Bao myelin là gì? Bao myelin có tác dụng gì?

Bao myelin là một trong những bộ phận của tế bào thần kinh có vai trò quan trọng trong việc dẫn truyền thần kinh của cơ thể. Vậy bao myelin là gì? Bao myelin có tác dụng gì?

Bạn đang đọc: Bao myelin là gì? Bao myelin có tác dụng gì?

Bao myelin là màng bảo vệ bao bọc xung quanh một phần của tế bào thần kinh có vai trò quan trọng đối với cơ thể. Vậy bao myelin là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về tác dụng của bao myelin và một số bệnh lý gây tổn thương hoặc phá hủy myelin qua bài viết dưới đây.

Cấu tạo của tế bào thần kinh

Tế bào thần kinh là một phần của hệ thần kinh có vai trò truyền và tiếp nhận tín hiệu từ các tế bào khác. Các tế bào thần kinh này không có khả năng sinh sản hay tái tạo hoặc thay thế như các loại tế bào khác.

Ước tính khi mới chào đời, não người sẽ có khoảng 100 tỷ tế bào thần kinh. Hình dạng, kích thước và cấu trúc các tế bào thần kinh có sự khác nhau tùy thuộc vào vai trò và vị trí của chúng. Tuy nhiên, đa số tất cả các tế bào thần kinh đều gồm 3 phần bao gồm thân tế bào, sợi trục và đuôi gai.

Thân tế bào

Thân tế bào (hay còn gọi là soma) là phần lõi của tế bào thần kinh bao gồm nhân tế bào, lưới nội sinh, ty thể, ribosom, lysosom, bộ máy golgi, tơ thần kinh, ống siêu vi và các bào quan khác. Thân tế bào có vai trò cung cấp năng lượng thúc đẩy các hoạt động, hình thành và tiếp nhận các xung động thần kinh.

Sợi trục

Sợi trục là một sợi dài nối với thân tế bào tại một điểm nối chuyên biệt gọi là đồi sợi trục. Sợi trục có vai trò dẫn truyền tín hiệu từ thân tế bào và chuyển đến các tế bào khác. Các sợi trục thường có kích thước khác nhau, đường kính dao động từ 0,5μm – 22μm.

Sợi nhánh

Sợi nhánh là tua ngắn mỏng manh phân nhánh ra khỏi thân tế bào. Sợi nhánh có vai trò nhận tín hiệu của các tế bào thần kinh khác và truyền tới thân tế bào.

Bao myelin là gì?

Bao myelin là màng bảo vệ bao bọc xung quanh sợi trục của một tế bào thần kinh. Bao myelin có nguồn gốc từ một phần của tế bào Schwann trong hệ thần kinh ngoại biên.

Bao myelin là gì? Bao myelin có tác dụng gì? 2

Bao myelin là gì? Bao myelin có tác dụng gì trong hệ thần kinh?

Trên sợi trục thần kinh, các bao myelin không liền mạch mà được chia thành từng đoạn, khoảng cách giữa hai bao myelin là từ 1,5 – 2mm.

Bao myelin có tác dụng gì?

Bao myelin được cấu tạo từ các chất béo có tác dụng bảo vệ và dinh dưỡng cho các tế bào thần kinh. Bên cạnh đó, nó còn có vai trò đảm bảo cho các xung động thần kinh di chuyển nhanh chóng, nguyên vẹn, hiệu quả giữa các tế bào.

Khi bao myelin bị tổn thương dẫn đến dây thần kinh bị tổn thương, thoái hóa, đứt gãy làm cho việc truyền tín hiệu thần kinh sẽ chậm hoặc dừng lại.

Các bệnh lý ảnh hưởng đến bao myelin

Như đã nói, bao myelin bị tổn thương sẽ dẫn đến việc truyền tín hiệu thần kinh sẽ chậm hoặc dừng lại gây ảnh hưởng đến hoạt động của cơ thể. Một số bệnh lý dẫn đến tình trạng tổn thương bao myelin thường gặp như:

Bệnh đa xơ cứng

Đa xơ cứng (MS) là một căn một bệnh tự miễn ảnh hưởng sự liên kết giữa não bộ, tủy sống với các phần còn lại của cơ thể. Đa xơ cứng được cho là do rối loạn trung gian miễn dịch, khiến cho hệ thống miễn dịch tấn công lên hệ thống thần kinh trung ương, làm cho vỏ myelin bị tổn thương.

Khi mắc đa xơ cứng, hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ coi myelin là mối đe dọa dẫn đến tấn công myelin và cả các tế bào tạo ra nó. Việc gây tổn thương myelin sẽ làm thay đổi các xung thần kinh được gửi đi và truyền đến trong toàn bộ hệ thần kinh. Điều này có nghĩa là thần kinh sẽ không thể gửi và nhận thông tin như bình thường.

Tìm hiểu thêm: Top 6 tinh dầu kích thích mọc tóc và ngăn ngừa rụng tóc tốt nhất

Bao myelin là gì? Bao myelin có tác dụng gì? 3
Tê bì trong những triều chứng thường gặp của đa xơ cứng

Bao myelin bị tổn thương khiến các dây thần kinh bên trong nó cũng bị tổn thương và để lại sẹo trên dây thần kinh – được gọi là xơ cứng. Tùy thuộc vào vị trí tổn thương có thể gây ra một số triệu chứng bao gồm mờ mắt, mất thăng bằng, phối hợp kém, nói lắp, run, tê bì, mệt mỏi. Theo thống kê, bệnh lý trên ảnh hưởng đến khoảng 1 triệu người Mỹ và thường xuất hiện ở độ tuổi từ 20 đến 50 tuổi.

Viêm đa dây thần kinh hủy myelin mãn tính

Viêm đa dây thần kinh hủy myelin mãn tính (CIDP) là một bệnh đa dây thần kinh tự miễn mạn tính và tiến triển. Trong viêm đa dây thần kinh hủy myelin mãn tính, hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công lớp bao myelin xung quanh tế bào thần kinh, tuy nhiên nguyên nhân chính xác gây ra hiện tượng này vẫn chưa rõ ràng.

Mất hoặc tổn thương myelin sẽ làm chậm hoặc tắc nghẽn các tín hiệu thần kinh. Điều này gây ra tình trạng yếu, tê liệt và suy giảm chức năng vận động, đặc biệt là ở cánh tay và chân. Suy giảm vận động trong bệnh lý mang tính đối xứng, mức độ nghiêm trọng và diễn biến của bệnh có thể khác nhau tùy theo từng người.

Bệnh lý trên thường ảnh hưởng chủ yếu ở người lớn với tần suất 0.5 mỗi 100.000 trẻ em và 1 – 2 mỗi 100.000 người lớn.

Viêm dây thần kinh thị giác

Viêm dây thần kinh thị giác (NMO) là bệnh lý viêm tự miễn dịch hiếm gặp nhưng ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thần kinh trung ương. Trong viêm dây thần kinh thị giác, hệ thống miễn dịch sẽ tấn công các tế bào myelin ở tủy sống và dây thần kinh thị giác.

Viêm thần kinh thị giác thường chỉ ảnh hưởng đến một bên mắt, người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức, mất thị lực ở một bên mắt, khó khăn trong nhận thức màu sắc. Một số trường hợp nguy hiểm, người bệnh có thể mất thị lực vĩnh viễn.

Bao myelin là gì? Bao myelin có tác dụng gì? 4

>>>>>Xem thêm: Vỡ nhiệt kế thủy ngân có nguy hiểm không? Cần xử lý như thế nào?

Viêm dây thần kinh thị giác là một trong những bệnh lý ảnh hưởng đến bao myelin

Ngoài ra, viêm dây thần kinh thị giác có thể còn đi kèm với các tổn thương trên thần kinh khác như gây yếu hay tê ở một hoặc nhiều chi, nặng hơn là rối loạn tri giác. Bệnh lý thường xảy ra ở trẻ nhỏ, đôi khi cũng có thể ảnh hưởng đến người lớn ở độ tuổi 40.

Hội chứng hủy myelin do thẩm thấu

Hội chứng hủy myelin do thẩm thấu là một bệnh lý gây ra bởi sự thay đổi nhanh chóng nồng độ thẩm thấu trong huyết thanh. Cơ chế của bệnh lý liên quan đến việc điều chỉnh nhanh chóng những bất thường về thẩm thấu khi có sự thiếu hụt các chất thẩm thấu hữu cơ. Sự điều chỉnh này làm cho các tế bào não, đặc biệt là tế bào ít gai có nguy cơ bị co rút tế bào từ đó dẫn đến hủy myelin.

Nguyên nhân gây hội chứng hủy myelin do thẩm thấu là sự thay đổi nồng độ thẩm thấu trong huyết thanh, thường gặp do sự điều chỉnh nhanh trong rối loạn hạ natri máu. Tuy nhiên, nó cũng có thể xảy ra ở bệnh nhân với nồng độ natri máu ở mức bình thường. Một số nguyên nhân ít gặp hơn gây bệnh có thể như ure máu cao, tăng đường huyết, hạ kali máu, toan ceton.

Hy vọng bài viết trên đã giải đáp cho bạn câu hỏi: Bao myelin là gì? Bao myelin có tác dụng gì? Nếu nghi ngờ mắc các bệnh lý ảnh hưởng đến bao myelin, người bệnh nên đến cơ sở y tế uy tín để phát hiện và điều trị bệnh kịp thời.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *