Mẹ bầu ăn mặn có sao không? Làm thế nào để thai phụ hạn chế ăn mặn?

Hầu như thai phụ nào cũng gặp phải tình trạng thèm ăn mặn trong quá trình mang thai. Vậy tại sao mẹ bầu lại thèm ăn mặn? Bà bầu ăn mặn có sao không và làm thế nào để khắc phục thói quen xấu này? Trong bài viết hôm nay, Kenshin sẽ giúp các độc giả giải đáp những thắc mắc trên nhé!

Bạn đang đọc: Mẹ bầu ăn mặn có sao không? Làm thế nào để thai phụ hạn chế ăn mặn?

Khẩu vị món ăn đậm đà là một điều mà bất kỳ ai cũng mong muốn để món ăn được vừa miệng hơn. Tuy nhiên, khẩu vị ăn uống của một số người lại quá mặn, đặc biệt là phụ nữ mang thai. Vậy mẹ bầu ăn mặn có sao không? Việc ăn mặc có tác hại gì cho sức khoẻ? Làm thế nào để hạn chế tình trạng thèm ăn mặn khi mang thai? Tất cả các vấn đề này sẽ được Kenshin giải đáp ngay trong bài viết dưới đây.

Tại sao mẹ bầu lại thèm ăn mặn?

Trước khi tìm hiểu về vấn đề bà bầu ăn mặn có sao không, các mẹ cần biết lý do khiến bản thân thèm ăn mặn. Thèm ăn mặn là một cảm giác bình thường và tình trạng này sẽ trở lại sau một khoảng thời gian. Nguyên nhân khiến cho thai phụ thèm ăn mặn có thể là:

  • Thai phụ bị thiếu hụt chất dinh dưỡng và chất khoáng, điều này sẽ gây ra cảm giác thèm ăn đồ mặn trong quá trình mang thai.
  • Khi mang thai, cơ thể của người phụ nữ sẽ có sự thay đổi về hormone. Đây chính là một nguyên nhân dẫn đến cảm giác thèm ăn một cách bất thường, trong đó bao gồm cả tình trạng thèm ăn đồ mặn.
  • Tình trạng ốm nghén hoặc thiếu nước khi mang thai cũng có thể khiến mẹ bầu thường xuyên cảm thấy nhạt miệng, từ đó làm tăng nhu cầu ăn mặn hơn.
  • Mẹ bầu có thể đã thèm ăn mặn trước thời điểm mang thai và tình trạng này có thể kéo dài trong thai kỳ hoặc cả sau khi sinh. Đây có thể là một dấu hiệu của hội chứng Bartter hoặc bệnh Addison.
  • Cảm giác thèm ăn mặn ở phụ nữ mang thai có thể không bắt nguồn từ một nguyên nhân sinh học nào cả. Bởi, tình trạng này có thể liên quan đến các vấn đề chuẩn mực văn hoá, có nghĩa là mẹ bầu có thể bị ảnh hưởng từ thói quen ăn uống của người thân.

Mẹ bầu ăn mặn có sao không? Làm thế nào để thai phụ hạn chế ăn mặn? 1

Tình trạng ốm nghén có thể khiến mẹ bầu thường xuyên cảm thấy nhạt miệng

Mẹ bầu ăn mặn có sao không?

Trên thực tế, một lượng natri vừa phải là rất cần thiết cho cơ thể của người phụ nữ khi mang thai, bởi khoáng chất này có tác dụng giúp duy trì sự cân bằng ổn định của chất lỏng và khoáng chất trong cơ thể. Bên cạnh đó, muối cũng là loại thực phẩm giúp hỗ trợ truyền xung thần kinh và chức năng của cơ. Do đó, một lượng muối i-ốt vừa đủ được thêm vào trong chế độ ăn uống của người mẹ sẽ hỗ trợ cho sự phát triển bình thường và toàn diện của não bộ cũng như hệ thần kinh của thai nhi. Nếu cơ thể người mẹ thiếu i-ốt nghiêm trọng trong thai kỳ sẽ làm tăng nguy cơ gặp phải các biến chứng như thai chết lưu, sảy thai và khuyết tật trí tuệ ở trẻ được sinh ra. Tuy nhiên, mẹ bầu ăn mặn có sao không?

Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng, một người phụ nữ bình thường thì lượng muối tiêu thụ mỗi ngày là khoảng 1- 2g, khi mang thai thì nhu cầu về muối có thể tăng lên khoảng 2 – 4g/ngày. Tuy nhiên, việc ăn quá mặn trong thời gian dài có thể khiến mẹ bầu phải đối mặt với một số nguy cơ xấu cho sức khoẻ của cả 2 mẹ con như:

  • Nếu mẹ bầu ăn mặn không kiểm soát có thể phải đối mặt với tình trạng cơ thể tăng tích tụ nước và muối, từ đó dẫn đến hiện tượng phù nề, huyết áp cao, tức ngực, đau đầu, choáng váng, buồn nôn…
  • Tiêu thụ quá nhiều muối trong thai kỳ có thể làm tăng nguy cơ nhiễm độc thai nghén.
  • Ăn mặn quá nhiều có thể khiến cho mẹ bầu luôn trong tình trạng khát nước, mất đi sự cân bằng giữa các lượng chất trong cơ thể và khiến thai phụ mệt mỏi.
  • Bà bầu ăn mặn có sao không? Thói quen ăn quá mặn sẽ làm giảm sự bài tiết nước bọt trong miệng, tạo môi trường thuận lợi cho các loại vi khuẩn sinh trưởng và phát triển trong đường hô hấp trên. Hậu quả là khiến cho sức đề kháng của niêm mạc miệng bị suy yếu và mẹ bầu dễ mắc phải chứng viêm họng.
  • Ăn mặc kéo dài có thể kéo theo một loạt các bệnh lý có liên quan các cơ quan thận, dạ dày, huyết áp như tăng huyết áp, viêm dạ dày, suy thận…
  • Trong thời kỳ thai nghén, thai phụ tiêu thụ quá nhiều muối có thể dẫn đến một số triệu chứng như buồn bực khó chịu, hồi hộp, lượng nước tiểu giảm và gây ảnh hưởng đến sự phát triển em bé trong bụng mẹ.
  • Mẹ bầu ăn mặn có sao không? Việc thai phụ ăn mặn có thể gây ảnh hưởng không tốt cho thận của em bé. Thận cũng như các cơ quan khác trong hệ tiêu hoá của thai nhi đang trong quá trình hình thành và phát triển, do đó việc mẹ bầu tiêu thụ quá nhiều muối sẽ khiến cho thận của thai nhi bị tổn thương.

Mẹ bầu ăn mặn có sao không? Làm thế nào để thai phụ hạn chế ăn mặn? 2

Mẹ bầu ăn mặn có sao không?

Làm thế nào để mẹ bầu hạn chế ăn mặn?

Chắc hẳn bạn đọc đã nắm được vấn đề mẹ bầu ăn mặn có sao không thông qua phần trên của bài viết. Dẫu vậy, ăn mặn là một thói quen khó sửa đổi. Do đó, mẹ bầu nên tham khảo một số cách dưới đây để điều chỉnh thói quen ăn mặn khi mang thai, cụ thể như sau:

Tiêu thụ thực phẩm tươi

Mẹ bầu ăn quá mặn có thể gây ảnh hưởng đến xấu đến sức khoẻ. Tuy nhiên, natri là một khoáng chất cần thiết, không thể thiếu đối với thai phụ. Do vậy, thay vì ăn quá nhiều muối, mẹ bầu nên chuyển sang ăn nhiều trái cây và rau củ tươi vì chúng chứa lượng natri vừa đủ, giàu chất xơ, chất chống oxy hoá, vitamin và khoáng chất cần thiết cho thai kỳ.

Bên cạnh đó, các loại thịt tươi và thịt gia cầm cũng chứa lượng natri ít hơn so với các loại thịt nguội, lạp xưởng hay xúc xích… nên rất phù hợp với chế độ ăn của thai phụ.

Tìm hiểu thêm: Mô thần kinh có chức năng gì? Biện pháp để duy trì hệ thần kinh luôn khỏe mạnh

Mẹ bầu ăn mặn có sao không? Làm thế nào để thai phụ hạn chế ăn mặn? 3
Thai phụ nên lựa chọn các loại thực phẩm tươi để hạn chế lượng muối hấp thụ vào cơ thể

Đọc kỹ thông tin về thực phẩm trước khi mua

Natri là một khoáng chất có trong nhiều loại thực phẩm mà mẹ bầu không thể ngờ tới. Chẳng hạn, một lát bánh mì trắng có chứa tới 240mg natri, tương đương với 1/10 hàm lượng được khuyến nghị hàng ngày của thai phụ. Vì vậy, mẹ bầu hãy chú ý đến việc lựa chọn những sản phẩm đóng sẵn chứa ít natri, không muối hoặc không có thêm muối nhé.

Nấu ăn tại nhà

Các quán ăn thường có xu hướng cho nhiều muối vào các món ăn nhằm tăng hương vị và mẹ bầu rất khó kiểm soát được điều này. Do vậy, mẹ bầu nên chế biến và nấu ăn tại nhà để chủ động về lượng muối được nạp vào cơ thể. Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng có thể chủ động lựa chọn những loại thực phẩm tươi sống thay vì thực phẩm đã được chế biến sẵn. Mẹ bầu có thể:

  • Cắt giảm lượng muối trong chế biến món ăn bằng cách thử các loại gia vị khác như vỏ chanh, thảo mộc… để tăng hương vị cho món ăn nếu thấy bữa ăn hơi nhạt.
  • Cẩn thận với các loại nước sốt, bởi các loại nước sốt như nước tương, tương cà hay nước sốt salad thường có hàm lượng natri cao. Do đó, mẹ bầu nên hạn chế sử dụng các loại nước sốt trong thực đơn ăn uống hàng ngày.

Mẹ bầu ăn mặn có sao không? Làm thế nào để thai phụ hạn chế ăn mặn? 4

>>>>>Xem thêm: Bù nước cho trẻ bị sốt như thế nào cho đúng?

Mẹ bầu nên nấu ăn tại nhà để chủ động kiểm soát lượng muối được đưa vào cơ thể

Trên đây là lời giải đáp của Kenshin về vấn đề mẹ bầu ăn mặn có sao không. Hy vọng các thai phụ đã tìm được câu trả lời cho băn khoăn trên và biết làm thế nào để hạn chế lượng muối được nạp vào cơ thể, từ đó giúp cho thai kỳ luôn khoẻ mạnh.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *