Tần lá dày không chỉ là loại rau thân thuộc với người dân Việt Nam mà còn là nguyên liệu trong các bài thuốc dân gian phổ biến. Cùng bài viết khám phá các cách sử dụng rau tần hiệu quả nhé!
Bạn đang đọc: Rau tần có tác dụng gì? Mách bạn cách sử dụng rau tần đúng cách
Tần lá dày được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống. Vì thế, không thể phủ nhận loại cây sở hữu rất nhiều công dụng. Tuy nhiên, liệu bạn đã biết cách sử dụng loại cây này một cách chính xác?
Contents
Tổng quan về cây tần lá dày
Tần dày lá được biết là một loại thân thảo thuộc họ Lamiaceae. Tần lá dày còn có tên gọi khác là cây húng chanh, lá tần dày, dương tử tô, rau thơm lùn hay rau thơm lông. Cây thường xuất hiện ở các vùng nhiệt đới và có khí hậu ấm áp như châu Á, châu Phi châu Úc. Hiện nay, tần dày lá thường được trồng tại các nước như Trung Quốc, Malaysia, Ấn Độ và Việt Nam. Cây được sử dụng để làm gia vị, làm dược liệu hay đóng vai trò như cây cảnh.
Tần lá dày sinh trưởng trong các môi trường khác nhau như sườn núi đá, ven biển, đất cát,… Chúng đặc biệt phát triển tốt ở nơi có bóng râm, đất màu mỡ và dễ thoát nước. Mùa thu hoạch tần lá dày tốt nhất là vào hè và thu. Tháng 4 và tháng 5 là thời điểm cây sẽ cho ra hoa và quả.
Thân của cây cao trung bình từ 25 – 100cm. Cây rất mọng nước, có lông mềm và ngắn bao xung quanh thân lúc còn non. Khi già, thân cây sẽ nhẵn hơn. Trong khi lá của tần dày sẽ cứng, giòn, có hình dạng trái tim. Xung quanh mép lá có những khía răng tròn mọc đối xứng nhau. Mùi thơm của lá tần dày rất dễ chịu và để lại cảm giác sảng khoái khi ngửi.
Rau tần có tác dụng gì?
Các nhà khoa học chỉ ra rằng trong rau tần lá dày có các hóa chất thực vật đa dạng như monoterpenoids, triterpenoids, diterpenoids, sesquiterpenoids, flavonoids, phenolics, esters, alcohols và aldehydes,… Những thành phần này có rất nhiều công dụng bao gồm chống viêm, kháng khuẩn, giảm đau, chữa lành vết thương, ngăn ngừa tế bào ung thư, chống oxy hóa,… Tần lá dày cũng được ứng dụng rộng rãi trong việc hỗ trợ điều trị các căn bệnh liên quan đến đường hô hấp, da liễu, răng miệng hay tiêu hóa,…
Theo Y học Cổ truyền, cây tần có tính ấm, mùi thơm, vị chua the. Cây có tác dụng giải cảm, trục hàn, khu phong tà, tiêu đàm, sát khuẩn và khử độc,…
Hỗ trợ điều trị ho và giảm viêm họng
Tần dày lá cực kỳ phổ biến trong việc hỗ trợ điều trị ho. Chúng được biết là dược liệu chữa ho, đau rát cổ họng rất hiệu quả nếu như được áp dụng đúng cách. Lá rau tần có chứa các hoạt chất tương tự như kháng sinh tự nhiên. Các hoạt chất này hoạt động với khả năng sát khuẩn, loại bỏ đờm, chất nhầy cũng như các tác nhân làm viêm nhiễm vòm họng.
Giảm sốt
Thời tiết thay đổi thất thường là một trong những nguyên nhân khiến cơ thể của bạn bị cảm cúm, sốt, mệt mỏi. Tần lá dày là phương pháp hạ sốt khá hữu hiệu. Chúng cũng có tác dụng loại bỏ độc tố qua da, ra mồ hôi, tăng quá trình hồi phục.
Mặt khác, tần lá dày chỉ có hiệu quả cho những trường hợp sốt nhẹ vì cảm nắng. Do đó, bạn cần cẩn trọng trước khi dùng và nên tham khảo ý kiến từ các bác sĩ chuyên khoa.
Kiểm soát lo âu, căng thẳng
Hợp chất hữu cơ cùng các khoáng chất trong rau tần có công dụng an thần nhẹ. Uống trà tần lá dày sẽ giảm cảm giác căng thẳng, lo lắng, bồn chồn và giúp thư giãn, ngủ ngon hơn.
Làm đẹp da
Một trong những công dụng tuyệt vời của tần lá dày chính là làm đẹp và tái tạo da. Loại dược liệu này cũng có khả năng chữa trị các vết côn trùng cắn. Những hợp chất chống viêm mà cây sở hữu có thể giảm sưng đỏ nhanh chóng, loại bỏ cảm giác ngứa và kích ứng.
Ngăn ngừa ung thư
Một số nghiên cứu chỉ ra rằng rau tần lá dày chứa rất nhiều chất chống oxy hóa. Do đó, chúng mang công dụng làm sạch các gốc tự do. Chiết xuất của tần lá dày hỗ trợ ức chế sự tăng sinh của những tế bào ung thư.
Giảm chứng ruột kích thích
Lá rau tần được sử dụng để hỗ trợ điều trị khó tiêu, đầy hơi hay hội chứng ruột kích thích. Thông qua cách uống trà tần lá dày thường xuyên để có thể đạt được những lợi ích trên.
Giảm tình trạng đau bụng kinh
Tần lá dày là một trong những giải pháp của hội chị em phụ nữ mỗi khi đến giai đoạn hành kinh. Chúng có thể làm giảm những cơn đau bụng kinh một cách rõ rệt.
Giảm viêm khớp
Axit béo omega 6 mà rau tần sở hữu có thể làm giảm chứng viêm khớp ở người lớn tuổi. Các vận động viên hay người thường xuyên làm việc nặng được khuyến khích ăn tần lá dày để ngăn ngừa tình trạng loãng xương.
Tìm hiểu thêm: Kính thuốc có tác dụng gì?
Mách bạn cách sử dụng tần lá dày đúng cách
Tần lá dày được thường xuyên sử dụng như một loại dược liệu. Do đó, cần biết cách sử dụng cũng như đong đo liều lượng khi áp dụng. Có rất nhiều phương pháp sử dụng tần lá dày cho các vị thuốc. Tuy nhiên, dạng phổ biến nhất là dùng tươi trực tiếp.
Tần đem đi xay nhuyễn, lấy bã đắp lên vết thương cần chữa trị hay hãm trà để uống đều là các cách sử dụng rau tần thường thấy. Nước ép tần cũng mang giá trị dinh dưỡng cực kỳ to lớn. Tuy nhiên, liều lượng sử dụng ở trẻ nhỏ và người trưởng thành có sự khác biệt rõ rệt. Ở trẻ, bạn chỉ nên cho bé uống mỗi lần khoảng 1 muỗng cà phê và cần cách nhau ít nhất 2 giờ. Ngoài ra, không nên dùng quá 4 lần trong vòng một ngày. Đối với người trưởng thành, liều dùng cũng là 1 muỗng cà phê. Tuy nhiên, mỗi lần uống có thể cách nhau khoảng 1 giờ.
Các bài thuốc từ tần lá dày được sử dụng phổ biến có thể kể đến như:
Hỗ trợ trị ho
Một trong các công dụng phổ biến nhất của tần lá dày chính là hỗ trợ điều trị ho. Chúng rất tốt cho các bệnh nhân bị ho thông thường và ho lâu ngày.
Các bước thực hiện như sau:
- Bước 1: Chuẩn bị một ít lá tần tươi đã rửa sạch rồi cắt nhỏ chúng.
- Bước 2: Đem đi chưng cách thủy cùng với một ít đường phèn.
- Bước 3: Có thể vắt lấy nước uống hoặc ăn trực tiếp phần bã.
- Bước 4: Thực hiện một lần mỗi ngày trong khoảng từ 3 – 5 ngày để có cải thiện rõ rệt.
Hỗ trợ trị cảm cúm
Rau tần có khả năng hỗ trợ điều trị cảm cúm đến từ yếu tố thời tiết.
Các bước thực hiện như sau:
- Bước 1: Giã hoặc xay nhuyễn rau tần tươi với một ít nước sôi nguội và muối.
- Bước 2: Lọc lấy nước tần và uống trực tiếp. Bạn có thể sử dụng phần bã đem trộn với một ít rượu đắp lên trán để hạ thân nhiệt khi sốt.
Hỗ trợ chữa chứng mề đay
Để các triệu chứng mề đay có thể được cải thiện, bạn thực hiện theo các bước sau đây:
- Bước 1: Chuẩn bị một ít lá tần khô sắc cùng với 3 bát nước cho đến khi cạn còn 1 bát nước. Bạn có thể chia làm 3 lần uống trong ngày.
- Bước 2: Song đó, bạn sử dụng tần lá dày tươi xay nhuyễn và đắp lên vị trí nổi mề đay. Tuy nhiên, bạn cần ngừng ngay phương pháp này nếu các triệu chứng không được cải thiện.
>>>>>Xem thêm: 100g bò viên bao nhiêu calo?
Những lưu ý khi sử dụng tần lá dày
Chống chỉ định với những đối tượng có cơ địa mẫn cảm hay tiền sử dị ứng với bất kỳ thành phần nào của cây tần. Tần rất dễ gây kích ứng do có nhiều lông tơ. Do đó, bạn nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ trước khi sử dụng.
Không chỉ tần mà các loại rau và thảo dược khác nói chung đều có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe nếu không được sử dụng đúng cách. Vì vậy, bạn không nên tùy ý sử dụng tần như một nguyên liệu cho các bài thuốc điều trị bệnh. Đồng thời, không lạm dụng loại rau này, tránh gây ra những rủi ro cho cơ thể.
Rau tần lá dày được đánh giá là loại dược liệu khá an toàn và lành tính. Bạn có thể sử dụng loại rau này trong chế độ ăn uống thường ngày để bổ sung dinh dưỡng cho các thành viên trong gia đình.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể