Bạn có muốn biết cách đánh răng không bị tụt lợi hay không?

Chăm sóc răng miệng là việc quan trọng không thể bỏ qua. Tuy nhiên, nếu chăm sóc không đúng cách thì răng miệng có thể gặp rất nhiều các vấn đề khác nhau như tụt lợi, sâu răng, hôi miệng,… Vậy, bạn đã biết cách đánh răng không bị tụt lợi hay chưa?

Bạn đang đọc: Bạn có muốn biết cách đánh răng không bị tụt lợi hay không?

Đánh răng sai cách là nguyên nhân phổ biến khiến cho lợi bị tụt. Để hiểu được rõ tình trạng tụt lợi và cách đánh răng không bị tụt lợi, mời bạn đọc hãy theo dõi thật kỹ bài viết dưới đây, giúp biết được thêm những thông tin bổ ích.

Tụt lợi là gì?

Tụt lợi là khi các mô lợi xung quanh răng bị mòn dần và hạ thấp xuống, khiến cho bề mặt răng bị lộ ra. Chân răng sẽ có cảm giác bị dài ra nếu như lợi tụt quá thấp. Tình trạng tụt lợi xảy ra không chỉ ảnh hưởng tới tính thẩm mỹ mà còn khiến cho người bệnh có cảm giác khó chịu, ê buốt, nhất là khi ăn uống, nhai thức ăn. Các thức ăn rất dễ bị mắc lại ở kẽ răng và gây ra một số bệnh lý ở vùng răng này. Lâu dần, vi khuẩn ăn mòn răng có thể lan sang các răng bên cạnh, hậu quả là dẫn tới tình trạng mất răng. Không chỉ có thế, khi vùng cổ và chân răng không được che chở, bao bọc bởi lợi thì rất dễ bị ăn mòn do bàn chải răng tác động lâu ngày và cả axit trong thức ăn. Bệnh nhân bị tụt lợi sẽ có một số triệu chứng điển hình sau:

  • Bị chảy máu chân răng khi dùng bàn chải răng, chỉ nha khoa, tăm xỉa răng, tăm nước hay thậm chí chỉ ấn nhẹ bằng tay cũng bị chảy máu.
  • Nướu răng bị thu hẹp, thân răng dài hơn nhiều so với bình thường.
  • Lợi có màu đỏ thẫm, bị sưng, đau nhức và khó chịu.
  • Răng yếu dần đi và có thể bị lung lay.
  • Hơi thở có mùi hôi nhất là vào thời điểm buổi sáng mới thức dậy.
  • Răng trở nên nhạy cảm, dễ bị ê buốt khi đánh răng, ăn uống.

Tụt lợi không phải là bệnh răng miệng đơn giản, hậu quả do căn bệnh này rất nghiêm trọng, người bệnh có thể phải đối mặt với nguy cơ bị mất răng. Dẫu vậy, vẫn có rất nhiều người bệnh lơ là, chủ quan, ít quan tâm đến các dấu hiệu bệnh. Chỉ đến khi bệnh có xu hướng trở nên nặng hơn thì người bệnh mới suy nghĩ đến việc can thiệp điều trị, đi thăm khám. Để bệnh diễn ra quá lâu thì việc điều trị bệnh sẽ khá khó khăn, khả năng bệnh khỏi hoàn toàn sẽ không cao so với việc phát hiện ra và điều trị bệnh từ sớm.

Bạn có muốn biết cách đánh răng không bị tụt lợi hay không?1

Tụt lợi là tình trạng răng miệng khá phổ biến

Nguyên nhân khiến cho lợi bị tụt

Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho lợi bị tụt, một số có thể kể tới như:

  • Viêm quanh răng: Xung quanh răng bị viêm thường là do không lấy vôi răng định kỳ khiến cho vôi răng lâu ngày tích tụ lại gây ra viêm nướu, viêm nha chu, làm cho mô nướu và các cấu trúc nâng đỡ răng bị phá hủy. Đây chính là nguyên nhân phổ biến nhất khiến cho lợi bị tụt.
  • Đánh răng không đúng cách: Đánh răng là việc chúng ta bắt buộc phải thực hiện hàng ngày nhưng nếu thực hiện không đúng cách thì sẽ khiến cho lợi bị tụt. Đánh răng sai góc độ bàn chải, dùng lực mạnh, sử dụng bàn chải cứng sẽ làm ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng, làm khuyết mòn mô lợi và dần để lộ chân răng.
  • Cấu trúc răng: Đối với một số người, cấu trúc xương ổ răng bao bọc xung quanh chân răng quá ít, răng rất dễ bị tổn thương và dẫn tới tụt lợi. Những người có khớp cắn lệch, hô vẩu cũng dễ gặp phải tình trạng tụt lợi.
  • Bị mất răng: Để tình trạng mất răng kéo dài mà không điều trị sẽ khiến cho xương hàm bị tiêu, dần dần nướu cũng sẽ bị teo. Các răng xung quanh sẽ bị dịch chuyển hoặc mọc ngả về vị trí răng bị mất, gây tụt lợi.
  • Di truyền: Nếu bạn chưa biết thì tình trạng tụt lợi cũng có thể di truyền từ bố mẹ bị mắc bệnh. Nếu tiền sử gia đình có người bị mắc các vấn đề về răng miệng thì nguy cơ di truyền cho đời sau sẽ cao hơn.

Tìm hiểu thêm: Phương pháp khắc phục nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh

Bạn có muốn biết cách đánh răng không bị tụt lợi hay không?2
Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau khiến lợi bị tụt

Cách đánh răng không bị tụt lợi

Vậy, bạn đã biết rõ về cách đánh răng không bị tụt lợi hay chưa? Để không bị tụt lợi, đánh răng đúng cách, bạn hãy tham khảo một số điều dưới đây:

  • Đặt bàn chải đúng vị trí: Đặt bàn chải đúng vị trí sẽ ngăn chặn tình trạng tụt lợi. Việc quan trọng là hãy sử dụng một chiếc bàn chải thật mềm và sử dụng lượng kem đánh răng vừa phải. Hãy giữ bàn chải nghiêng 45 độ dọc theo đường viền của lợi, lưu ý không giữ bàn chải vuông góc với răng. Bàn chải vuông góc với răng sẽ làm cho việc chải răng không được sạch, các mảng bám, vi khuẩn sẽ không được loại bỏ.
  • Động tác chải: Động tác chải răng nên theo hình elip hoặc hình tròn bởi khi chải răng theo chiều này thì đường viền nướu sẽ được làm sạch một cách tối đa. Nếu muốn làm sạch mặt trong của răng cửa, hãy nghiêng bàn chải theo chiều dọc và sử dụng phần lông phía đầu bàn chải tạo thành chuyển động hình tròn trên bề mặt răng.
  • Làm sạch mọi vị trí: Hãy đảm bảo bạn không bỏ qua ngóc ngách nào khi làm sạch răng, không ngoại trừ cả những vùng khó làm sạch như kẽ răng. Hãy di chuyển bàn chải thật đúng theo chiều được hướng dẫn giúp làm sạch toàn bộ bề mặt răng. Ngoài ra, hãy kết hợp sử dụng chỉ nha khoa, tăm nước để làm sạch kẽ răng một cách tối ưu.
  • Dùng lực nhẹ nhàng: Chải răng với lực mạnh hay sử dụng bàn chải răng có sợi lông cứng sẽ làm mòn men răng. Chính vì thế, hãy đánh răng một cách thật chậm dãi, nhẹ nhàng và hãy nhớ thay bàn chải răng lông mềm đều đặn 3 tháng một lần. Bạn có thể tham khảo sử dụng các loại bàn chải điện, các loại bàn chải này thường được thiết kế với các chế độ lực đánh khác nhau giúp dễ dàng kiểm soát lực tác động lên răng và lông chải mềm mịn.

Bạn có muốn biết cách đánh răng không bị tụt lợi hay không?3

>>>>>Xem thêm: Rau mùi có tác dụng gì? 11 tác dụng của rau mùi có thể bạn chưa biết

Đánh răng đúng cách sẽ ngăn ngừa tình trạng tụt lợi

Tụt lợi là tình trạng răng miệng rất dễ mắc phải và gây ra nhiều triệu chứng khó chịu cho người bệnh. Hãy lưu ý chăm sóc răng miệng thật cẩn thận, đánh răng đúng cách để bảo vệ răng, nướu khỏe mạnh. Nếu gặp bất cứ vấn đề nào về răng miệng hãy liên hệ với các bác sĩ nha khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Xem thêm:

  • U răng phức hợp: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị
  • Răng giả silicon có tốt không?

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *