Bệnh chốc lở nên kiêng gì để nhanh khỏi bệnh?

Ngoài việc điều trị bằng thuốc thì chế độ ăn uống cũng rất quan trọng đối với bệnh nhân bị bệnh chốc lở. Ăn uống đúng cách giúp thuyên giảm tình trạng, làm bệnh nhân cảm thấy dễ chịu hơn. Vậy bệnh chốc lở kiêng ăn gì?

Bạn đang đọc: Bệnh chốc lở nên kiêng gì để nhanh khỏi bệnh?

Bệnh chốc lở là bệnh nhiễm trùng trên da, gây nhiều triệu chứng khó chịu cho người bệnh. Do đó, ngoài việc bôi thuốc tại chỗ, uống thuốc thì chế độ ăn uống cũng là yếu tố quyết định bệnh có thuyên giảm triệu chứng hay không. Nếu ăn phải những thực phẩm không cho phép sẽ càng làm trầm trọng thêm tình trạng. Vậy bệnh chốc lở nên kiêng gì để nhanh khỏi bệnh, cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé.

Chốc lở là bệnh gì?

Chốc lở là tình trạng nhiễm trùng trên da do vi khuẩn xâm nhập vào vết thương. Tụ cầu khuẩn vàng Staphylococcus aureus và Streptococcus pyogenes là nguyên nhân chủ yếu gây bệnh. Các vết chốc lở có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên da nhưng chủ yếu thường gặp nhất là vùng da quanh miệng và mũi.

Bệnh chốc lở là gì? Bệnh chốc lở là gì?

Bệnh có khả năng lây lan nếu lỡ chạm vào vết chốc lở của người bệnh. Từ đó, vi khuẩn sẽ xâm nhập và bắt đầu gây bệnh. Chốc lở có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào, nhất là trẻ nhỏ từ 2 – 5 tuổi.

Bệnh ít nguy hiểm nhưng nếu không được chữa trị kịp thời, sẽ có thể gây nên các biến chứng nghiêm trọng. Một số vấn đế thường gặp nhất chính là mất thẩm mỹ trên da, gây nhiễm trùng huyết, viêm cầu thận cấp, viêm hạch,… Chính vì thế, không nên lơ là và chủ quan và không chỉ chú ý điều trị bằng thuốc, mà còn lưu ý trong việc chăm sóc, vệ sinh và ăn uống của người bệnh.

Bệnh chốc lở kiêng ăn gì?

Để triệu chứng của bệnh thuyên giảm và không trầm trọng, người bệnh nên chú ý chế độ ăn uống, nhất là các những phẩm nên kiêng. Vì nếu ăn những thực phẩm không tốt cho bệnh chốc lở sẽ càng gia tăng kích ứng trên da, vùng nhiễm trùng. Dưới đây là một số thực phẩm mà khi bị chốc lở nên kiêng:

Đồ ăn cay nóng

Không chỉ ảnh hưởng đến dạ dày và tiêu hóa, thức ăn cay nóng còn làm vùng da chốc lở thêm kích ứng. Đặc biệt là bị chốc lở mép, miệng ăn thực phẩm cay nóng càng làm đau rát, làm giảm tốc độ lành thương, tăng nguy cơ sẹo lồi.

Thực phẩm cay nóng nên kiêng khi bị chốc lở Thực phẩm cay nóng nên kiêng khi bị chốc lở

Thực phẩm cứng, giòn

Khi ăn thực phẩm cứng, giòn càng làm cho những ai bị chốc lở ở mép, miệng dễ vỡ ra vì cử động miệng, dùng lực nhai nhiều hơn. Đồng thời, dễ làm trầy xước vùng da bị tổn thương, nghiêm trọng hơn có thể gây ra bội nhiễm. Do đó, bệnh nhân không nên ăn gà rán, các loại hạt, kẹo cứng,… trong giai đoạn này.

Đồ ăn được chế biến sẵn

Thịt hộp, lạp xưởng, xúc xích,… đều là những thực phẩm chế biến sẵn không tốt cho sức khỏe. Vì nhóm thực phẩm này hầu như không đảm bảo về mặt dinh dưỡng, nhiều phụ gia, chất bảo quản. Nếu người đang bị chốc lở ăn vào có thể làm kích ứng thêm vùng da bị tổn thương, vết chốc lâu lành.

Thực phẩm nhiều đường

Bánh, kẹo, nước ngọt có gas,… đều là những thực phẩm được ưa thích của hầu hết mọi người. Tuy nhiên trong thời gian bị chốc lở nên kiêng vì đường là yếu tố thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, kéo dài tình trạng viêm loét.

Tìm hiểu thêm: Sữa chua uống Probi bao nhiêu calo? Lợi ích khi sử dụng sữa chua uống Probi

Thực phẩm nhiều đường Thực phẩm nhiều đường

Thực phẩm quá mặn hay quá chua

Khi ăn thực phẩm quá mặn, quá chua sẽ làm vết chốc vùng miệng, mép thêm đau rát, khó chịu, vết thương khó lành. Do đó, khi điều trị chốc lở nên cho người bệnh ăn uống thanh đạm hơn không chỉ cải thiện vết chốc mà còn tốt cho sức khỏe.

Bệnh chốc lở nên ăn gì để tốt cho sức khỏe?

Ngoài chú ý, bệnh chốc lở nên kiêng gì thì cũng cần lưu ý những thực phẩm nên bổ sung và tốt trong giai đoạn điều trị chốc lở. Người bệnh nên bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết.

Thực phẩm giàu omega 3: Acid béo omega 3 có tác dụng chống viêm, rất tốt cho cơ thể, hỗ trợ quá trình liền vết thương nhanh chóng. Một số thực phẩm giàu acid béo omega 3: cá hồi, cá thu, dầu cá, dầu vừng, dầu olive,…

Sữa chua: Sữa chua giau lợi khuẩn tốt cho cơ thể. Bổ sung sữa chua giúp tăng cường sức đề kháng chống viêm nhiễm, sự tấn công của vi khuẩn. Ngoài ra, sữa chua giàu dinh dưỡng với nguồn vitamin và khoáng chất, giúp da tăng cường độ ẩm và mềm mịn hơn.

Sữa chua nên ăn khi bị chốc lở Sữa chua nên ăn khi bị chốc lở

Gừng: Gừng rất quen thuộc và cũng có mặt trong nhiều bài thuốc hỗ trợ điều trị các bệnh, trong đó có chốc lở. Vì gừng có tác dụng kháng viêm và diệt khuẩn. Hơn nữa, trong một số nghiên cứu gần đây cho thấy gừng có khả năng ức chế Staphylococcus aureus – tác nhân gây chốc lở.

Nha đam: Thành phần của nha đam có chứa nhiều chất có khả năng kháng viêm, sát khuẩn và làm dịu da. Ngoài ra, nha đam còn giúp thanh nhiệt và giải độc cơ thể.

Các thực phẩm chứa nhiều chất xơ: Rau xanh và hoa quả giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất. Ngoài ra, các loại hạt, ngũ cốc cũng rất giàu chất xơ tốt cho người bị chốc lở.

Thực phẩm nhiều chất xơ

>>>>>Xem thêm: Tìm hiểu nguyên nhân dùng sữa rửa mặt bị nổi mụn

Thực phẩm nhiều chất xơ

Các loại thịt trắng: Các loại thịt trắng như gà, vịt có tính mát, cùng với hàm lượng đạm cao. Do đó, không chỉ ít gây dị ứng, kích ứng da mà còn đẩy nhanh quá trình lành vết chốc.

Mật ong: Mật ong cũng là nguyên liệu có tính kháng viêm, diệt khuẩn tốt và rất tốt cho làn da với nhiều vitamin, khoáng chất cùng các chất chống oxy hóa. Người bệnh dùng mật ong nguyên chất để thoa lên vùng da bị tổn thương hay pha nước nước mật ong mỗi ngày để uống không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn đẩy nhanh quá trình liền các vết chốc lở.

Tóm lại, những thông tin trong bài không chỉ cho mọi người nắm được bệnh chốc lở nên kiêng gì mà còn cho biết nên ăn gì để tốt cho sức khỏe. Việc ăn uống đúng cách sẽ giúp cải thiện sức khỏe và tình trạng chốc lở tốt hơn.

Thy Võ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *