U sao bào độ 2 là bệnh gì? Cách khắc phục ra sao?

U sao bào độ 2 có nguy cơ xâm lấn và tái phát hậu phẫu thuật. Chính vì vậy, người bệnh cần thận trọng trong việc điều trị để tránh nguy cơ tử vong.

Bạn đang đọc: U sao bào độ 2 là bệnh gì? Cách khắc phục ra sao?

U sao bào độ 2 phát sinh từ tế bào hình sao, có mức độ phổ biến hơn so với u sao bào độ 1. Bệnh này thường xuất hiện ở người lớn.

Khái niệm u sao bào độ 2

Tên gọi khác của u sao bào độ 2 là sao bào lan tỏa độ 2. Đây là một loại u thần kinh đệm có kết cấu gồm các vi nang và chất nhầy. Khối u này thường phát triển khá chậm, không có ranh giới rõ ràng. Tế bào khối u tuy lành tính nhưng thường có xu hướng xâm lấn, lan tỏa vào các mô lành xung quanh.

Căn bệnh này chủ yếu xuất hiện ở người trong độ tuổi 20 – 45 tuổi. Bệnh cũng có thể phát hiện ở một số ít thanh thiếu niên. So với nữ giới, nam giới là đối tượng có khả năng mắc u sao bào độ 2 cao hơn.

u-sao-bao-do-2-la-benh-gi-cach-khac-phuc-ra-sao-1.webp

U sao bào thường tìm thấy tại não

U sao bào độ 2 hình thành chủ yếu trong não, đặc biệt nhiều tại bán cầu não. Tuy nhiên, khối u này vẫn có thể xuất hiện tại những vị trí khác thuộc hệ thần kinh trung ương như: Tiểu não, thân não, hạch nền, tủy sống,…

Nguyên nhân gây u sao bào lan tỏa độ 2

Hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa xác định chính xác nguyên nhân dẫn đến bệnh này. Tuy nhiên, một số nghiên cứu cho thấy việc hình thành khối u có thể do sự đột biến gen và rối loạn di truyền:

  • Đột biến gen IDH1.
  • Hội chứng Li – Fraumen.
  • Hội chứng Turco.
  • Nguyên nhân khác: Phơi nhiễm chất phóng xạ, từng sử dụng phương pháp xạ trị, nhiễm các loại hóa chất độc hại,…

Triệu chứng u sao bào lan tỏa độ 2

Triệu chứng của khối u còn tùy thuộc vào kích thước và vị trí của nó. Hầu hết, các khối u sao bào độ 2 sẽ gây ra một số triệu chứng điển hình như: Chóng mặt, đau đầu, buồn nôn, trầm cảm, mất kiểm soát đại tiện và tiểu tiện, ngất xỉu, hôn mê,…

u-sao-bao-do-2-la-benh-gi-cach-khac-phuc-ra-sao-3.webp

Người bị u sao bào độ 2 thường cảm thấy đau đầu

Bên cạnh đó, tùy thuộc vào vị trí xuất hiện khối u, người bệnh có thể sẽ phát sinh thêm các dấu hiệu:

  • Bán cầu não trái: Yếu, liệt tay, chân, liệt nửa người bên phải, co giật, khó nói, không nói được, suy giảm trí nhớ,…
  • Bán cầu não phải: Yếu, liệt chân, tay, nửa người bên trái, co giật, suy giảm tri giác,…
  • Tiểu não: Suy giảm sức cơ, mất thăng bằng, run tay, khó khăn khi đi lại,…
  • Thân não: Rối loạn huyết áp, nhịp tim, khó thở, mất ngủ,…
  • Hạch nền: Rối loạn ngôn ngữ, cứng cơ, khó khăn khi vận động,…
  • Tủy sống: Đau lưng, cổ, yếu và liệt tay, chân,…

U sao bào độ 2 được đánh giá là khối u khó loại bỏ hoàn toàn, có nguy cơ tái phát cao. Bên cạnh đó, nếu không được phát hiện và điều trị kịp lúc, khối u có thể tiến triển thành độ 3, độ 4. Lúc này, tiên lượng đã xấu đi nhiều và giảm khả năng điều trị thành công.

Bên cạnh đó, trong một số trường hợp, khối u còn gây ra sự nhầm lẫn trong chẩn đoán, khiến việc điều trị bị sai lệch. Từ đó, bệnh sẽ diễn biến nghiêm trọng hơn.

Cách chẩn đoán và điều trị bệnh u sao bào độ 2

Song song với việc thăm khám lâm sàng, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh thực hiện một số xét nghiệm, kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh gồm: Chụp MRI, chụp CT scanner hoặc PET CT, sinh thiết. Sau đó, tùy vào tình hình bệnh, bác sĩ sẽ có phương án điều trị thích hợp.

Tìm hiểu thêm: Bị phù chân khi mang thai nên ăn gì tốt nhất?

u-sao-bao-do-2-la-benh-gi-cach-khac-phuc-ra-sao-2.webp
Bệnh nhân sẽ được chỉ định thực hiện các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh

Phẫu thuật

Đây là phương pháp điều trị được sử dụng phổ biến. Tuy nhiên, vì loại u này có tính xâm lấn nên rất khó bóc tách và loại bỏ hoàn toàn. Vì vậy, trong nhiều trường hợp, bác sĩ sẽ cần kết hợp thêm phương pháp hóa trị hoặc xạ trị để giải quyết dứt điểm khối u sau khi phẫu thuật.

Hóa trị

Bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh sử dụng một số loại thuốc có thành phần là hóa chất mạnh để tiêu diệt các tế bào của khối u. Thuốc được chỉ định có thể ở dạng viên hoặc truyền dịch qua tĩnh mạch hay những tấm mỏng được đặt vào vị trí bóc tách khối u khi phẫu thuật. Những loại thuốc này đều có tác dụng phụ, khiến sức khỏe người bệnh suy giảm. Vì vậy, bạn cần thực hiện theo đúng chỉ định của bác sĩ.

Xạ trị

Với phương pháp này, bác sĩ sẽ dùng chùm tia bức xạ có kiểm soát nhằm đốt, tiêu diệt các tế bào của khối u. Xạ trị có nhiều kỹ thuật: Xạ trị thường quy, xạ trị quay điều biến thể tích, xạ phẫu, xạ trị dưới hướng dẫn hình ảnh, xạ trị hạt nặng,…

u-sao-bao-do-2-la-benh-gi-cach-khac-phuc-ra-sao-4.webp

>>>>>Xem thêm: Mật rỉ đường là gì và có lợi ích thế nào đến sức khỏe?

Xạ trị được lựa chọn để loại bỏ u sao bào

Theo dõi, điều trị triệu chứng

Phương pháp này hầu như không thể điều trị triệt để u sao bào độ 2. Tuy nhiên, vì loại u này có nguy cơ tái phát cao nên sau khi điều trị bằng những phương pháp khác, người bệnh có thể cần theo dõi và chữa trị triệu chứng.

Phương pháp điều trị này còn áp dụng cho các trường hợp chưa đủ điều kiện hoặc sức khỏe yếu, tạm thời không thể thực hiện các phương pháp chữa trị khác. Trong thời gian này, người bệnh sẽ dùng thuốc điều trị triệu chứng, giảm đau.

Tóm lại, u sao bào độ 2 là loại u có khả năng xâm lấn sang các mô lành xung quanh cũng như dễ tái phát. Chính vì vậy, việc điều trị cần được phối hợp giữa nhiều phương pháp. Bên cạnh đó, bệnh nhân cần tuân thủ tuyệt đối phác đồ của bác sĩ để loại bỏ khối u hiệu quả.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *