Ngộ độc hữu cơ là gì? Đây là căn bệnh gây hại rất lớn đối với sự phát triển của lúa. Nếu không có hướng khắc phục kịp thời thì sẽ làm lụi toàn bộ phần diện tích lúa bị bệnh.
Bạn đang đọc: Giải đáp thắc mắc: Ngộ độc hữu cơ là gì?
Do đó, việc tìm hiểu những đặc điểm liên quan đến tình trạng ngộ độc hữu cơ sẽ giúp chúng ta có được hướng phòng ngừa và khắc phục phù hợp.
Contents
Ngộ độc hữu cơ là gì?
Ngộ độc hữu cơ là hiện tượng các loại axit hữu cơ vốn được hình thành trong quá trình phân hủy chất hữu cơ trong đất gây hại cho lúa.
Ngộ độc hữu cơ là gì?
Ngộ độc hữu cơ thường xảy ra nhiều ở trên đất canh tác, đất phèn khi rơm rạ nhiều và không có đủ thời gian để phân hủy. Tình trạng ngộ độc hữu cơ thường xuất hiện cùng lúc với ngộ độc phèn và làm tăng nguy cơ ngộ độc cho lúa, đặc biệt là khi lúa nhỏ mới được 7 – 30 ngày sau sạ.
Nguyên nhân dẫn đến ngộ độc hữu cơ ở lúa
Nguyên nhân chính gây ngộ độc hữu cơ ở lúa là do đất bị thiếu oxy. Tình trạng này sẽ gây ra sự yếm khí ức chế đối với hệ hô hấp ở lúa.
Bên cạnh đó, nông dân liên tục canh tác ở trên một thửa ruộng, phần rơm rạ của vụ trước sẽ bị chôn vùi ở trong đất và phân hủy trong điều kiện yếm khí và tiết ra các loại chất độc gây hại đối với lúa ở vụ sau (những chất độc hữu cơ đó là khí metan, phenolic, hidro sunfua, các loại axit hữu cơ).
Ngộ độc hữu cơ cũng thường xảy ra khi cây được bón nhiều loại phân hữu cơ chưa hoai mục, đất không được phơi ải, đất có thành phần cơ giới nặng, đất còn lẫn rơm rạ, đất thường xuyên bị ngập nước.
Dấu hiệu ngộ độc hữu cơ ở lúa
Những triệu chứng của ngộ độc hữu cơ xảy ra ở lúa đó là:
- Khi bệnh vừa mới phát sinh, lá của lúa bị biến thành màu vàng đỏ, lá khô từ chóp lan xuống phần dưới, lá thường có khuynh hướng dựng đứng.
- Nếu bệnh ở mức độ nặng thì phần lá ở phía trên bị vàng đỏ tới ⅓ lá. Cây lúa sẽ đẻ nhánh ít, ngừng tăng trưởng, rễ bị thối đen và có mùi tanh hôi, rễ mới không phát sinh.
- Mặc dù có bón phân đầy đủ thì lúa vẫn không xanh. Nếu như không có biện pháp khắc phục, lúa sẽ bị lụi dần và chết.
- Ngộ độc hữu cơ thường xảy ra từ 15 đến 30 ngày sau khi sạ cấy.
Tìm hiểu thêm: Cách chữa viêm tai giữa bằng lông nhím hiệu quả tại nhà
Lá lúa có màu vàng đỏ là một trong những dấu hiệu ngộ độc hữu cơ ở lúaNhững hệ lụy do ngộ độc hữu cơ gây ra
Tình trạng ngộ độc hữu cơ khi xảy ra sẽ gây tác động đối với hệ rễ lúa và khiến cho lúa kém phát triển. Khi ấy, khả năng hút nước và hấp thụ chất dinh dưỡng của lúa sẽ bị suy giảm dần. Nếu không được khắc phục, rễ lúa có thể bị chết.
Một khi hệ rễ bị giảm và đánh mất khả năng hoạt động thì sự hấp thụ dinh dưỡng từ đất sẽ trở nên kém dần và khiến cho bộ phận ở phía trên bị ảnh hưởng. Dấu hiệu dễ nhận thấy nhất đó là cây thấp, sức đẻ nhánh kém, toàn thân có màu vàng nâu. Điều này khiến cho số lượng bông ở trên đơn vị diện tích, số lượng hạt ở bông bị giảm và năng suất thấp.
Ở các trường hợp bị ngộ độc hữu cơ với mức độ nặng, cây lúa có thể bị chết. Tình trạng này thường xảy ra tại những vùng sản xuất lúa vụ hè thu, thu đông ở trên vùng đất phèn mặn, đất phèn.
Biện pháp phòng ngừa ngộ độc hữu cơ
Để phòng ngừa tình trạng ngộ độc hữu cơ, người làm nông có thể thực hiện các biện pháp phòng ngừa như sau:
- Sau khi thu hoạch vụ xuân, người nông dân cần phải tiến hành những biện pháp phòng chống ngộ độc hữu cơ như tiến hành lồng ngập, chủ động tưới tiêu nước, rải vôi, khử độ chua cho đất, đồng thời cần loại bỏ các loại cỏ có hại cho lúa như cỏ mần trầu…
- Đối với những ruộng cao, cần khắc phục tình trạng ngộ độc hữu cơ bằng cách đánh rãnh và rút nước càng nhanh càng tốt. Việc rút nước có tác dụng giúp cho đất được khô ráo, loại bỏ chất độc và khiến cho chất độc được bay hơi.
- Tiếp theo, cần tiến hành việc bón vôi với lượng khuyến cáo là từ 60 – 70kg/ 1000m2 và bón lân gấp đôi so với bình thường.
- Đối với ruộng bị ngộ độc hữu cơ, bà con nông dân cần phải dừng ngay việc bón phân NPK hoặc phân đạm. Bà con nên đưa nước vào trong ruộng với mực nước từ 5 đến 7cm kết hợp với việc sục bùn, làm cỏ. Sau 5 đến 7 tiếng tháo nước thì bạn để khô trong 2 đến 3 ngày rồi đưa nước trở lại để rửa bớt độc tố do quá trình phân hủy rơm rạ tạo ra.
- Chống stress cho lúa bằng cách sử dụng hormone hóa giải độc tố.
- Sử dụng các chất giúp lúa được hồi phục chức năng, tăng cường khả năng hấp thụ dinh dưỡng.
- Bón phân đầy đủ, bón thúc sớm để lúa được phục hồi và phát triển nhanh chóng, tăng sức đề kháng, đồng thời cần phun thuốc diệt cỏ như thuốc diệt cỏ paraquat cho lúa.
>>>>>Xem thêm: Triệu chứng mà biến thể Covid-19 Omicron gây nên
Nên thường xuyên bón đạm cho lúa thường xuyênNhư vậy, bài viết trên đã giúp bạn lý giải vấn đề ngộ độc hữu cơ là gì và cách để khắc phục tình trạng này ở lúa. Với những nguồn kiến thức quan trọng này, hy vọng sẽ giúp cho việc chăm sóc lúa trở nên tốt hơn.
Lê Hồng
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể