Ăn gì tốt cho bệnh đại tràng? Người bệnh đại tràng có cần kiêng gì không?

Một trong những biện pháp được khuyến khích để cải thiện bệnh đại tràng là lựa chọn những loại thực phẩm cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết, nhưng không làm nặng thêm các triệu chứng viêm loét. Câu hỏi “Ăn gì tốt cho bệnh đại tràng” là mối quan tâm hàng đầu của nhiều người mắc bệnh lý này.

Bạn đang đọc: Ăn gì tốt cho bệnh đại tràng? Người bệnh đại tràng có cần kiêng gì không?

Bệnh đại tràng có thể kèm theo những triệu chứng liên quan đến rối loạn tiêu hóa, ảnh hưởng đến sự hấp thu dưỡng chất của cơ thể. Vì thế, những thông tin liên quan đến câu hỏi ăn gì tốt cho bệnh đại tràng là thường xuyên gặp phải. Xây dựng chế độ ăn hợp lý cho người bệnh đại tràng là điều cần thiết để hỗ trợ cho việc điều trị. Bài viết sau đây sẽ gợi ý một số loại thực phẩm tốt cho người bệnh đại tràng.

Bệnh viêm đại tràng là gì?

Trước khi giải đáp cho thắc mắc ăn gì tốt cho bệnh đại tràng, chúng ta cùng tìm hiểu một số đặc điểm của bệnh đại tràng.

Đại tràng (hay ruột già) là phần cuối của ống tiêu hóa, bao gồm hệ lợi khuẩn với nhiệm vụ hấp thu những dưỡng chất từ thức ăn còn sót lại qua các bộ phận tiêu hóa trước đó (dạ dày, ruột non) và hình thành khối phân.

Bệnh viêm đại tràng có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như dùng thuốc kháng sinh không hợp lý, bệnh lý liên quan đến hệ miễn dịch (bệnh herpes simplex, lao), ảnh hưởng bởi xạ trị các bộ phận vùng bụng hoặc gần đó, rối loạn hệ thần kinh – ruột do thường xuyên căng thẳng, sử dụng các loại thức ăn không hợp vệ sinh hoặc chế độ ăn không lành mạnh…

Các triệu chứng thường gặp của người bị bệnh đại tràng là đau bụng, đầy hơi hay chướng bụng, táo bón hoặc tiêu chảy xen kẽ, cơ thể mệt mỏi, chán ăn… Những biểu hiện này đều có thể trầm trọng hơn khi người bệnh tiêu dùng những thực phẩm không tốt cho hệ tiêu hóa hay đại tràng nói riêng.

an-gi-tot-cho-benh-dai-trang-nguoi-benh-dai-trang-co-can-kieng-gi-khong 1

Bệnh đại tràng ảnh hưởng nhiều đến hoạt động tiêu hóa của cơ thể

Một số loại thực phẩm tốt cho người bị bệnh đại tràng

Viêm đại tràng có thể làm cho việc hấp thụ chất dinh dưỡng bị cản trở và làm suy giảm thể trạng cũng như cân nặng. Vì thế, tham khảo những thông tin về việc ăn gì tốt cho bệnh đại tràng và hạn chế những tác nhân có thể làm nặng mức độ tổn thương là điều cần thiết.

Sữa chua

Sữa chua là nguồn thực phẩm dồi dào men vi sinh tốt hệ lợi khuẩn đường ruột, giúp hệ miễn dịch khỏe mạnh. Hơn nữa, sữa chua cũng là một nguồn cung cấp canxi tuyệt vời, giúp hình thành hệ xương chắc khỏe. Điều này có ý nghĩa đối với những người bị viêm loét đại tràng vì người bệnh có nguy cơ mắc bệnh loãng xương cao hơn những người không mắc bệnh.

Tuy nhiên, bạn cũng nên chú ý tới lượng đường có trong sữa chua, sử dụng sữa chua nguyên chất và không đường là lựa chọn tốt nhất.

an-gi-tot-cho-benh-dai-trang-nguoi-benh-dai-trang-co-can-kieng-gi-khong 2

Sữa chua giúp bổ sung lợi khuẩn cho đường ruột

Thực phẩm giàu chất béo tốt

Các loại cá béo

Các nghiên cứu cho thấy omega – 3 trong cá như DHA và EPA có tác dụng hỗ trợ ngăn chặn những phản ứng viêm tại đại tràng. Dầu cá trong một số loại cá như cá hồi, cá ngừ và cá thu là nguồn cung cấp các axit béo tốt và được khuyến khích sử dụng ở những người bệnh đại tràng.

Quả bơ

Bơ là một nguồn cung cấp các chất béo không bão hòa tốt cho hệ tiêu hóa và tim mạch của cơ thể. Nếu bạn đang bị sụt cân vì bệnh viêm loét đại tràng, bơ là loại thực phẩm có thể giúp bạn cải thiện tình trạng dinh dưỡng kém và cung cấp năng lượng tối ưu cho cơ thể.

an-gi-tot-cho-benh-dai-trang-nguoi-benh-dai-trang-co-can-kieng-gi-khong 3

Quả bơ có nhiều chất béo tốt giúp tăng khả năng hấp thu dưỡng chất

Các loại hạt

Các loại hạt (hạnh nhân, óc chó) hoặc dầu từ một số loại hạt (hạt lanh, dầu oliu) là nguồn cung cấp các chất béo chất lượng và lành mạnh cho cơ thể. Ăn một ít các loại hạt cho một bữa ăn nhẹ hoặc bổ sung một lượng thích hợp cùng với ngũ cốc cũng được coi là lựa chọn phù hợp trong chế độ ăn của người bệnh đại tràng.

Các loại bí

Các loại bí như bí ngô, bí xanh hoặc bí ngòi, đều là những loại rau củ lành mạnh chứa nhiều chất xơ cùng các chất chống oxy hóa như beta – carotene và vitamin C. Chất xơ là thành phần quan trọng giúp duy trì hệ vi sinh vật đường ruột khỏe mạnh, các chất chống oxy hóa giúp thúc đẩy quá trình lành lại của các tổn thương do viêm tại niêm mạc đại tràng.

Tìm hiểu thêm: Gợi ý một số phương pháp dùng thuốc nam trị bệnh trĩ

an-gi-tot-cho-benh-dai-trang-nguoi-benh-dai-trang-co-can-kieng-gi-khong 4
Bí đỏ là thực phẩm tốt cho người bệnh đại tràng

Người bệnh đại tràng nên kiêng các loại thực phẩm nào?

Bên cạnh sự quan tâm đến ăn gì tốt cho bệnh đại tràng, thì người bệnh cũng cần kiêng một số thực phẩm để tránh tình trạng viêm loét ngày càng nặng và khó kiểm soát hơn. Sau đây là một số loại thực phẩm mà người bệnh đại tràng nên hạn chế tiêu thụ:

Sản phẩm từ sữa

Một số bệnh nhân viêm đại tràng sẽ không dung nạp với đường lactose và bị tiêu chảy. Lactose là chất thường được tìm thấy trong các sản phẩm từ bơ sữa, đặc biệt là sữa bò. Vì thế, những đối tượng này nên tránh các thực phẩm từ bơ sữa để tránh xảy ra những tình huống làm bệnh trở nặng.

Các chất kích thích

Thức uống có cồn như rượu, bia và đồ uống chứa caffein sẽ có thể làm tăng kích ứng đối với đường tiêu hóa, gây tiêu chảy. Vì vậy, người bệnh cũng nên cân nhắc hạn chế dùng những thức uống này để bảo vệ đại tràng.

Đồ ăn nhiều đường

Các sản phẩm chứa lượng đường lớn, đặc biệt là đường hóa học sẽ có thể gây ra cảm giác đầy hơi, chướng bụng khi ăn quá nhiều. Do đó, người bệnh đại tràng hãy cố gắng điều chỉnh lượng đường nạp vào cơ thể một cách hợp lý nhất.

Thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, cay nóng

Việc dùng thường xuyên món ăn được chế biến không lành mạnh như chiên xào có thể làm nặng hơn các triệu chứng khó tiêu, chướng bụng. Đối với đồ ăn cay nóng, đây cũng là tác nhân gây kích thích tình trạng viêm loét nặng thêm ở người bệnh đại tràng.

Thực phẩm sống

Các thực phẩm sống như gỏi, nem chua, rau sống… có thể chứa nhiều vi khuẩn hoặc ký sinh trùng gây bệnh trên đường tiêu hóa. Vì thế, người bệnh không nên dùng loại thực phẩm này để có thể duy trì một đường ruột khỏe mạnh.

an-gi-tot-cho-benh-dai-trang-nguoi-benh-dai-trang-co-can-kieng-gi-khong 5

Người bệnh đại tràng nên hạn chế đồ ăn cay nóng và dầu mỡ

Viêm đại tràng nên áp dụng thói quen ăn uống, sinh hoạt như thế nào?

Để tăng cường sức khỏe cho đại tràng, bên cạnh lựa chọn ăn gì tốt cho bệnh đại tràng và kiêng ăn gì để bảo vệ đại tràng, xây dựng những thói quen tốt trong ăn uống và sinh hoạt cũng góp phần cải thiện bệnh.

  • Chia thành nhiều bữa ăn nhỏ thay vì ăn 3 bữa ăn chính trong ngày. Đây là một phương pháp hữu ích để giúp cơ thể hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn và giảm áp lực cho hoạt động tiêu hóa của đại tràng đang bị tổn thương.
  • Lượng thực phẩm chứa chất xơ nạp vào cơ thể cũng cần được lưu ý tùy thuộc vào triệu chứng mà người bệnh đại tràng gặp phải. Đối với người thường xuyên bị táo bón, bổ sung thêm nhiều chất xơ giúp đi đại tiện dễ hơn, nhưng với người có triệu chứng tiêu chảy lượng chất xơ từ thực phẩm cần điều chỉnh ở mức phù hợp.
  • Uống đủ nước cho một ngày để hỗ trợ cho quá trình đi đại tiện được dễ dàng hơn.
  • Hãy ghi nhớ nguyên tắc ăn chín uống sôi và sử dụng thực phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh, hạn chế ăn thức ăn chế biến sẵn ngoài hàng.
  • Hãy chú ý đến việc tẩy giun định kỳ 6 tháng/lần để phòng ngừa những bệnh về đường tiêu hóa khác.
  • Hạn chế căng thẳng, áp lực, lo lắng kéo dài, vì đây cũng là yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị bệnh lý.
  • Kết hợp với luyện tập thể thao để nâng cao sức khỏe, tăng cường đề kháng, hỗ trợ cho quá trình tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng.

an-gi-tot-cho-benh-dai-trang-nguoi-benh-dai-trang-co-can-kieng-gi-khong 6

>>>>>Xem thêm: Tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không? Làm thế nào để phòng bệnh?

Chia nhỏ nhiều bữa ăn trong ngày giúp cơ thể hấp thu dinh dưỡng hiệu quả hơn

Như vậy, bài viết trên vừa giải đáp cho thắc mắc ăn gì tốt cho bệnh đại tràng và gợi ý thêm về những thực phẩm nên hạn chế trong quá trình điều trị bệnh. Mong rằng đây là những thông tin hữu ích đối với bạn đọc.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *