Độc tính của cây lộc mại: Ai cũng cần cảnh giác!

Dân gian đến nay còn lưu truyền nhiều cách chữa bệnh bằng cỏ cây của người xưa – khi y học chưa phát triển. Có một số loài thực vật có độc tính nhẹ trước đây vẫn được dùng để điều trị bệnh. Một trong số đó là cây lộc mại. Tuy nhiên, trước khi sử dụng, chúng ta cần cân nhắc về độc tính của cây lộc mại.

Bạn đang đọc: Độc tính của cây lộc mại: Ai cũng cần cảnh giác!

Cây lộc mại phân bố chủ yếu ở các tỉnh miền Trung, miền núi trung du phía Bắc nước ra. Trước đây, có nhiều nước trên thế giới trong đó có cả Việt Nam sử dụng cây lộc mại để chữa một số bệnh thường gặp và chăm sóc sức khỏe. Bên cạnh công dụng chữa bệnh, loại thảo mộc này cũng có chứa độc tính gây ngộ độc. Vậy độc tính của cây lộc mại có thể gây tác dụng phụ gì?

Cây lộc mại là cây gì?

Cây lộc mại còn được biết đến với các tên gọi khác như cây lục mại, câu rau mọi, cây rau mại, mọ trắng. Loài thực vật này cũng có nhiều loại khác nhau như lộc mại lá dài, lộc mại trái láng, lộc mại nhỏ,… Tên khoa học của loài thực vật này là Mercurialis indica Lour, và đây là cây thuộc họ Thầu dầu. Ở nước ta, cây lộc mại mọc hoang nhiều ở các vùng đồng bằng trung du và miền núi như: Hòa Bình, Thái Nguyên, Bắc Cạn, Hà Giang, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh,…

Độc tính của cây lộc mại: Ai cũng cần cảnh giác 1

Cần cảnh giác với độc tính của cây lộc mại

Một số đặc điểm nhận dạng cây lộc mại như:

  • Lộc mại là loài thân gốc, thường cao 2 – 3m, có cây có thể cao đến 15m khi trưởng thành. Quan sát trên thân cây và cành cây ta có thể thấy những bì khổng hình chấm trắng lấm tấm.
  • Lá cây hình bầu dục, mỏng, có lông, dài 10 – 14cm, rộng 4 – 5cm, có răng cưa ở mép. Bộ phận được thu hái làm thuốc là lá cây. Người ta thu hái lá cây lộc mại quanh năm, có thể dùng tươi hoặc phơi khô dùng dần.
  • Cây ra hoa vào khoảng tháng 5 – 8 và kết quả vào tháng 7. Bông hoa đực có cuống, bông dài 10 – 20cm thõng xuống. Hoa cái nhỏ li ti, hầu như không cuống, mọc thành đôi hoặc thành chùm.

Thành phần hóa học của cây lộc mại

Thành phần hóa học của cây lộc mại hiện chưa được nghiên cứu đầy đủ. Các nhà khoa học đã nghiên cứu một loại lộc mại có tên Mercurialis annua L.và tìm thấy trong thành phần của cây có chất mono và trimetylamin, một chất đắng, chất gôm, một chất màu xanh chỉ xuất hiện khi tế bào đã chết, tinh bột, chất béo,…

Công dụng và ứng dụng của cây lộc mại

Y học cổ truyền cũng coi cây lộc mại như một thảo dược, vị thuốc. Cây có tính bình, vị nhạt, dùng liều thấp có tác dụng nhuận tràng. Khi dùng liều cao, vị thuốc này có tác dụng tiêu độc, sát trùng.

Người dân Châu Âu xưa kia dùng loài thực vật này là thuốc tẩy. Thuốc tẩy từ cây lộc mại bị phá hủy ở nhiệt độ cao hoặc mất đi khi quần áo được phơi khô. Họ cũng dùng loại thảo dược này để làm thuốc tẩy cho phụ nữ mang thai, là thuốc làm cho phụ nữ sau sinh cạn sữa khi muốn cai sữa cho con. Người châu Âu cũng có bài thuốc thụt từ loại thảo dược này. Họ dùng khoảng 20g lá sắc cùng một lít nước để thụt chữa táo bón.

Chưa bàn đến độc tính của cây lộc mại, người dân nước ta xưa kia dùng lá lộc mại để chữa kiết lỵ, táo bón, đau bụng, vàng da khi các loại thuốc chữa bệnh chưa phổ biến. Cây lộc mại dùng để nấu đặc với nước dùng chữa lở ngứa ngoài da. Một số bài thuốc dân gian từ cây lộc mại còn được lưu truyền đến ngày nay như:

  • Bài thuốc chữa vàng da, táo bón: Dùng 20g lá lộc mại tươi rửa sạch, nấu cùng 1,2 lít nước cho đến khi cạn còn khoảng nửa lít. Nước thuốc dùng để uống 3 – 4 lần trong ngày.
  • Bài thuốc chữa lở ngứa, mụn nhọt: Dùng khoảng 50g lá khô hoặc 100g lá tươi nấu cùng 5 lít nước. Đến khi nước thuốc cô lại còn khoảng 2 lít thì tắt bếp, để nguội dần rồi dùng để tắm hàng ngày.
  • Bài thuốc nhuận tẩy thông mật dùng 10 – 20g lá lộc mại khô sắc nước uống mỗi ngày.

Tìm hiểu thêm: Hướng dẫn chi tiết cách sử dụng que thử rụng trứng sinh con trai

Độc tính của cây lộc mại: Ai cũng cần cảnh giác 2
Cây lộc mại được dùng chữa bệnh theo kinh nghiệm dân gian

Bạn cần lưu ý, những bài thuốc trên chỉ là kinh nghiệm dân gian truyền miệng, chưa được kiểm chứng bởi khoa học. Khi áp dụng bất kỳ cách chữa bệnh nào bằng cây lộc mại bạn cũng cần cân nhắc kỹ. Đừng quên tìm hiểu thêm thông tin về độc tính của cây lộc mại và tham khảo ý kiến của thầy thuốc Đông y trước khi sử dụng bạn nhé!

Độc tính của cây lộc mại

Theo nhiều tài liệu ghi chép lại, nếu dùng lượng lớn cá cây lộc mại theo đường uống có thể gây ngộ độc. Người bị ngộ độc dược liệu này thường có các triệu chứng như: Tim đập nhanh hơn bình thường, cơ thể yếu mệt, da xanh xao. Người bệnh cũng có triệu chứng đầy bụng, ăn không tiêu, đau bụng. Tiêu chảy cũng là triệu chứng khá thường gặp. Một số người dùng cây lộc mại quá liều còn bị tiểu buốt, tiểu rắt. Sau khi uống thuốc sắc từ cây lộc mại, người dùng sẽ thấy nước tiểu có màu đỏ do thành phần trong lá cây gây ra khiến nhiều người lầm tưởng bị chảy máu.

Cần làm gì khi ngộ độc cây lộc mại?

Khi có triệu chứng nhiễm độc tính của cây lộc mại ở mức độ nhẹ, người bệnh cần dùng thuốc nhuận tràng để tăng cường đào thải độc tố ra ngoài cơ thể. Nếu có triệu chứng ngộ độc nặng, người nhà bệnh nhân cần đưa họ đến cơ sở y tế ngay lập tức.

Các trường hợp ngộ độc nặng cần được điều trị bằng các biện pháp chuyên sâu như: Rửa dạ dày, lọc máu, thay huyết tương, thở máy, điều trị rối loạn nước và điện giải, điều trị rối loạn toan – kiềm máu.

Độc tính của cây lộc mại: Ai cũng cần cảnh giác 3

>>>>>Xem thêm: Kem trị rạn da sau sinh Multi có tốt không?

Cẩn trọng khi dùng cây lộc mại chữa bệnh

Một số lưu ý khi sử dụng cây lộc mại

Lộc mại được xếp vào hàng dược liệu và cũng có một số công dụng nhất định theo kinh nghiệm dân gian. Tuy nhiên, cần hết sức cẩn trọng với độc tính của cây lộc mại. Có một số lưu ý dưới đây bạn cần nhớ nên muốn áp dụng các bài thuốc từ cây lộc mại:

  • Không nên dùng quá nhiều cây lộc mại cùng lúc theo đường uống, thường không quá 20g lá tươi và 15g lá khô. Dùng lá lộc mại khô an toàn hơn lá lộc mại tươi vì độc tính đã được khử bớt trong quá trình phơi hoặc sấy khô.
  • Thành phần hoạt chất trong cây lộc mại rất có thể sẽ tương tác với thành phần của loại thuốc nào đó mà bạn đang sử dụng. Trước khi áp dụng bất kỳ bài thuốc nào từ cây lộc mại, bạn cũng nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc Đông y và bác sĩ.
  • Cây lộc mại được dùng để cải thiện một số vấn đề đơn giản, không thể thay thế được các loại thuốc chữa bệnh hiện tại hoặc thay thế chỉ định điều trị của bác sĩ.

Tóm lại, dù cây lộc mại có tác dụng nhất định trong việc khắc phục một số vấn đề về sức khỏe nhưng chúng ta không được chủ quan trước độc tính của cây lộc mại. Tốt nhất, không nên tự ý sử dụng cây lộc mại để chữa bệnh trong bất kỳ trường hợp nào.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *