Không ít người gặp tình trạng bắp chân có cảm giác nóng. Nếu bạn cũng là một trong số đó, đừng bỏ qua bài viết này nhé! Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị tình trạng nóng bắp chân sẽ được thông tin đầy đủ trong bài viết bên dưới.
Bạn đang đọc: Bắp chân có cảm giác nóng là dấu hiệu của bệnh gì?
Bắp chân của chúng ta có thể bị nóng rát khó chịu ở nhiều mức độ khác nhau, từ râm ran đến dữ dội. Cảm giác này có thể chỉ xuất hiện tập trung ở bắp chân nhưng cũng có bị lan ra xung quanh. Đây không phải tình trạng phổ biến nên hầu hết mọi người đều ít thông tin về nó. Bài viết dưới đây của Kenshin sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc bắp chân có cảm giác nóng do đâu và cách xử lý thế nào?
Contents
Bắp chân có cảm giác nóng cảnh báo bệnh gì?
Bắp chân là phần sau của cẳng chân, được tạo thành từ các sợi cơ lớn. Cơ bắp chân được hình thành từ nhóm cơ nhị đầu và cơ dép. Ngoài ra, còn có một nhóm cơ nhỏ nằm ở gan bàn chân. Nóng bắp chân có thể là hậu quả của vận động quá sức nhưng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo một vấn đề hay bệnh lý ở chân. Cụ thể là:
Căng cơ bắp chân
Căng cơ bắp chân xảy ra khi các cơ ở vùng bắp chân bị kéo căng quá mức và có thể dẫn đến tổn thương các sợi cơ. Người vận động nhiều, chơi thể thao cường độ cao, bị chấn thương… Trong trường hợp này, người bị căng bắp chân sẽ gặp các triệu chứng như:
- Đau đột ngột hoặc đau bắp chân, đau cả khi không di chuyển nhưng cơn đau tăng khi di chuyển;
- Tê ngứa râm ran ở bắp chân;
- Bắp chân nóng bừng có thể kèm triệu chứng rát hoặc không;
- Có dấu hiệu sưng tấy, bầm tím ở bắp chân.
Hội chứng chân không nghỉ
Hội chứng chân không nghỉ hay hội chứng chân không yên là bệnh lý liên quan đến rối loạn thần kinh. Khi đó, có những cơn xung động thần kinh xuất hiện và làm mất kiểm soát vận động của chân, khiến chân luôn trong trạng thái muốn hoạt động, khó chịu, bứt rứt, nhức nhối. Người bệnh sẽ cảm thấy chân ngứa, đau, bắp chân có cảm giác nóng ran như kiến bò. Nguyên nhân chính dẫn đến hội chứng này như: Di truyền, thiếu sắt, bệnh thần kinh ngoại vi…
Suy giãn tĩnh mạch chi dưới
Suy giãn tĩnh mạch chi dưới hay suy giãn tĩnh mạch chân xảy ra khi có sự rối loạn lưu thông dòng chảy từ tĩnh mạch chi dưới về tim. Khi đó, máu bị ứ lại ở tĩnh mạch chân khiến các mô xung quanh bị biến dạng.
Người bệnh có các triệu chứng như: Chân phù nề, nhức mỏi, nóng ran hoặc lâm râm như kiến bò. Người mắc bệnh này thường cảm thấy đau chân, đặc biệt ở mắt cá chân, đêm hay bị chuột rút. Tĩnh mạch chi dưới giãn và phình to, có thể quan sát thấy.
Khi nào bắp chân có cảm giác nóng cần khám bác sĩ?
Nếu xác định được nguyên nhân nóng rát bắp chân do bị căng cơ sau khi vận động nhiều, bạn có thể yên tâm áp dụng các biện pháp chăm sóc tại nhà và theo dõi. Tuy nhiên, có những trường hợp bạn cần thăm khám bác sĩ càng sớm càng tốt như:
- Cảm giác bắp chân bị nóng rát đột ngột sau khi tiếp xúc với một chất hóa học nào đó.
- Vết thương ở bắp chân có dấu hiệu nhiễm trùng vết thương hở như: Tiết dịch mủ ở miệng vết thương, người bệnh bị sốt, cảm giác đau cùng nóng rát nhức tăng.
- Bên bắp chân có cảm giác nóng bị mất cảm giác.
Sau khi thăm khám lâm sàng, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng như: Xét nghiệm máu, chụp X-quang chân, chụp MRI hay CT, đo điện cơ bắp chân… Từ các kết quả xét nghiệm, bác sĩ có thêm căn cứ để chẩn đoán bệnh và đưa ra hướng điều trị.
Chăm sóc tại nhà khi bắp chân có cảm giác nóng
Một số cách có thể giúp giảm cảm giác nóng rát ở bắp chân như:
Ngâm chân bằng nước mát sẽ giảm các triệu chứng phù nề, sưng tấy, căng tức ở bắp chân. tuy nhiên, nhiệt độ nước không nên dưới 27 độ C. Thời gian ngâm chân phù hợp khoảng 15 phút. Bạn cũng có thể sử dụng một số loại thảo dược ngâm chân như: Gừng, hương nhu, quế chi, ngải cứu…
Massage bắp chân cũng giúp thư giãn cơ bắp, tốt trong trường hợp căng cơ. Đây cũng là cách giúp kích thích lưu thông tuần hoàn máu, giảm máu ứ đọng trong tĩnh mạch chi dưới. Bạn có thể đến các cơ sở massage trị liệu chuyên nghiệp nay nhờ người thân xoa bóp chân tại nhà.
Chú ý điều chỉnh tư thế bắp chân cũng là việc nên làm. Khi bắp chân có cảm giác nóng, chúng ta nên giảm áp lực và giúp chân thư giãn bằng cách: Không nên để chân ở tư thế bất động quá lâu, chủ động di chuyển nếu phải đứng làm việc, kê cao chân khi ngủ, tránh bước quá dài hay tập động tác cần nâng chân quá cao…
Dùng vớ y khoa nếu có triệu chứng suy tĩnh mạch chi dưới. Chiếc vớ này được thiết kế để có thể tạo một áp lực phù hợp tác động lên các tĩnh mạch bị hở, cải thiện dòng hồi lưu tĩnh mạch, giảm nguy cơ hình thành huyết khối.
Một số bài tập tại chỗ cũng có thể cải thiện triệu chứng nóng rát bắp chân. Bạn có thể tìm hiểu hoặc tham khảo tư vấn của chuyên gia trị liệu để tập luyện hàng ngày.
Tìm hiểu thêm: Ngộ độc sắt là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
Điều trị bắp chân có cảm giác nóng theo nguyên nhân
Để khắc phục triệt để tình trạng bắp chân bị nóng, bạn cần đến gặp bác sĩ để tìm ra chính xác nguyên nhân. Nếu xác định được tình trạng bắp chân có cảm giác nóng do bệnh lý, bác sĩ sẽ chỉ định hướng điều trị theo từng bệnh. Cụ thể là:
- Nếu bạn bị căng cơ, bác sĩ có thể hướng dẫn nghỉ ngơi, chườm đá, dùng băng ép hay kê các loại thuốc giãn cơ, thuốc kháng sinh, thuốc corticoid để giảm đau và tránh nhiễm trùng. Trường hợp bị rách mạch máu, rách cơ, rách gân có thể cần phẫu thuật phục hồi.
- Nếu bạn mắc hội chứng chân không nghỉ, một số loại thuốc điều trị sẽ được chỉ định như: Thuốc giãn cơ, thuốc làm tăng dopamine trong não, thuốc tác động đến kênh canxi,…
- Điều trị suy giãn tĩnh mạch có nhiều phương pháp như: Điều trị bằng thuốc, laser, phẫu thuật…
Cách điều trị theo nguyên nhân gây nóng bắp chân sẽ căn cứ vào trường hợp cụ thể, tình trạng sức khỏe của người bệnh.
>>>>>Xem thêm: Những thông tin bạn cần biết về tình trạng viêm lộ tuyến tử cung 1cm
Trên thực tế, bắp chân có cảm giác nóng có thể xảy ra do vận động bắp chân quá sức cũng có thể do bệnh lý. Nếu các triệu chứng nóng rát và đau bắp chân không có dấu hiệu thuyên giảm sau khoảng 1 tuần chăm sóc tại nhà, bạn nên đi khám sớm để điều trị kịp thời, phòng ngừa biến chứng nguy hiểm.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể