Giải phẫu mũi và các bệnh về mũi thường gặp

Không chỉ chứa các thụ thể về khứu giác giúp ngửi mùi, mũi còn có chức năng làm ẩm, làm ấm, lọc không khí và bảo vệ hệ hô hấp. Khi bất kỳ chức năng nào kể trên bị tổn hại, kết quả có thể biểu hiện bằng những triệu chứng có ý nghĩa lâm sàng. Hiểu về giải phẫu mũi là điều cần thiết giúp ích cho việc chẩn đoán và điều trị các bệnh lý cơ bản ở mũi.

Bạn đang đọc: Giải phẫu mũi và các bệnh về mũi thường gặp

Giải phẫu mũi cho thấy đây là cơ quan có cấu trúc phức tạp về mặt giải phẫu với nhiều biến thể. Nó đóng một vai trò quan trọng trong định hình diện mạo và chức năng của khuôn mặt mỗi người. Mũi cũng là phần đầu của hệ hô hấp, giữ nhiệm vụ sưởi ấm và làm sạch không khí trước khi dẫn vào phổi, đồng thời là cơ quan khứu giác.

Giải phẫu mũi

Là cơ quan khứu giác nên mũi có thể cảm nhận được các mùi khác nhau. Dưới đây là giải phẫu mũi với các bộ phận chính gồm:

Mũi ngoài

Mũi ngoài là phần lồi lên ở giữa khuôn mặt mỗi người mang hình dạng tháp 3 mặt. Trong đó, mặt nhỏ nhất là 2 lỗ mũi trước, còn 2 mặt tháp kia chính là 2 bên mũi.

Giải phẫu mũi và các bệnh về mũi thường gặp

Mũi ngoài là phần lồi lên ở giữa khuôn mặt của mỗi người

Phía bên trên là gốc mũi, ở giữa 2 mắt và sống mũi (là một gờ dọc tiếp tục từ gốc mũi xuống dưới), tận cùng là đỉnh mũi. Vách mũi ở sau sống mũi, tương ứng 2 bên là 2 cánh mũi. Vùng giữa cánh mũi và vách mũi là 2 lỗ mũi trước, còn rãnh mũi má là ở giữa má và cánh mũi.

Mũi trong (ổ mũi)

Mũi trong gồm có 2 ổ mũi ngăn cách bởi vách mũi, nằm trên khẩu cái cứng và ngay dưới nền sọ. Ổ mũi thông với bên ngoài bằng lỗ mũi trước và thông với hầu qua lỗ mũi sau.

Mỗi ổ mũi gồm có 4 thành: Thành trên, thành dưới, hành ngoài và thành trong. Có rất nhiều xoang nằm trong các xương xung quanh đổ vào mũi. Giải phẫu mũi trong bao gồm các thành phần chính sau:

  • Tiền đình mũi: Là phần đầu tiên của ổ mũi có sụn bao bọc, hơi phình ra và tương ứng với phần sụn cánh mũi lớn. Phần lớn cấu trúc này được lót một lớp da với các nang lông và tuyến nhầy giúp ngăn chặn dị vật cũng như bụi xâm nhập vào đường hô hấp.
  • Lỗ mũi sau: Gồm 2 lỗ, cách nhau bởi vách mũi và là nơi thông nhau giữa ổ mũi với tỵ hầu.
  • Thành mũi trong: Có hai phần là: Phần sụn ở trước (gồm trụ trong sụn cánh mũi lớn, sụn vách mũi và sụn lá mía mũi) và phần xương ở sau (do xương lá mía và mảnh thẳng đứng của xương sàng tạo nên).
  • Trần ổ mũi: Được tạo nên bởi một phần của các xương: Mũi, trán, sàng và thân xương bướm.
  • Nền ổ mũi: Là khẩu cái cứng ngăn cách giữa ổ miệng và ổ mũi.
  • Thành mũi ngoài: Do xương hàm trên, xương lệ, xương mũi, mảnh thẳng xương khẩu cái, mê đạo sàng và mỏm chân bướm tạo nên. Có 3-4 mảnh xương cuốn cong, nhô về phía các ổ mũi gọi là xoăn mũi, chúng tạo với thành ngoài ổ mũi các ngách mũi tương ứng.
  • Niêm mạc mũi: Lót mặt trong ổ mũi, liên tục với niêm mạc hầu và niêm mạc các xoang. Niêm mạc có chứa tuyến niêm mạc, nhiều mạch máu và tổ chức bạch huyết có chức năng làm ẩm, sưởi ấm , lọc bớt bụi và sát trùng không khí trước khi dẫn vào phổi.

Giải phẫu mũi và các bệnh về mũi thường gặp 1

Mũi trong hay còn gọi là ổ mũi gồm có 4 thành phần

Các xoang cạnh mũi

Trong giải phẫu mũi không thể bỏ qua các xoang cạnh mũi. Bình thường đây đều là các xoang thoáng, rỗng và khô ráo chứa không khí. Chúng có nhiệm vụ cộng hưởng âm thanh cùng khả năng sưởi ấm không khí, làm ẩm niêm mạc mũi và làm nhẹ khối xương đầu mặt. Có 4 đôi xoang gồm:

  • Xoang hàm trên: Là xoang cạnh mũi lớn nhất, nằm trong xương hàm trên và hai bên ổ mũi. Đôi xoang này đổ vào mũi tại ngách mũi giữa.
  • Xoang trán: Gồm 2 xoang trái – phải thường không cân xứng và ngăn cách nhau bởi vách xương trán. Xoang trán đổ vào ngách mũi giữa qua ống mũi trán.
  • Xoang sàng: Nằm trong mê đạo sàng và có 3-18 xoang nhỏ được chia thành 3 nhóm. Nhóm trước và giữa đổ vào ngách mũi giữa và được gọi chung là xoang sàng trước. Nhóm sau đổ vào ngách mũi trên và được gọi là xoang sàng sau.
  • Xoang bướm: Nằm ở trong thân xương bướm và đổ vào ngách mũi trên hay ngách mũi trên cùng.

Giải phẫu và chức năng các sụn mũi

Các sụn mũi đóng vai trò cung cấp cấu trúc và hỗ trợ cho mũi đây cũng là phần quan trọng trong giải phẫu cấu tạo mũi. Chúng chủ yếu được tạo thành từ sụn hyalin, một loại sụn đặc biệt chứa nhiều collagen, một loại protein cấu trúc, cùng với các thành phần khác. Có một số loại sụn mũi, bao gồm:

  • Sụn mũi nhỏ: Chúng là các đệm mũi nhỏ nằm giữa các xương mũi lớn và các sụn mũi hai bên.
  • Sụn Alar: Đây là loại sụn mềm dẻo, linh hoạt, cấu thành một phần của cấu trúc lỗ mũi.
  • Sụn cánh mũi (hay sụn mũi bên): Cấu trúc hình tam giác, nằm dưới xương mũi.
  • Sụn vách ngăn: Hay còn gọi là sụn tứ giác do phần này có hình dáng giống tứ giác, ngăn cách các lỗ mũi và kết nối xương mũi cùng với các sụn bên.
  • Sụn cánh mũi Jacobson (hoặc sụn Vomeronasal): Kết nối vách ngăn mũi và xương lá mía, có vai trò trong việc phát hiện pheromone, các hợp chất có thể ảnh hưởng đến hành vi của người khác khi chẳng may ngửi phải.

Tìm hiểu thêm: Những cách chữa thủy đậu dân gian an toàn, hiệu quả

Giải phẫu mũi và các bệnh về mũi thường gặp 2
Sụn cánh mũi có hình tam giác và nằm dưới xương mũi

Mũi là cơ quan có trách nhiệm chính trong quá trình hô hấp, khứu giác và phát âm. Khi mũi bị viêm hoặc nghẹt, các chức năng này có thể bị ảnh hưởng. Các sụn mũi đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra cấu trúc và hỗ trợ cho mũi, đồng thời tạo ra mối liên kết giữa các phần của mũi để tạo thành một thể thống nhất.

Các bệnh về mũi thường gặp

Các bệnh về mũi phổ biến nhất hiện nay có thể kể đến như:

Viêm mũi cấp tính

Viêm mũi cấp tính thường do thay đổi thời tiết, một số bệnh lý (như: Cảm cúm, viêm họng, amidan) hoặc virus gây ra với triệu chứng đặc trưng là tắc mũi và chảy mũi. Dịch mũi có màu vàng hoặc xanh là dấu hiệu cho thấy mũi bị nhiễm khuẩn. Biểu hiện viêm mũi cấp tính thường sẽ hết sau vài ngày, điều trị bằng thuốc giúp giảm tiết dịch mũi và cải thiện hơi thở qua mũi.

Viêm mũi dị ứng

Viêm mũi dị ứng cũng là một bệnh về mũi phổ biến hiện nay. Khi cơ thể phản ứng thái quá với một số chất gây kích ứng trong không khí như: Bụi bẩn, nấm mốc và phấn hoa sẽ dẫn đến viêm mũi dị ứng. Triệu chứng đặc trưng của bệnh là sổ mũi, chảy nước mũi, ngứa ngáy trong niêm mạc mũi, hắt hơi… hoặc có thể kèm theo triệu chứng ngứa cổ, ho, ngứa mặt, chảy nước mắt, cơ thể mệt mỏi…

Polyp mũi xoang

Polyp mũi xoang cũng nằm trong nhóm bệnh về mũi thường gặp gây ảnh hưởng tới cuộc sống của nhiều người. Đây là một dạng u lành xuất hiện trong các xoang hoặc ở hốc mũi, chúng có cấu trúc mềm và lỏng lẻo bởi phần ngoài là lớp biểu mô còn bên trong là tổ chức liên kết với các tế bào xơ.

Polyp có kích thước nhỏ thường ít gây ra triệu chứng nhưng polyp có kích thước lớn lại làm cản trở đường hô hấp, gây khó thở, giảm khứu giác dẫn đến những cơn nhức đầu âm ỉ, thay đổi hình dạng khuôn mặt.

Viêm xoang

Nguyên nhân gây viêm xoang là do viêm mũi dị ứng mạn tính không được điều trị dứt điểm hoặc virus, vi khuẩn tấn công làm tổn thương niêm mạc, gây viêm nhiễm các hốc xoang. Khi mới mắc bệnh, triệu chứng ban đầu chỉ là những cơn hắt hơi, sổ mũi hoặc chảy nước mũi. Nhưng nếu để bệnh trở nặng, bạn sẽ phải đối mặt thường xuyên với những cơn đau nhức vùng xoang, lan sang má, trán, đau đầu, sốt, nặng mặt, thậm chí mất khả năng khứu giác.

Giải phẫu mũi và các bệnh về mũi thường gặp 3

Viêm xoang là một trong những bệnh về mũi phổ biến

Nên làm gì khi mắc các bệnh về mũi?

Các triệu chứng của những bệnh về mũi thường ảnh hưởng trực tiếp đến đường thở kéo theo một số biến chứng nghiêm trọng nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Khi không may gặp phải tình trạng này, người bệnh cần lưu ý áp dụng một số biện pháp sau:

Thăm khám sớm

Để nâng cao hiệu quả điều trị, việc phát hiện sớm bệnh về mũi rất quan trọng bởi khi triệu chứng còn ở mức độ nhẹ sẽ dễ dàng khắc phục hơn. Bên cạnh đó, dấu hiệu bệnh về mũi rất dễ bị nhầm lẫn với bệnh cảm cúm thông thường nên cần thăm khám sớm để chẩn đoán chính xác và có hướng điều trị phù hợp.

Điều trị y tế kịp thời

Tùy từng bệnh lý người bệnh gặp phải, bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị thích hợp. Đa phần bệnh nhân sẽ được chỉ định sử dụng thuốc khi mắc các bệnh về mũi thông thường. Riêng với một số bệnh nhất định như: Viêm xoang mũi, polyp mũi quá phát… bác sĩ có thể cân nhắc tiến hành phẫu thuật.

Chăm sóc tại nhà

Bên cạnh việc điều trị y tế bệnh về mũi, người bệnh cũng cần áp dụng các biện pháp chăm sóc tại nhà như:

  • Làm sạch mũi thường xuyên bằng dung dịch nước muối loãng.
  • Nếu không gian sống quá khô hanh hãy sử dụng máy phun sương tạo ẩm để hạn chế tình trạng khô rát và kích ứng mũi xoang.
  • Hạn chế tiếp xúc với những người mắc các bệnh như: Cảm lạnh hay nhiễm trùng đường hô hấp.
  • Chú ý bảo vệ mũi họng, đeo khẩu trang cẩn thận khi ra ngoài, nhất là khi thời tiết chuyển lạnh hay giao mùa.
  • Nâng cao đầu khi ngủ để dịch trong xoang mũi dễ dàng thoát ra hơn, giảm tắc nghẽn.
  • Không nên hút thuốc lá.
  • Tránh xa nơi đông người, ô nhiễm, có nhiều khói bụi.
  • Tránh tiếp xúc với vật nuôi có lông nếu bạn là người bị kích ứng bởi lông thú.
  • Vệ sinh không gian sống, làm việc sạch sẽ mỗi ngày để ngăn chặn sự tồn tại của bụi hay nấm mốc.

Giải phẫu mũi và các bệnh về mũi thường gặp 4

>>>>>Xem thêm: Keto có được ăn khoai lang không? Cách chế biến thế nào?

Chú ý vệ sinh mũi đúng cách mỗi ngày để bảo vệ mũi

Trên đây là những thông tin về giải phẫu mũi và các bệnh thường gặp ở cơ quan này. Mũi là bộ phận cửa ngõ của hệ hô hấp, tiếp xúc trực tiếp với môi trường bên ngoài. Do đó, để tránh phát sinh các vấn đề nghiêm trọng, cần lưu ý điều trị sớm các bệnh về mũi ngay khi nhận thấy sự khởi phát triệu chứng đầu tiên. Đồng thời tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ kết hợp chăm sóc tốt tại nhà.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *