Vaccine Astrazeneca là một trong những vaccine phòng bệnh Covid-19 thông dụng nhất hiện nay. Tương tự bất kỳ loại thuốc nào khác, việc sử dụng sản phẩm này có thể dẫn đến một số tác dụng phụ. Việc nắm rõ được các lưu ý khi tiêm vaccine Astrazeneca sẽ giúp bạn có sự chủ động, sớm phát hiện các dấu hiệu bất thường để có hướng xử lý kịp thời.
Bạn đang đọc: Lưu ý khi tiêm vaccine Astrazeneca bạn cần biết
Vaccine phòng COVID-19 của Astrazeneca giúp hệ miễn dịch của người được tiêm chủng có khả năng phát hiện và tiêu diệt virus SARS-CoV-2 khi chúng xâm nhập vào cơ thể, từ đó phát triển khả năng phòng bệnh. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn tiêm chủng chúng ta cần tuân thủ quy trình và các lưu ý khi tiêm Vaccine Astrazeneca.
Contents
Vaccine Astrazeneca là gì?
Trước khi tìm hiểu về các lưu ý khi tiêm vaccine Astrazeneca, bạn cần nắm một số thông tin về loại vaccine này. Vaccine Astrazeneca là vaccine phòng SARS-CoV-2 được đồng phát triển và sản xuất bởi hãng dược nổi tiếng Astrazeneca và Đại học Oxford. Trong đó, Astrazeneca là công ty dược phẩm sinh học toàn cầu có trụ sở tại Vương quốc Anh chuyên phát minh, phát triển các loại thuốc đặc trị tim mạch, ung thư, thận và chuyển hóa, hô hấp và miễn dịch. Đến nay, Astrazeneca đã hoạt động tại hơn 100 quốc gia trên thế giới.
Vaccine Astrazeneca phòng COVID-19 được sản xuất từ một loại virus khác thuộc họ adenovirus đã được biến đổi có chứa gen nhằm tạo ra protein gai cho virus SARS-CoV-2. Đây là một loại protein nằm trên bề mặt của virus rất cần thiết để giúp chúng có thể xâm nhập vào các tế bào trong cơ thể.
Vắc xin phòng COVID-19 Astrazeneca có dạng dung dịch, đóng 10 liều một lọ, thời hạn sử dụng 6 tháng kể từ ngày sản xuất và phải được sử dụng trong vòng 6 giờ kể từ khi được mở lọ. Dựa trên các kết quả thử nghiệm lâm sàng, vaccine Astrazeneca có hiệu lực bảo vệ lên tới 89% trước Covid-19 sau khi chúng ta hoàn thành mũi thứ tiêm 2 ít nhất 14 ngày.
Vaccine Astrazeneca sản sinh miễn dịch theo cơ chế nào?
Vaccine Astrazeneca sử dụng vector là virus adeno – loại virus cúm gây bệnh ở tinh tinh đã suy yếu. Chúng mang vật chất di truyền là protein gai bề mặt của virus gây bệnh COVID-19 có tên gọi là S. Protein hoặc Spike. Đây chính là thành phần giúp cho virus SARS-CoV-2 mở đường xâm nhập cơ thể con người và cũng chính là mục tiêu tấn công của hệ miễn dịch khi virus SARS-CoV-2 xuất hiện trong cơ thể.
Sau khi được đưa vào cơ thể, vaccine sẽ mang mã di truyền của virus SARS-CoV-2 quy định protein S cho tế bào. Sau đó, cơ thể bắt đầu hình thành cơ chế tự tạo ra protein S. Hệ miễn dịch của chúng ta sẽ nhận diện loại protein này là kẻ xâm nhập và kích hoạt phản ứng miễn dịch. Cơ thể cũng bắt đầu tạo ra kháng thể và tế bào miễn dịch, gọi là tế bào T có khả năng nhắm mục tiêu và tiêu diệt những tế bào mang protein S. Lúc này để nâng cao khả năng chống lại những yếu tố xâm nhập gây hại này các tế bào miễn dịch có thể sẽ được sản xuất nhiều hơn.
Không những vậy, hệ thống miễn dịch của cơ thể sau đó còn tạo ra các tế bào trí nhớ có thể nhận diện ra virus SARS-CoV-2 trong tương lai, bằng cách phát hiện protein S trên bề mặt của virus. Khi đó, các tế bào miễn dịch sẽ sản xuất tế bào T và tạo ra kháng thể rất nhanh để ngăn chặn virus SARS-CoV-2 lây lan và hạn chế tác hại do bệnh COVID-19 gây ra.
Trường hợp chỉ định, chống chỉ định tiêm vaccine Astrazeneca
Trường hợp được chỉ định tiêm
Người từ đủ 18 tuổi trở lên, đảm bảo đủ điều kiện sức khỏe thì có thể tham gia tiêm phòng vaccine Astrazeneca.
Các đối tượng cần thận trọng khi tiêm vaccine ngừa Covid-19 Astrazeneca
- Người mắc bệnh mạn tính, bệnh nền.
- Nữ giới mang thai từ 13 tuần trở lên.
- Người mất năng lực hành vi và tri giác.
- Có tiền sử dị ứng cấp độ 2 trở lên với các dị nguyên khác.
- Từng bị giảm tiểu cầu hoặc rối loạn đông máu.
- Người có những triệu chứng bất thường của dấu hiệu sống như: Nhiệt độ dưới 35,5℃ hoặc trên 37,5℃, mạch đập dưới 60 lần mỗi phút hoặc trên 100 lần mỗi phút, nhịp thở trên 25 lần mỗi phút, huyết áp tối thiểu dưới 60 mmHg hoặc trên 90 mmHg, huyết áp tối đa cao hơn 30 mmHg so với huyết áp hàng ngày hoặc trên 140 mmHg hay dưới 90 mmHg.
Tìm hiểu thêm: Bướu cổ ác tính có nguy hiểm không?
Đối tượng cần trì hoãn tiêm vaccine ngừa Covid-19 Astrazeneca
- Người trong vòng 6 tháng trở lại đây từng mắc Covid-19.
- Phụ nữ mang thai dưới 13 tuần.
- Đang mắc bệnh cấp tính.
Đối tượng chống chỉ định tiêm
- Khi tiêm vaccine Astrazeneca mũi 1 từng bị sốc phản vệ.
- Có bất cứ chống chỉ định nào theo khuyến cáo của hãng sản xuất.
Các tác dụng phụ sau tiêm vaccine Astrazeneca cần lưu ý
Tuân thủ các lưu ý khi tiêm vaccine Astrazeneca sẽ giúp chúng ta phần nào hạn chế được các tình huống xấu có thể xảy ra trong đó có các phản ứng sau tiêm vắc xin Astra thường gặp bao gồm:
- Phản ứng tại vị trí tiêm: Sưng, chai cứng, đau, nổi ban đỏ, ngứa ngáy;
- Các phản ứng toàn thân khác như: Ớn lạnh, sốt, mệt mỏi, nôn mửa, buồn ngủ, đau đầu, đau khớp hoặc đau cơ, giảm cảm giác thèm ăn, tiêu chảy…
Đa số tác dụng phụ của vaccine Astrazeneca thường nhẹ và ngắn hạn, có thể kéo dài 1-3 ngày sau khi tiêm, không phải ai cũng gặp phải (chiếm 10-20% số người được tiêm chủng) và ít ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày.
Các phản ứng nghiêm trọng sau tiêm vaccine là hiếm gặp. Các dấu hiệu nghi ngờ bạn gặp phải biến chứng nguy hiểm sau khi tiêm vaccine của Astrazeneca gồm: Khó thở, sưng hoặc lạnh ở cánh tay hoặc chân, đau ở ngực hoặc dạ dày, mờ mắt sau khi tiêm hoặc nhức đầu nghiêm trọng kéo dài trên 4 ngày, chảy máu dai dẳng hoặc xuất hiện vết bầm tím bất thường.
Lưu ý khi tiêm vaccine Astrazeneca
Dưới đây là những lưu ý khi tiêm vaccine Astrazeneca bạn cần biết:
Trước khi tiêm
- Nếu người được tiêm chủng đã lớn tuổi và sức khỏe kém nên có người thân đi kèm đến điểm tiêm.
- Mang theo các giấy tờ cần thiết như: Căn cước công dân hoặc chứng minh thư, sổ sức khỏe tiêm chủng… theo hướng dẫn của địa phương cư trú.
- Cung cấp các thông tin về tiền sử bệnh lý và thể trạng, các bệnh lý đang mắc phải và những loại thuốc đang được dùng để điều trị bệnh, tiền sử dị ứng hay mức độ dị ứng nặng – nhẹ với các dị nguyên khác.
- Liệt kê những phản ứng đã gặp phải ở lần tiêm đầu tiên (nếu có).
- Kể tên những loại vaccine đã tiêm gần đây và phản ứng sau khi tiêm những loại đó.
- Phụ nữ đang mang thai cần thông báo tình trạng thai kỳ hoặc kế hoạch mang thai.
Sau khi tiêm
- Cần ở lại điểm tiêm chủng theo dõi sau tiêm ít nhất 30 phút. Nếu phát hiện cơ thể xảy ra những triệu chứng bất thường trong khoảng thời gian này, cần thông báo ngay cho cán bộ y tế để được cấp cứu kịp thời.
- Khi về nhà vẫn cần theo dõi liên tục trong 48 tiếng tiếp theo. Trong trường hợp xuất hiện các dấu hiệu như: Sốt cao trên 38℃ trong 2 tiếng liền không giảm (mặc dù đã uống thuốc hạ sốt theo chỉ định), sưng đau lan rộng và ngứa chỗ tiêm, cảm giác tê quanh môi hoặc lưỡi, khó thở tăng dần, bụng đau quặn, nôn mửa hoặc tiêu chảy, ngủ li bì, có thể xảy ra hiện tượng co giật… cần đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được can thiệp kịp thời bằng các biện pháp y tế.
- Tránh vận động mạnh, đảm bảo chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý.
- Uống đủ nước (tối thiểu 2 lít mỗi ngày) đặc biệt là khi có triệu chứng sốt.
- Chuẩn bị và sử dụng các loại thực phẩm dễ chế biến, thức ăn mềm, dễ tiêu hóa, bổ sung thêm nước trái cây và các thực phẩm giàu chất xơ, vitamin…
- Tuyệt đối không dùng chất kích thích và uống rượu bia trong thời gian theo dõi phản ứng của vaccine Astrazeneca vì rất dễ gây nhầm lẫn giữa tác dụng phụ của vaccine và các chất có hại này.
- Nên có người ở bên cạnh thường xuyên để đảm bảo người vừa tiêm chủng được chăm sóc và xử trí kịp thời khi có biến chứng xảy ra.
>>>>>Xem thêm: Lăn khử mùi cho nam Deonatulle Soft Stone Double Non-Menthol For Men
Nhũng thông tin cần lưu ý khi tiêm Vaccine Astrazeneca trên đây hy vọng sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan và chính xác hơn về quá trình tiêm phòng loại vaccine này. Để đảm bảo an toàn khi tiêm phòng vaccine phòng COVID-19 của hãng Astrazeneca mọi người cần khai báo đầy đủ về tình trạng sức khỏe cho bác sĩ, tuân thủ quy trình tiêm chủng theo hướng dẫn của các nhân viên y tế và theo dõi phản ứng sau tiêm của cơ thể.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể