Một số ứng dụng kỹ thuật PCR trong lĩnh vực y học

Kỹ thuật PCR là một trong những kỹ thuật hiện đại và đóng vai trò quan trọng trong việc chẩn đoán bệnh lý liên quan đến gen, vi khuẩn và virus. Ứng dụng kỹ thuật PCR hiện nay chủ yếu trong lĩnh vực y tế với những bước tiến bộ vượt trội so với trước đây.

Bạn đang đọc: Một số ứng dụng kỹ thuật PCR trong lĩnh vực y học

Kỹ thuật PCR được phát minh từ năm 1985 và đến nay, ứng dụng kỹ thuật PCR đang ngày một phổ biến, có vai trò không thể thay thế trong các chẩn đoán, nghiên cứu về gen, vi khuẩn, virus. Để tìm hiểu rõ hơn về phương pháp này, Kenshin mời bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây.

Kỹ thuật PCR là gì?

Phương pháp sinh học phân tử PCR có tên đầy đủ là Polymerase Chain Reaction, đây là kỹ thuật được phát minh năm 1985 bởi nhà khoa học người Mỹ. Với việc ứng dụng kỹ thuật PCR, các bác sĩ có thể tiến hành nhân bản số lượng lớn mẫu ADN từ một đoạn ADN chọn lọc, từ đó phát huy tính hiệu quả trong việc khảo sát y học và nghiên cứu.

Từ một lượng nhỏ ADN như một sợi tóc, một giọt máu hay một tế bào,… đều có thể ứng dụng kỹ thuật PCR để cho thấy nhiều thông tin y học dựa trên mẫu ADN đó. Ưu điểm lớn và vượt trội nhất của kỹ thuật PCR là độ nhạy rất cao, độ chính xác gần như tuyệt đối và cho ra kết quả đặc hiệu.

Một số ứng dụng kỹ thuật PCR trong lĩnh vực y học 1

Kỹ thuật PCR có thể thực hiện trên một đoạn ADN nhỏ từ sợi tóc, giọt máu,…

Tuy nhiên, kết quả sau khi phân tích bằng kỹ thuật PCR cũng còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như trang thiết bị, trình độ, kinh nghiệm của kỹ thuật viên, chất lượng cơ sở y tế tiến hành ứng dụng kỹ thuật PCR.

Kỹ thuật PCR được ứng dụng rất nhiều trong y học nói chung và y tế nói riêng. Tuy có hiệu quả cao là vậy nhưng chi phí để thực hiện xét nghiệm PCR vẫn khá cao so với nhiều phương pháp xét nghiệm thông thường, dao động từ vài trăm đến vài triệu đồng cho một lần xét nghiệm nên không phải vấn đề, bệnh lý nào bác sĩ cũng chỉ định người bệnh xét nghiệm PCR.

Ứng dụng kỹ thuật PCR trong y học

Phương pháp PCR được phát minh cách đây khá lâu và theo thời gian được cải tiến để có hiệu quả tốt hơn, chính xác hơn. Một số ứng dụng kỹ thuật PCR phổ biến gồm:

Chẩn đoán tác nhân không thể nuôi cấy

Một số tác nhân gây bệnh không thể nuôi cấy thường quy dẫn đến phương pháp xét nghiệm thông thường không thể tiến hành và cho ra kết quả chính xác được nên khi này, ứng dụng kỹ thuật PCR được ưu tiên vì cho phép chẩn đoán được các tác nhân gây bệnh một cách chính xác, hiệu quả với độ nhạy rất cao, kết quả gần như đúng hoàn toàn mà không tốn nhiều thời gian do không cần tiến hành nuôi cấy để xét nghiệm,

Một số tác nhân cần thực hiện xét nghiệm PCR gồm:

  • Virus: Một số loại virus như virus viêm gan C, viêm gan B, virus HIV, virus CMV,…
  • Vi khuẩn: Bao gồm vi khuẩn Chlamydia, Treponema Pallidum, vi khuẩn Mycoplasma,…
  • Các tác nhân khó nuôi cấy kể trên có số lượng bệnh phẩm ít hoặc đã điều trị bằng kháng sinh trước đó nên cần được ưu tiên ứng dụng kỹ thuật PCR để chẩn đoán.

Ứng dụng kỹ thuật PCR trong xét nghiệm sàng lọc và phát hiện ung thư

Một trường hợp nữa cũng cần ứng dụng kỹ thuật PCR để chẩn đoán, đó là sàng lọc phát hiện ung thư. Xét nghiệm này sẽ giúp sàng lọc những loại ung thư có thể phát hiện bằng gen, virus bất thường như ung thư cổ tử cung, u xơ thần kinh, ung thư đại tràng,…

Do có chi phí thực hiện cao và hạn chế việc sàng lọc gen liên quan đến căn bệnh ung thư nên phương pháp xét nghiệm PCR hiện vẫn đang được nghiên cứu để cải tiến hơn.

Tìm hiểu thêm: Người mắc bệnh hồng ban nút kiêng ăn gì là tốt nhất?

Một số ứng dụng kỹ thuật PCR trong lĩnh vực y học 2
Ứng dụng kỹ thuật PCR có thể sàng lọc và phát hiện khối u ung thư

Ứng dụng kỹ thuật PCR trong nghiên cứu hệ kháng nguyên bạch cầu

Hệ kháng nguyên bạch cầu người rất phức tạp, là tổng hợp các mô chủ yếu được điều hành và kiểm soát bởi gen của nhiễm sắc thể (NST) số 6. NST này có vai trò quan trọng đối với việc mã hóa phân tử bề mặt của tế bào chuyên biệt để từ đó sản sinh ra peptide kháng nguyên với thụ thể tế bào T.

Xét nghiệm sinh học ứng dụng kỹ thuật PCR cho phép các chuyên gia có thể tiếp cận nghiên cứu sâu hơn, rõ hơn về cơ chế hoạt động và những vấn đề của hệ này.

Phát hiện vi khuẩn kháng thuốc

Ứng dụng kỹ thuật PCR trong y học còn có hiệu quả trong việc phát hiện vi khuẩn kháng thuốc. Vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh thực ra là tình trạng rất đáng báo động với nền y học hiện nay vì có thể gây rất nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe của con người ngay hiện tại và cả sau này.

Tình trạng kháng thuốc kháng sinh có thể khiến việc dùng thuốc kháng sinh điều trị bệnh truyền nhiễm không còn hiệu quả cao như trước khi vi khuẩn vẫn đang phát triển rất nhanh và có rất nhiều biến thể. Các chủng vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh như chủng S.aureus – MRSA, Carbapenemase,… Những chủng kháng thuốc này được phát hiện nhanh chóng nhờ xét nghiệm PCR.

Nghiên cứu công nghệ sinh học

Ứng dụng của kỹ thuật PCR còn có mặt trong phục vụ nghiên cứu công nghệ sinh học, nhận được rất nhiều sự quan tâm từ các nhà khoa học lớn. Việc nghiên cứu này cho phép con người có thể hiểu sâu hơn về chính bản thân mình, từ đó có những phương án can thiệp hiệu quả trong tương lai nhằm đạt kết quả trong việc cải thiện chất lượng nòi giống. Cụ thể hơn, xét nghiệm sinh học phân tử được ứng dụng để lập bản đồ gen, đồng thời giải mã trình tự ADN, phát hiện gen và đồng hóa gen,…

Kỹ thuật PCR có ưu và nhược điểm gì?

Được đánh giá cao về tính hiệu quả và chính xác nhưng những ứng dụng kỹ thuật PCR vẫn có những ưu và nhược điểm riêng biệt.

Ưu điểm:

  • Kết quả xét nghiệm PCR nhanh chóng, thường chỉ khoảng 5 giờ thực hiện là có kết quả.
  • Phát hiện được những loại vi sinh vật gây bệnh.
  • Xét nghiệm PCR là phương pháp xét nghiệm phù hợp nhất trong chẩn đoán phát hiện vi sinh vật khó nuôi cấy, không thể nuôi cấy hoặc có nguy cơ gây dịch cao.

Một số ứng dụng kỹ thuật PCR trong lĩnh vực y học 3

>>>>>Xem thêm: Thang điểm Gleason là gì? Những thông tin cần biết về ung thư tuyến tiền liệt

Ưu điểm của kỹ thuật PCR là kết quả nhanh chóng và chính xác

Nhược điểm:

  • Chi phí thực hiện xét nghiệm PCR cao do có sử dụng hóa chất, máy móc thiết bị công nghệ hiện đại.
  • Khó tiến hành tại phòng thí nghiệm lâm sàng do yêu cầu cao về kỹ thuật thao tác, điều kiện nơi thí nghiệm phải đạt tiêu chuẩn nhất định.
  • Ứng dụng kỹ thuật PCR đòi hỏi chuyên gia, bác sĩ có tay nghề cao, kỹ thuật viên chuyên môn giỏi.

Hy vọng những thông tin mà Kenshin chia sẻ trên đây đã giúp bạn hiểu hơn, nắm rõ hơn về ứng dụng kỹ thuật PCR trong y học nói chung và y tế nói riêng. Hiện nay tại Việt Nam đã có rất nhiều bệnh viện đủ điều kiện tiến hành xét nghiệm PCR cho kết quả chính xác nên bạn có thể an tâm, tin tưởng lựa chọn.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *