Viêm tai giữa có tự khỏi không?

Bệnh viêm tai giữa có thể phát sinh ở cả trẻ em lẫn người lớn. Hiểu đúng về bệnh lý này có thể giúp mọi người phòng ngừa, phát hiện và điều trị tránh các biến chứng nguy hiểm. Hơn nữa, viêm tai giữa có tự khỏi không cũng là vấn đề được nhiều người vô cùng quan tâm.

Bạn đang đọc: Viêm tai giữa có tự khỏi không?

Viêm tai giữa là tình trạng xuất hiện dịch nhầy ở phần tai giữa do sự tấn công của các loại vi khuẩn khiến tai bị sưng và đau nhức. Ngoài ra, người bệnh còn có các triệu chứng khác như: Suy giảm khả năng nghe, nôn mửa, sốt,…

Nguyên nhân viêm tai giữa

Viêm tai giữa có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh, nhưng chủ yếu bệnh thường gặp ở trẻ em. Các nguyên nhân gây chứng viêm tai giữa gồm:

  • Ở trẻ nhỏ, vòi nhĩ chưa phát triển hoàn thiện cấu trúc, chức năng và hệ miễn dịch còn yếu nên khó chống lại các tác nhân gây bệnh ngoài môi trường.
  • Viêm tai giữa do biến chứng của các bệnh: Viêm xoang, viêm amidan, viêm mũi họng, viêm VA.
  • Các chấn thương bên ngoài tạo áp lực làm thủng màng nhĩ.
  • Vòi nhĩ bị tắc do thoái hóa đuôi cuốn mũi hoặc xì mũi không đúng cách.

Viêm tai giữa có tự khỏi không?

Viêm tai giữa có thể gây ra nhiều biến chứng

Đối tượng dễ bị viêm tai giữa

Ngoài trẻ từ 6 – 36 tháng tuổi, viêm tai giữa còn thường gặp phổ biến ở các nhóm đối tượng sau:

  • Hệ thống miễn dịch kém.
  • Tiền sử gia đình có người mắc viêm tai giữa.
  • Trẻ sử dụng núm vú giả.
  • Trẻ đi nhà trẻ.
  • Trẻ bú bình trong khi nằm ngửa.
  • Trẻ ít được quan tâm chăm sóc.
  • Dị tật bẩm sinh vùng mũi họng.
  • Người thường tiếp xúc với không khí có mức độ ô nhiễm cao.
  • Sau khi trải qua những thay đổi về độ cao.
  • Thay đổi khí hậu, nhất là vùng khí hậu lạnh.
  • Gần đây bị nhiễm trùng tai giữa, cảm lạnh, cúm hay viêm xoang.
  • Môi trường sống nhiều khói thuốc lá độc hại.

Viêm tai giữa có tự khỏi không?

Nhóm đối tượng dễ bị bệnh viêm tai giữa

Chứng bệnh viêm tai giữa có tự khỏi không?

Viêm tai giữa còn có tên gọi khác là nhiễm trùng tai giữa với các triệu chứng thường bùng phát rất nhanh. Chúng có thể bao gồm: Đau tai, sưng tấy, chảy dịch tai, nghe kém…

Bệnh lý viêm tai giữa rất dễ khởi phát sau khi bạn gặp các vấn đề sức khỏe như cảm cúm, dị ứng. Nguyên nhân do lúc này các loại vi khuẩn, virus xuất hiện sẽ gây tắc nghẽn hay sưng viêm ống nối cổ họng và tai giữa. Khi đó, vi khuẩn có thể di chuyển, lây lan từ cổ họng vào tai giữa và làm phát sinh hiện tượng viêm nhiễm.

Viêm tai giữa chỉ có thể khỏi dứt điểm nếu tình trạng viêm nhiễm hoàn toàn được khắc phục. Khi bị các phản ứng viêm tấn công, thông thường hệ miễn dịch sẽ có cơ chế tự đáp ứng để chống lại chúng. Một số trường hợp bệnh nhân viêm tai giữa có hệ miễn dịch tốt, dù không điều trị các triệu chứng của bệnh có thể cải thiện dần sau 3 – 5 ngày. Tuy nhiên, phần lớn các trường hợp mắc viêm tai giữa sẽ rất khó khắc phục khi chưa nhận được sự can thiệp đúng hướng.

Thể trạng sức khỏe người bệnh cũng diễn tiến của triệu chứng ảnh hưởng lớn đến thời gian điều trị bệnh lý viêm tai giữa. Với các ca bệnh nhẹ, bác sĩ sẽ tiến hành hút mủ để làm sạch trong hòm nhĩ, ống tai. Bên cạnh đó, có thể được chỉ định kết hợp dùng một số loại kháng sinh đường uống hay nhỏ tại chỗ.

Nếu bệnh ở mức độ nặng, chảy nhiều dịch mủ ra ngoài, tai bị đau nhức nặng thì cần điều chỉnh cách điều trị. Lúc này, bác sĩ sẽ tiến hành tiêm kháng sinh ngay nhằm mục đích dẫn lưu mủ. Nặng hơn nữa khi các biện pháp trên không hữu hiệu, người bệnh có thể sẽ phải phẫu thuật để loại bỏ phần xương viêm nhiễm.

Tìm hiểu thêm: Nhảy dây có cao không? Bật mí 5 yếu tố quan trọng hỗ trợ việc nhảy dây để cao hơn

Viêm tai giữa có tự khỏi không?

Viêm tai giữa thường không thể tự khỏi

Hướng điều trị viêm tai giữa

Sử dụng thuốc

Ban đầu, những triệu chứng của bệnh viêm tai giữa có thể biểu hiện không rõ ràng. Tuy nhiên, khi cơ thể xuất hiện các dấu hiệu đầu tiên, người bệnh cần tới thăm khám tại các cơ sở y tế kịp thời. Các bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán, tư vấn và kê đơn thuốc kháng sinh. Đồng thời khuyến nghị các biện pháp tự chăm sóc tại nhà giúp làm dịu cơn đau, hỗ trợ điều trị viêm tai giữa.

Khác với việc tự ý điều trị, dùng thuốc theo chỉ định tư vấn của bác sĩ sẽ hạn chế tác dụng phụ cho người sử dụng. Do đó, người bệnh có thể duy trì điều trị bằng thuốc từ 2 – 3 ngày để thấy sự cải thiện. Nếu bệnh vẫn không chuyển biến tích cực lại xuất hiện chảy mủ, cần tái khám để bác sĩ tư vấn phương pháp điều trị tiếp theo.

Đặt ống tai điều trị viêm tai giữa

Bệnh nhân viêm tai giữa có mủ, đặc biệt là trẻ em thường được đề xuất đặt ống tai để chữa trị bệnh. Các bác sĩ sẽ tiến hành tiểu phẫu để đặt một ống nhỏ hỗ trợ hút chất lỏng, dịch nhầy ra khỏi phần tai giữa. Đồng thời, đặt thêm một ống nhỏ khác ở phần lỗ mở của tai để ngăn ngừa tích tụ chất lỏng bên trong tai và đảm bảo thông khí.

Phương pháp điều trị này cũng được khuyến nghị áp dụng với các bệnh nhân viêm tai giữa mãn tính.

Biện pháp chăm sóc tại nhà cho bệnh nhân viêm tai giữa

Các biện pháp đơn giản tại nhà sau đây có thể giúp bệnh nhân viêm tai giữa giảm đau và hỗ trợ các phương pháp điều trị đã được bác sĩ chỉ định.

  • Chườm ấm giúp giảm đau hiệu quả cho người bị viêm tai giữa.
  • Lúc đứng hay ngồi, nên giữ thẳng đầu để đảm bảo đủ độ thoáng cho không gian bên trong tai.
  • Súc miệng với nước muối nhằm giảm triệu chứng đau họng.
  • Không dùng các chất kích thích (rượu, bia, cà phê…), đặc biệt không hút thuốc lá.
  • Để giúp các triệu chứng viêm tai giữa được thuyên giảm, người bệnh nên giữ tinh thần thoải mái, áp dụng các biện pháp giải tỏa lo lắng, căng thẳng.

Viêm tai giữa có tự khỏi không?

>>>>>Xem thêm: Hội chứng poland là gì? Triệu chứng và cách điều trị

Cần chú ý phòng ngừa viên tai giữa cho cả trẻ ẻm và người lớn

Phòng viêm tai giữa hiệu quả

Mỗi nhóm độ tuổi lại có những lưu ý khác nhau để phòng bệnh viêm tai giữa hiệu quả. Cụ thể:

Đối với người lớn

  • Vệ sinh tai thường xuyên để giúp tai luôn sạch sẽ. Lưu ý các bước thực hiện cần nhẹ nhàng, tránh thao tác mạnh có thể gây tổn thương niêm mạc tai. Nếu không vi khuẩn dễ xâm nhập gây viêm – nhiễm trùng tai.
  • Tránh để nước vào tai trong lúc tắm, gội hoặc bơi lội.
  • Cần điều trị sớm nếu có bệnh lý về tai – mũi – họng.

Đối với trẻ nhỏ

  • Vệ sinh tay sạch sẽ.
  • Tiêm phòng cho trẻ đủ mũi và đúng lịch.
  • Sữa mẹ hỗ trợ tăng sức đề kháng nên cho trẻ bú mẹ đến khi bé đủ 2 tuổi.
  • Không trẻ tiếp xúc với môi trường ô nhiễm khói bụi, thuốc lá.

Viêm tai giữa có thể gặp ở mọi đối tượng, nhưng trẻ em thường chịu ảnh hưởng bởi bệnh lý này nhiều hơn. Bệnh khó có thể tự khỏi nếu không can thiệp điều trị, nên các bậc phụ huynh cần lưu ý đến các bé. Khi thấy có dấu hiệu cần đi khám ngay để sớm điều trị, phòng ngừa các biến chứng: Nhiễm trùng lan các bộ phận khác của đầu, mất thính lực, ảnh hưởng đến lời nói, vấn đề ngôn ngữ sau này của trẻ.

Minh QA

Nguồn: Tổng hợp

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *