Cơ thể người có khoảng bao nhiêu cơ là câu hỏi không ít người thắc mắc. Hãy cùng tìm lời giải đáp cho câu hỏi này và tìm hiểu cách làm thế nào để giữ hệ cơ luôn khỏe mạnh trong bài viết dưới đây bạn nhé!
Bạn đang đọc: Bạn đã biết cơ thể người có khoảng bao nhiêu cơ?
Hệ cơ trong cơ thể đóng vai trò vô cùng quan trọng. Vậy trong cơ thể người có khoảng bao nhiêu cơ và tác dụng của những cơ này như thế nào? Hiểu đúng và đầy đủ về cơ quan này sẽ giúp chúng ta ý thức được việc chăm sóc đúng cách, nhằm bảo vệ hệ cơ luôn khỏe mạnh, ít chịu tác động xấu từ bên ngoài và sự lão hóa từ bên trong.
Contents
Cơ là gì? Cơ thể người có khoảng bao nhiêu cơ?
Cơ là thuật ngữ y học dùng để chỉ các mô mềm trong cơ thể người, có chức năng tạo ra lực và chuyển động, nhằm duy trì và thay đổi tư thế cũng như hoạt động bình thường của các cơ quan nội tạng. Tế bào cơ có các sợi trượt lên nhau, tạo độ co giãn, giúp thay đổi chiều dài và hình dạng dễ dàng.
Cơ trong cơ thể được phân thành ba nhóm chính là cơ xương (cơ vân), cơ trơn và cơ tim. Cơ xương là cơ nhiều nhất, chiếm khoảng 40% tổng trọng lượng cơ thể; chúng được gắn vào các đầu xương qua gân và chịu trách nhiệm cho các chuyển động của cơ thể. Cơ trơn có ở trong thành của các cơ quan nội tạng như dạ dày, ruột và mạch máu. Còn cơ tim chịu trách nhiệm bơm máu đi khắp cơ thể, có thể co bóp và thư giãn nhịp nhàng mà không mệt mỏi.
Vậy cơ thể người có khoảng bao nhiêu cơ? Thực ra không có con số chính xác cho câu hỏi này, số lượng cơ bắp trong cơ thể khác nhau tùy thuộc vào cách xác định và đếm cơ bắp. Nếu tính từng sợi cơ, các nhà khoa học cho rằng có đến hàng tỷ sợi cơ tạo thành cơ thể. Còn nếu xét theo số lượng cơ đơn thuần thì có khoảng hơn 600 cơ ở cả 3 nhóm nêu trên.
Hệ cơ hoạt động như thế nào trong cơ thể?
Có một số thú vị về cơ được các nhà khoa học chỉ ra như: Cơ tim bơm 5 lít máu mỗi phút, cơ mông là cơ lớn nhất và tai chứa các cơ nhỏ nhất trong cơ thể, cơ cắn ở hàm là cơ khỏe nhất tính theo trọng lượng. Vậy hệ cơ hoạt động như thế nào trong cơ thể?
Theo phân tích khoa học, mỗi sợi cơ dài khoảng 40mm và được điều khiển bởi một dây thần kinh. Đầu tiên, tín hiệu sẽ được truyền từ hệ thần kinh trung ương xuống các dây thần kinh ngoại biên, đến vùng tiếp xúc giữa thần kinh và cơ, sau đó cơ thể sẽ tiết ra chất dẫn truyền thần kinh. Chất này liên kết với một protein trên màng tế bào cơ và tạo ra một điện thế hoạt động trong tế bào cơ. Nhờ sự kết hợp của điện thế này và các ion canxi mà các cơ sẽ hoạt động theo sự điều hành của hệ thần kinh trung ương. Ngoài ra, một số hoạt động khác của hệ cơ cũng được hình thành theo cơ chế phản xạ tự nhiên.
Chức năng của hệ cơ trong cơ thể
Theo nhiều nghiên cứu, cơ bắp trong cơ thể có các chức năng chính như sau:
- Vận động: Chịu trách nhiệm cho chức năng vận động là cơ vân. Khi cơ co lại sẽ tạo ra chuyển động thô như đi, chạy, bơi lội hoặc chuyển động tinh như viết, nói, nét mặt…
- Kiểm soát tư thế và ổn định cơ thể: Một số cơ giúp bảo vệ cột sống và giúp ổn định cơ thể. Nhóm cơ cốt lõi càng mạnh, cơ thể chúng ta càng ổn định. Nếu cơ bắp cứng hoặc yếu có thể làm mất sự kiểm soát, làm cho tư thế cơ thể bị xấu và sai lệch, dẫn đến đau nhức xương khớp, khiến các cơ bắp yếu dần, nhất là vai, xương sống, hông, đầu gối.
- Lưu thông máu: Cơ trơn trong động mạch và tĩnh mạch tham gia vào việc lưu thông máu trong cơ thể. Khi cơ thể cần nhiều oxy hơn, các cơ này giãn rộng để tăng lưu lượng máu.
- Hô hấp: Khi cơ hoành co lại, làm cho khoang ngực giãn rộng, sau đó phổi lấp đầy không khí. Khi cơ hoành giãn ra, nó sẽ hỗ trợ không khí được đẩy ra khỏi phổi.
- Tiêu hóa: Đường tiêu hóa được kiểm soát bởi các cơ trơn, giúp quá trình tiêu hóa được hoạt động thuận lợi và dễ dàng hơn.
- Tầm nhìn: Các cơ vân xung quanh mắt điều khiển chuyển động của mặt, giúp duy trì hình ảnh ổn định, quan sát khu vực xung quanh và theo dõi các đối tượng chuyển động.
- Bảo vệ nội tạng và điều chỉnh nhiệt độ cơ thể: Cơ bắp bảo vệ các cơ quan nội tạng ở phía trước, hai bên và phía sau cơ thể. Theo nghiên cứu, khoảng 85% nhiệt lượng được tạo ra trong cơ thể là từ các cơ bắp co thắt.
Tìm hiểu thêm: Bị giãn tĩnh mạch khi mang thai có nguy hiểm không?
Giải pháp bảo vệ sức khỏe hệ cơ
Có thể thấy cơ bắp là bộ phận cực kỳ quan trọng trong cơ thể. Vậy chúng ta nên làm gì để bảo vệ sức khỏe hệ cơ, ngăn ngừa lão hóa cơ bắp? Dưới đây là những khuyến cáo của các chuyên gia sức khỏe dành cho bạn:
- Tập thể dục đều đặn: Đây là phương pháp cần thiết giúp xây dựng hệ cơ bắp khỏe mạnh, đồng thời rèn luyện và cải thiện khả năng chịu đựng cho cơ tim.
- Thực hành nguyên tắc ăn uống khoa học: Trong chế độ ăn hằng ngày, bạn nên chú ý hạn chế lượng chất béo chuyển hóa trong đồ ăn chiên xào và đồ ăn mặn bởi chúng có nguy cơ gây bệnh lý tim mạch. Ngoài ra, bạn nên tăng cường bổ sung các loại trái cây phục hồi cơ bắp như chuối, táo, bơ, kiwi…
- Không hút thuốc lá, hạn chế rượu bia: Đây là yếu tố quan trọng và cần thiết giúp bảo vệ sức khỏe nói chung và hệ cơ nói riêng.
- Duy trì trọng lượng cơ thể ổn định: Dư thừa cân nặng là yếu tố dễ gây tổn thương cơ và khiến cơ thể mắc phải các vấn đề khác. Do đó, bạn nên duy trì cân nặng ở mức ổn định, không để rơi vào trạng thái béo phì.
- Chế độ nghỉ ngơi hợp lý: Bạn cần tạo cho cơ thể có thời gian phục hồi cơ sau tập luyện để kịp thời tái tạo lại chức năng. Nhất là khi bị đau nhức cơ, bạn cần chú ý để cho cơ được thư giãn, tránh vận động nặng, quá sức.
- Khám sức khỏe tổng quát định kỳ: Việc khám sức khỏe thường xuyên sẽ giúp phát hiện sớm các bất thường ở cơ, từ đó giúp chúng ta có biện pháp can thiệp kịp thời, hiệu quả.
>>>>>Xem thêm: Giới thiệu các bài tập vật lý trị liệu viêm cột sống dính khớp
Như vậy, với các thông tin trên đây, Kenshin đã giúp bạn hiểu rõ hơn về băn khoăn rằng cơ thể người có khoảng bao nhiêu cơ cũng như phân tích chức năng và nêu các giải pháp bảo vệ sức khỏe hệ cơ. Đây là bộ phận có nhiều vai trò quan trọng, do đó khi có bất kỳ dấu hiệu nào bất thường, bạn cũng không nên chủ quan mà cần thăm khám sớm để chữa trị hiệu quả nhé!
Xem thêm: Cơ thể người gồm mấy phần? Hệ thống cấu tạo cơ thể người
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể