Thay khớp gối nhân tạo là gì? Chuẩn bị gì trước khi thay khớp gối?

Thay khớp gối nhân tạo là phương pháp chữa trị được nhiều bệnh nhân gặp vấn đề về khớp lựa chọn. Dưới đây là những thông tin bạn nên biết về biện pháp này.

Bạn đang đọc: Thay khớp gối nhân tạo là gì? Chuẩn bị gì trước khi thay khớp gối?

Khớp gối bị tổn thương, thoái hóa gây nên nhiều bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày. Nhờ có sự phát triển trong khoa học, y học, ngày càng nhiều phương pháp chữa bệnh về khớp ra đời. Một trong số đó là thay khớp gối nhân tạo. Hãy cùng tìm hiểu về biện pháp điều trị này cùng một số lưu ý trước khi thực hiện thay khớp gối qua bài viết dưới đây.

Thay khớp gối nhân tạo là gì?

Khớp gối bị hư hại, bào mòn khi bệnh nhân mắc các bệnh lý về xương khớp như: Thoái hóa khớp gối, viêm khớp, chấn thương dây chằng, bệnh gout,… Thay khớp gối nhân tạo là biện pháp điều trị cuối cùng khi khớp gối đã bị tổn thương quá nặng, không thể phục hồi khi chữa bằng thuốc, vật lý trị liệu và các can thiệp không phẫu thuật khác.

Trong phẫu thuật thay khớp gối, bác sĩ sẽ thực hiện cắt bỏ phần xương đã bị mòn, viêm để thay thế bằng khớp gối nhân tạo. Việc này giúp các khớp xương không còn ma sát trực tiếp với nhau, giảm đau đớn khi hoạt động. Hiện nay, y học phát triển và các máy móc hiện đại ra đời, bệnh nhân có thể thay khớp gối nhân tạo tại nhiều bệnh viện trên toàn quốc.

Thay khớp gối nhân tạo là gì? Chuẩn bị gì trước khi thay khớp gối? 1

Bệnh nhân thoái hóa lâu năm có thể thay khớp gối nhân tạo

Những đối tượng nào cần thay khớp gối?

Hiện nay, không chỉ những người cao tuổi, nhiều người trẻ và ở độ tuổi trung niên đã gặp các bệnh lý về xương khớp. Một số đối tượng cần thay khớp gối nhân tạo là:

  • Người bị dính khớp gối, viêm khớp dạng thấp, chấn thương dây chằng chéo trước;
  • Người bị đau khớp gối dai dẳng, khó khăn khi đi lại, suy giảm vận động;
  • Người gặp khó khăn khi co gập đầu gối, không thể đứng lên, ngồi xuống, leo cầu thang;
  • Người có đầu gối biến dạng, sưng tấy;
  • Người thường xuyên bị đau nhức đầu gối khi thay đổi thời tiết;
  • Người hay gặp tình trạng cứng đầu gối sau khi ngủ dậy.

Thay khớp gối nhân tạo là gì? Chuẩn bị gì trước khi thay khớp gối? 2

Cả người trẻ và người già đều có thể thay khớp gối khi bị chấn thương nặng

Kỹ thuật thay khớp gối như thế nào?

Khi xuất hiện những bất thường ở đầu gối, bạn nên đến thăm khám tại các cơ sở y tế để sớm phát hiện các tổn thương và được thay khớp gối nếu cần thiết. Bác sĩ sẽ chỉ định loại khớp gối phù hợp tùy theo tình trạng tổn thương và sức khỏe của bệnh nhân. 2 phương pháp thay khớp gối nhân tạo được áp dụng phổ biến là:

Thay toàn phần

Hiện nay, có 3 loại khớp gối toàn phần là: Không liên kết, liên kết một phần và dạng bản lề. Trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ sẽ tiến hành gắn 2 miếng kim loại nhỏ vào phần giữa của xương đùi và xương chày. Tùy thuộc theo tình trạng của dây chằng chéo sau và loại khớp được sử dụng, bác sĩ sẽ quyết định có cắt bỏ dây chằng hay không. Đây là giải pháp tối ưu để điều chỉnh các biến dạng do thoái hóa khớp gối nặng gây ra. Vì thế, đối tượng thường được chỉ định thay khớp gối toàn phần là bệnh nhân trong độ tuổi 50 – 60.

Thay bán phần

Trái ngược với khớp gối nhân tạo toàn phần, kỹ thuật thay khớp bán phần được ưu tiên chữa trị cho những bệnh nhân trẻ tuổi gặp các vấn đề về chấn thương đầu gối. Đó thường là những tổn thương không quá nặng nề, hay bị hỏng một khoang khớp gối. Bác sĩ sẽ chỉ thực hiện thay thế khoang đó và giữ lại những khoang còn hoạt động tốt.

Tìm hiểu thêm: Bé mấy tháng ăn được lòng trắng trứng? Cần lưu ý gì khi cho trẻ ăn lòng trắng trứng?

Thay khớp gối nhân tạo là gì? Chuẩn bị gì trước khi thay khớp gối? 3
Bác sĩ sẽ tư vấn loại khớp gối tùy theo tình trạng bệnh

Thay khớp gối nhân tạo có ưu điểm gì?

Những bệnh nhân cần thay khớp gối nhân tạo phần lớn là những người đã trải qua các điều trị nội khoa, sử dụng thuốc kháng viêm, giảm đau,… nhưng không có hiệu quả. Vì thế, bên cạnh ưu điểm lớn nhất là cải thiện những cơn đau khớp dai dẳng, ngăn ngừa biến dạng chi, giúp bệnh nhân vận động thoải mái, phương pháp này còn giúp giảm nguy cơ tàn tật. Nhiều bác sĩ đánh giá đây là liệu pháp tối ưu cho những người đã bị đau gối nhiều năm.

Ngoài ra, phẫu thuật thay khớp gối được cho là có thời gian hồi phục ngắn, người bệnh không cần nằm viện quá lâu. Tuổi thọ của khớp gối nhân tạo có thể kéo dài từ 10 – 15 năm. Vì thế, bệnh nhân không cần làm phẫu thuật nhiều lần, hạn chế được nguy cơ nhiễm trùng.

Cần chuẩn bị gì trước khi thay khớp gối?

Trước khi bước vào ca phẫu thuật thay khớp gối nhân tạo, nhiều bệnh nhân còn bỡ ngỡ không biết nên chuẩn bị những gì. Dưới đây là một số lời khuyên giúp quy trình khám và chữa bệnh được diễn ra suôn sẻ hơn:

  • Gặp bác sĩ để được đánh giá tình trạng sức khỏe tổng quát và xác định mức độ hư hỏng của khớp.
  • Tiến hành một số xét nghiệm cần thiết như: Máu, nước tiểu, điện tâm đồ, chụp X-quang, chụp CT, đo loãng xương…
  • Tìm hiểu những thông tin về các biến chứng có thể xảy ra.

Thay khớp gối nhân tạo là gì? Chuẩn bị gì trước khi thay khớp gối? 4

>>>>>Xem thêm: Viêm tai giữa mãn tính có nguy hiểm không? Cách phòng ngừa và điều trị

Bệnh nhân nên thăm khám cẩn thận trước khi thay khớp gối nhân tạo

Trên đây là giải đáp cho những thắc mắc về kỹ thuật thay khớp gối nhân tạo. Nắm bắt đầy đủ thông tin về phương pháp này sẽ giúp những bệnh nhân xương khớp chủ động hơn trong quá trình thăm khám và chữa trị. Đặc biệt là hạn chế những khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày và ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *