Các dấu hiệu trên cơ thể thay đổi có thể là cảnh báo của một căn bệnh nào đó. Kenshin sẽ gửi đến bạn giải đáp thắc mắc bàn tay son có phải dấu hiệu của bệnh gan hay không và các triệu chứng của bệnh gan để kịp thời đến bệnh viện thăm khám.
Bạn đang đọc: Bàn tay son có phải dấu hiệu cảnh báo bệnh gan không?
Bệnh gan có nhiều dấu hiệu cảnh báo nhưng người bệnh thường chủ quan dẫn đến khi phát hiện thì đã muộn. Bài viết này sẽ gửi đến bạn thông tin về tình trạng đỏ lòng bàn tay hay bàn tay son có phải là dấu hiệu của bệnh gan hay không cũng như những triệu chứng cảnh báo bệnh gan.
Contents
Giải đáp: Bị bàn tay son có phải mắc bệnh gan?
Ngày nay, bệnh gan là một trong những bệnh lý phổ biến và có xu hướng ngày càng trẻ hóa. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh sẽ gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe. Điều quan trọng là bệnh nhân cần phát hiện sớm để điều trị kịp thời.
Có nhiều triệu chứng cảnh báo bệnh gan, một trong số đó là hiện tượng đỏ lòng bàn tay hay còn gọi là bàn tay son. Nguyên nhân là gan tổn thương, suy giảm chức năng gan sẽ kéo theo sự giãn nở mạch ở bàn tay nhiều hơn khiến cho lòng bàn tay bị đỏ. Đây là một trong những triệu chứng phổ biến khi mắc bệnh gan mãn tính, gồm ung thư gan, xơ gan.
Hiện tượng bàn tay son ở người mắc bệnh gan được miêu tả cụ thể như sau:
- Những đầu ngón tay có màu đỏ, lòng bàn tay có màu trắng tạo nên sự tương phản rất dễ nhận biết.
- Sờ lòng bàn tay thấy ấm.
- Dùng lực ấn xuống vùng da bàn tay thì không gây nên cảm giác đau, da bàn tay chuyển thành màu trắng. Nếu không có tác động lực thì da sẽ trở về màu đỏ như thường.
- Vết mẩn đỏ thường đối xứng, không gây ngứa ngáy.
Tình trạng lòng bàn tay màu đỏ có thể là dấu hiệu của bệnh gan nhưng cũng có thể cảnh báo một số bệnh lý hoặc tình trạng sức khỏe khác, ví dụ như mẹ bầu trong thai kỳ, người viêm khớp dạng thấp… Để xác định được chắc chắn tình trạng sức khỏe mình đang gặp phải, bạn hãy đến cơ sở y tế uy tín để được thăm khám, chẩn đoán bệnh chính xác và có phác đồ điều trị bệnh thích hợp.
Các triệu chứng cảnh báo bệnh gan
Bên cạnh dấu hiệu bàn tay son thì người mắc bệnh gan cũng xuất hiện một số triệu chứng có thể kể đến bao gồm:
Vàng da
Vàng da và vàng mắt là một trong những triệu chứng điển hình khi mắc bệnh gan. Nguyên nhân của hiện tượng này chính là do suy giảm chức năng gan khiến cho gan không thể chuyển hóa và đào thải được hết sắc tố mật bilirubin. Chất này sẽ tích tụ trong máu, ngấm vào tổ chức mỡ dưới da gây vàng da, vàng mắt.
Da dễ bị bầm tím, xuất huyết
Khi mắc bệnh gan, người bệnh dễ bị bầm tím và chảy máu trên da dù chỉ va đập nhẹ. Bạn không nên xem thường dấu hiệu này vì chúng có thể cảnh báo các bệnh lý về gan hoặc máu. Rất có thể, yếu tố hỗ trợ đông máu trong gan đang gặp vấn đề nên da bạn mới dễ bị bầm tím hay xuất huyết.
Ngứa
Nguyên nhân của tình trạng này là do tổn thương gan làm ứ đọng dịch mật, sau đó dịch mật chảy ngược vào máu gây nên các cơn ngứa bất thường, thậm chí là nổi mụn trên da.
Hạ sườn bên phải đau tức
Cơn đau tức ở hạ sườn bên phải là một triệu chứng cho thấy chức năng của gan đang giảm sút. Để lý giải điều này, các bác sĩ giải thích vùng hạ sườn bên phải tương ứng với vị trí của gan. Gan sẽ biến đổi về kích thước, to hơn bình thường, kích thích bao gan khi mắc bệnh dẫn đến hiện tượng đau tức vùng hạ sườn bên phải.
Hơi thở có mùi
Ngoài bệnh lý răng miệng thông thường, hơi thở có mùi còn là một trong các dấu hiệu cảnh báo sự tổn thương trong gan. Nguyên nhân của việc này là do bệnh xơ gan khiến cho nồng độ amoniac trong cơ thể tăng lên và nồng ketone trong hơi thở.
Tìm hiểu thêm: Top 5 kem trị rạn da sau sinh Hàn Quốc được mẹ bỉm yêu thích
Da mặt có nhiều vết thâm
Nếu thấy sắc tố da mặt thay đổi hoặc xuất hiện nhiều vết thâm trên da thì có nghĩa là bạn đang có nguy cơ mắc bệnh về gan, Khi gan bị tổn thương, nồng độ estrogen tăng khiến enzyme tyrosinase tạo nhiều melanin làm cho da mặt bị tăng sắc tố, xuất hiện thêm nhiều vết thâm.
Buồn nôn và chán ăn
Chán ăn, buồn nôn có thể xuất hiện do các bệnh lý về đường tiêu hóa nhưng cũng có thể do hoạt động của gan kém khiến việc sản xuất mật bị giảm đi. Tế bào gan sản xuất dịch mật giúp chất béo được tiêu hóa. Khi không đủ dịch mật, chất béo không được tiêu hóa hoàn toàn gây nên chứng chán ăn, buồn nôn.
Phân và nước tiểu thay đổi màu sắc
Sắc tố mật sẽ tạo nên màu sắc của phân. Nếu bạn nhận thấy phân có màu nhạt thì bạn có thể đang bị bệnh gan vì đường dẫn mật bị tắc khiến mật khó xuống đường tiêu hóa. Bên cạnh đó, nước tiểu đậm màu có thể do gan chưa xử lý hết bilirubin. Để biết được chính xác nguyên nhân do đâu, bạn hãy đi khám và thực hiện xét nghiệm được bác sĩ chỉ định.
Mất tập trung, mệt mỏi
Thiếu tập trung là một trong các dấu hiệu ban đầu cho thấy bạn đang bị bệnh nào đó, chẳng hạn như xơ gan. Ngoài ra, chất lượng giấc ngủ giảm, khó vào giấc ngủ, dễ bị giật mình tỉnh giấc, buồn ngủ quá mức vào ban ngày cũng là triệu chứng của bệnh gan. Rối loạn giấc ngủ sẽ khiến cho người bệnh có thời gian ngủ ít hơn 5 giờ mỗi đêm và mệt mỏi vào ban ngày.
>>>>>Xem thêm: Tiêm vaccine COVID có bị trễ kinh không?
Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh gan
Những đối tượng dưới đây có nguy cơ mắc bệnh gan cao và cần lưu ý điều chỉnh thói quen sống:
- Người sử dụng nhiều rượu bia, chất kích thích.
- Người có tiền sử gia đình mắc bệnh lý về gan, chẳng hạn như viêm gan, xơ gan, ung thư gan.
- Đối tượng hay ăn đồ sống, chưa chế biến chín.
- Dùng chung kim tiêm, vật dụng cá nhân như dao cạo, bàn chải đánh răng với bệnh nhân gan.
- Người quan hệ tình dục không an toàn.
- Những bệnh nhân bị béo phì, tiểu đường, thừa cân.
- Người có nồng độ Triglyceride trong máu cao.
Mong rằng những chia sẻ trên đã giúp bạn có được lời giải đáp cho thắc mắc về dấu hiệu bàn tay son cảnh báo bệnh gì. Để biết được một người có mắc bệnh gan không, bác sĩ chuyên môn cần đánh giá dựa trên nhiều triệu chứng và kết quả thăm khám. Ngay khi phát hiện những dấu hiệu bất thường trên cơ thể, bạn hãy nhanh chóng đi thăm khám tại cơ sở y tế uy tín để được chữa bệnh kịp thời nhé!
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể