Chùm ngây là một trong những loại rau mang đến cho người sử dụng giá trị dinh dưỡng cao cùng nhiều lợi ích sức khỏe tuyệt vời. Vậy bầu ăn chùm ngây được không? Cùng Kenshin giải đáp thắc mắc này trong bài viết này nhé.
Bạn đang đọc: Bầu ăn chùm ngây được không? Một số loại rau mẹ cần tránh khi mang thai
Bầu ăn chùm ngây được không hay rau chùm ngây có thực sự tốt cho bà bầu vẫn đang là nỗi băn khoăn của không ít độc giả. Để làm sáng tỏ chủ đề này, hãy cùng Kenshin điểm qua một vài nét cơ bản về rau chùm ngây trước nhé.
Contents
Giá trị dinh dưỡng của chùm ngây
Chùm ngây vốn là cây mọc dại ở nhiều nơi như Ninh Thuận, Bình Thuận, Thanh Hóa… Song thời gian gần đây, dân gian truyền tai nhau về giá trị dinh dưỡng cao mà chùm ngây mang đến cho người sử dụng. Chính vì thế, nhiều người có xu hướng tìm mua loại rau này để bổ sung vào thực đơn hàng ngày của gia đình.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng chùm ngây có giá trị dinh dưỡng rất cao, nếu giá trị dinh dưỡng của loại rau này với một số thực phẩm khác thì hàm lượng dinh dưỡng của chùm ngây cao hơn rất nhiều.
Bên cạnh giá trị dinh dưỡng cao, chùm ngây còn được đánh giá là nguồn dược liệu quý. Các bộ phận của loại rau này chứa nhiều dưỡng chất quan trọng với hàm lượng cao như vitamin, khoáng chất, acid amin, beta carotene cùng nhiều hợp chất phenolics… Với hàm lượng dưỡng chất cao, chùm ngây mang đến nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe người sử dụng. Cụ thể:
- Rễ chùm ngây có tác dụng chống co giật, chống sưng, lợi tiểu, giúp loại bỏ sạn thận loại Oxalate. Ở một số nơi, người ta dùng nước uống của chùm ngây để ngừa mang thai. Ngoài ra, vỏ rễ chùm ngây sắc lấy nước uống còn giúp trị đau tai, đau răng. Rễ tươi của chùm ngây non có tác dụng trị nóng sốt, sưng gan và lá lách, trị phong thấp.
- Vỏ thân cây chùm ngây có tác dụng trị nóng sốt, sâu răng và đau dạ dày. Trong nhiều trường hợp, người ta còn dùng vỏ thân cây chùm ngây đưa vào tử cung để gây giãn nở và phá thai.
- Lá cây chùm ngây giã nát, đắp lên vết thương giúp trị sưng nhọt hiệu quả. Ngoài ra, khi trộn lá cây chùm ngây với mật ong đắp lên mắt cũng trị sưng đỏ.
- Hạt cây chùm ngây giúp trị táo bón, giun sán và mụn cóc. Người ta còn điều chế dầu từ hạt chùm ngây giúp trị phong thấp vô cùng hiệu quả. Thêm vào đó, hạt của cây chùm ngây có chứa các hợp chất đa điện giải tự nhiên, có thể dùng làm chất kết tủa để làm trong nước.
Bầu ăn chùm ngây được không?
Với những lợi ích sức khỏe mà chùm ngây mang đến cho người sử dụng nêu trên, nhiều mẹ không khỏi thắc mắc liệu bầu ăn chùm ngây được không hay rau chùm ngây có tốt cho bà bầu không?
Theo các chuyên gia y tế, ăn quá nhiều rau chùm ngây có thể dẫn đến dư thừa vitamin C và canxi từ đó gây ra những hậu quả xấu cho sức khỏe. Một số nghiên cứu còn chỉ ra rằng, nếu ăn chùm ngây vào buổi tối có thể sẽ gây mất ngủ và điều này thì không tốt cho sức khỏe.
Ở một số tộc người trên thế giới, ví dụ như vùng Tây Bengal, người ta sử dụng rễ cây chùm ngây như một vị thuốc để tránh thai, cụ thể là nấu 2 nắm rễ chùm ngây khoảng 150 gam băm nhỏ với 2 lít nước cho đến khi nước thuốc cô đặc sau đó uống.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng, chùm ngây có chứa một chất gọi là alpha – sitosterol có tác dụng khiến cho trứng đã thụ tinh không thể bám vào thành tử cung để làm tổ từ đó ngừa thai hiệu quả. Đối với phụ nữ mang thai, alpha – sitosterol có khả năng gây co cơ trơn tử cung và dẫn đến sảy thai.
Tính đến thời điểm hiện tại, các nhà khoa học mới chỉ xác định được tác dụng làm sảy thai của rễ chùm ngây đồng thời tìm ra thành phần alpha – sitosterol ở vỏ và hoa cây chùm ngây. Tuy nhiên, đã có báo cáo ghi nhận trường hợp sảy thai sau khi ăn loại rau này. Do vậy mẹ bầu vẫn nên tránh sử dụng ăn rau chùm ngây trong thai kỳ để tránh bất trắc có thể xảy ra mẹ nhé.
Như vậy, với câu hỏi bầu ăn chùm ngây được không thì câu trả lời là không nên bạn nhé. Trong trường hợp mẹ lỡ ăn loại rau này rồi thì hãy bình tĩnh theo dõi sức khỏe, nếu nhận thấy cơ thể có dấu hiệu bất thường cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra cũng như có hướng xử trí kịp thời.
Một số loại rau mẹ bầu nên tránh trong thai kỳ
Ngoài chùm ngây, một số loại rau cũng được cho là không tốt cho mẹ bầu và mẹ nên tránh. Cụ thể:
Rau răm
Trong đông y, rau răm có tác dụng làm ấm bụng, tán hàn, tiêu thực. Tuy nhiên, các nghiên cứu chỉ ra rằng nếu ăn quá nhiều loại rau này trong những tháng đầu thai kỳ có thể gây co bóp tử cung, mất máu và làm mẹ sảy thai.
Mướp đắng
Mướp đắng hay còn biết đến với tên gọi khác là khổ qua. Loại rau này được đánh giá là có giá trị dinh dưỡng rất cao, không chỉ là nguồn cung cấp vitamin C dồi dào mà còn chứa nhiều khoáng chất có lợi cho sức khỏe như kali, manga, magie, folate…
Tuy vậy, nếu mẹ bầu ăn mướp đắng có thể bị co bóp dạ dày và tử cung, lâu dần có thể khiến mẹ bị sảy thai hoặc đẻ non. Điều này đặc biệt nguy hiểm với các mẹ có tử cung nghiêng và có sẹo.
Tìm hiểu thêm: Tiêm filler có hại về sau không? Những điểm quan trọng cần lưu ý
Rau ngải cứu
Các nghiên cứu chỉ ra rằng, ăn rau ngải cứu trong thời kỳ mang thai có thể khiến mẹ bị mất máu, sảy thai, thậm chí là giảm khả năng sinh sản. Chính vì vậy, ngoài rau chùm ngây, mẹ bầu cũng cần tránh ăn loại rau này mẹ nhé.
Đu đủ xanh
Đu đủ xanh cũng là một trong những loại rau củ mẹ bầu cần tránh khi đang mang thai. Lý giải cho điều này, các nhà nghiên cứu cho biết, trong đu đủ xanh chứa nhiều hoạt chất có thể gây ra tình trạng co thắt tử cung, sinh non hoặc sảy thai.
Dứa
Trong dứa có chứa một loại enzym có tên là bromelain, có khả năng phá vỡ protein, làm mềm tử cung và gây ra những cơn co thắt tử cung khi mang thai. Chính vì thế, mẹ bầu cần tránh ăn loại quả này trong 3 tháng đầu thai kỳ để tránh những rủi ro không đáng có xảy ra, cụ thể là thai chết lưu hoặc sảy thai.
>>>>>Xem thêm: U kết mạc mắt: Nguyên nhân, phân loại, cách điều trị và phòng ngừa bệnh
Rau ngót
Mặc dù rau ngót có chứa hàm lượng lớn chất xơ, vitamin và dắt, song loại rau này lại chứa papaverin – một hoạt chất có tác dụng giảm đau, giãn cơ trơn và hạ huyết áp. Ăn rau ngót khi mang thai sẽ gây co thắt cổ tử cung và nếu mẹ bầu ăn nhiều rau ngót có thể phải đối mặt với nguy cơ bị sảy thai.
Rau muối chua
Là món ăn ưa thích của người Việt Nam nhưng rau muối chua lại không hề tốt cho sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe mẹ bầu. Nguyên nhân là do trong thời gian muối chia, một số vi sinh vật tác động để lên men rau củ và muối song song với đó là quá trình chuyển hóa nitrat thành nitrit – chất gây hại cho mẹ bầu. Chính vì thế mẹ bầu cần hạn chế ăn rau muối chua trong thai kỳ, nhất là 3 tháng đầu.
Trên đây là toàn bộ những thông tin cơ bản xoay quanh chủ đề bầu ăn chùm ngây được không mà Kenshin muốn gửi đến bạn đọc. Hy vọng qua bài viết này, bạn đọc có thể giải đáp được thắc mắc này đồng thời nắm được một số loại rau củ nên tránh trong thai kỳ. Chúc các mẹ sẽ có một thai kỳ khỏe mạnh.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể