Không ít người khá hoang mang khi bỗng dưng ấn vào xương sườn thấy đau. Vậy đây có phải là dấu hiệu cảnh báo căn bệnh gì đáng lo ngại hay không? Những phân tích dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Bạn đang đọc: Ấn vào xương sườn thấy đau cảnh báo bệnh gì?
Theo các bác sĩ, khi ấn vào xương sườn thấy đau, người bệnh không nên chủ quan vì đây có thể là tín hiệu cho thấy cơ thể đang mắc một số căn bệnh nguy hiểm. Vậy phải làm gì khi gặp tình trạng này, lúc nào thì cần đi khám? Các bác sĩ sẽ đưa ra những thông tin cụ thể và lời khuyên hữu ích về hiện tượng này.
Contents
Ấn vào xương sườn thấy đau có nguy hiểm không?
Phân tích y khoa cho thấy trong cơ thể có rất nhiều cơ quan nội tạng quan trọng nằm gần xương sườn. Do đó, khi ấn vào xương sườn thấy đau, đây có thể là dấu hiệu cho biết một hoặc một vài cơ quan bên trong đang gặp vấn đề.
Tuy nhiên, người bệnh cũng không cần quá lo lắng mà cần bình tĩnh để đánh giá sơ bộ về mức độ, tình trạng của cơn đau mà bản thân cảm nhận được. Nếu chỉ đau nhẹ hoặc vừa và không kèm theo các triệu chứng bất thường nào khác thì có thể chỉ là do nguyên nhân căng cơ bình thường. Lúc này, người bệnh chỉ cần nghỉ ngơi đúng cách sẽ sớm được cải thiện.
Tuy nhiên, khi cơn đau xuất hiện thường xuyên, đau âm ỉ hoặc nhói, khiến người bệnh khó chịu nhiều thì không nên chủ quan. Đặc biệt là khi cơn đau kèm theo các biểu hiện như nôn mửa, đau và chảy máu khi đi tiểu, vàng mắt, vàng da, sốt cao, ngứa ran hoặc tê cứng chân, phát ban trên da,… thì bạn nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám kịp thời. Việc điều trị sớm sẽ giúp mang lại hiệu quả cao hơn.
Ấn vào xương sườn thấy đau cảnh báo bệnh gì?
Theo các bác sĩ, việc ấn vào xương sườn thấy đau cảnh báo bệnh gì còn phụ thuộc vào tình trạng người bệnh đau ở xương sườn bên trái, bên phải hay cả hai bên. Cụ thể như sau:
Bệnh về gan
Nếu ấn vào xương sườn phải thấy đau, kèm theo biểu hiện chán ăn, mệt mỏi, khó tiêu, buồn nôn và sụt cân thì bác sĩ sẽ nghi ngờ người bệnh mắc các bệnh về gan. Nhất là khi có dấu hiệu vàng da, nước tiểu chuyển vàng đậm thì việc thực hiện các xét nghiệm là cần thiết. Bởi có thể có sự xuất hiện của khối u trong gan, làm cho các tế bào gan bị chèn ép, gây ra các cơn đau dữ dội, khiến người bệnh kiệt sức, mệt mỏi.
Vấn đề về phổi
Đau xương sườn phải khi ấn vào cũng còn là tín hiệu của cơ thể cảnh báo phổi đang gặp vấn đề. Khi người bệnh thấy đau tức ở mạn sườn phải, ho thành từng cơn nghiêm trọng thì cần đi khám càng sớm càng tốt.
Đau dây thần kinh liên sườn
Nếu cơn đau bắt đầu từ một vị trí nhất định rồi lan đến xương sườn bên trái, người bệnh cảm thấy nhói lên và cơ thể giật giật thì khả năng cao đang mắc bệnh đau dây thần kinh liên sườn. Mặc dù không nguy hiểm đến tính mạng nhưng việc không điều trị sớm sẽ khiến người bệnh rất khó chịu bởi các cơn đau xảy ra thường xuyên.
Viêm đại tràng, dạ dày, hội chứng ruột kích thích
Khi cơn đau ở xương sườn trái kèm theo đau bụng, sụt cân, ợ chua, buồn nôn, khó tiêu, đầy bụng… thì có thể bạn đang bị viêm dạ dày hoặc viêm đại tràng. Trường hợp gặp tình trạng đại tiện khó khăn, tiêu chảy, táo bón, người bệnh nên đi khám ngay.
Sỏi thận
Sỏi thận cũng là căn bệnh có thể xảy ra nếu người bệnh ấn vào hạ sườn trái thấy đau. Khi gặp các triệu chứng kèm theo như tiểu đau, tiểu có máu, tiểu lắt nhắt… bạn nên được thăm khám và chữa trị kịp thời. Bởi nếu để lâu sẽ có nguy cơ gây biến chứng như nhiễm trùng đường tiết niệu hay suy thận.
Tìm hiểu thêm: Mách bạn cách trị mụn do dị ứng mỹ phẩm
Ngoài việc đau ở một bên xương sườn, nếu bạn thử ấn cả hai bên xương sườn và đều thấy đau thì có thể nguyên nhân chủ yếu là do đau cơ. Tình trạng này thường xảy ra do người bệnh bị chấn thương, bong gân, vận động quá sức hoặc ít vận động, duy trì tư thế sai trong thời gian dài…
Thông thường, trong trường hợp này, bạn không cần quá lo lắng mà chỉ cần nghỉ ngơi và vận động đúng tư thế là cải thiện được tình trạng. Nếu cơn đau xảy ra trong thời gian dài mà không thuyên giảm, bạn có thể chụp X quang tổng quát để được chẩn đoán đúng bệnh nhé!
Làm gì khi ấn vào xương sườn thấy đau?
Vậy cần phải làm gì khi bỗng dưng bạn ấn vào xương sườn thấy đau? Theo các bác sĩ, trong một vài trường hợp, hiện tượng này không gây nguy hiểm nhưng cũng có thể là biểu hiện của chấn thương hoặc cảnh báo bệnh lý nghiêm trọng. Do đó, quan trọng nhất là người bệnh cần cảm nhận chính xác mức độ, tần suất đau và thông báo tình hình với bác sĩ để đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
Các bước xử lý trong tình huống này được khuyến cáo như sau:
- Trước hết, người bệnh cần thực hiện phương án sơ cứu tạm thời như: Không làm các việc nặng quá sức, uống nước ấm rồi nằm nghỉ ngơi trong tư thế thoải mái, có thể lấy khăn ấm chườm quanh vùng bị đau và tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc giảm đau nếu chưa có sự chỉ định từ bác sĩ.
- Sau khi được thăm khám, chẩn đoán, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị, người bệnh nên thực hiện đúng chỉ dẫn để sớm cải thiện tình trạng. Tùy từng bệnh lý, bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp phù hợp như sử dụng các loại thuốc điều trị bệnh gan, bệnh sỏi thận, điều trị nhiễm trùng, phẫu thuật loại bỏ túi mật hoặc uống thuốc tan sỏi mật; phẫu thuật ghép gan, ghép thận đối với bệnh nặng,… Hoặc nếu chỉ là chấn thương ở mức độ nhẹ, bác sĩ chỉ cần áp dụng vật lý trị liệu hay chườm nóng hoặc lạnh.
>>>>>Xem thêm: Hình ảnh lupus ban đỏ dạng đĩa thường xuất hiện như thế nào?
Ngoài ra, trong quá trình điều trị, bạn cần lưu ý xây dựng lối sống khoa học, bố trí thời gian làm việc, nghỉ ngơi hợp lý kết hợp với chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng nhằm giúp cơ thể khỏe mạnh và hạn chế làm bệnh diễn biến phức tạp hơn.
Với các thông tin trên, Kenshin đã giúp bạn hiểu rõ hơn về hiện tượng khi ấn vào xương sườn thấy đau. Bất kỳ dấu hiệu bất thường nào của cơ thể cũng đều là tín hiệu cho thấy sức khỏe đang gặp vấn đề. Vì thế, khi nếu cơn đau trở nặng với tần suất và cường độ lớn, bạn không nên trì hoãn việc thăm khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa để quá trình điều trị đạt hiệu quả nhé!
Xem thêm: Đau sườn trái dưới tim là biểu hiện của bệnh lý gì?
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể