tròng, bạn hãy tháo chúng ra ngay sau khi đã rửa tay kỹ rồi vứt đi cùng với bộ đồ đã nhiễm hóa chất. Sau đó, bạn hãy dùng nước sát khuẩn tay, dùng nước sạch và xà phòng để tắm rửa toàn bộ cơ thể.

Có thể nói rằng, ngộ độc glufosinate thường khởi phát triệu chứng rất nhanh và có thể khiến cho tính mạng của bạn bị ảnh hưởng. Chính vì vậy, nếu nghi ngờ bản thân bị dính hóa chất, bạn nên đến các cơ sở y tế càng sớm càng tốt nhé.

Lê Hồng

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *