Chàm sữa là bệnh lý phổ biến thường gặp ở trẻ sơ sinh. Nếu không được điều trị sớm có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho làn da của trẻ. Vậy bé bị chàm sữa bôi thuốc gì? Cách chữa chàm sữa cho trẻ sơ sinh ra sao?
Bạn đang đọc: Bé bị chàm sữa bôi thuốc gì? Cách chữa chàm sữa cho trẻ sơ sinh
Chàm sữa ở trẻ sơ sinh (hay còn gọi là lác sữa) là bệnh lý phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, đặc biệt là đối với những trẻ dưới 1 tuổi. Vậy bé bị chàm sữa bôi thuốc gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về cách chữa chàm sữa cho trẻ sơ sinh, tham khảo ngay nhé!
Contents
Chàm sữa ở trẻ sơ sinh là bệnh gì?
Chàm sữa (hay còn có tên gọi khác là eczema, lác sữa, viêm da cơ địa) là bệnh lý ngoài da phổ biến ở trẻ, đặc biệt là trẻ từ 3 – 24 tháng tuổi. Bệnh tuy không nguy hiểm nhưng lại rất khó điều trị, thậm chí có thể tái đi tái lại nhiều lần.
Bệnh chàm sữa ở trẻ em không lây và thường gặp ở trẻ có cơ địa dị ứng hoặc cha/mẹ có cơ địa dị ứng như hen suyễn, mề đay, dị ứng da do thời tiết…. Một số trường hợp, trẻ bị chàm sữa do dị ứng với nguồn thức ăn của mẹ (mẹ ăn nhiều chất đạm, hải sản). Ngoài ra, một số tác nhân từ bên ngoài như thời tiết, khói bụi, lông động vật hoặc đồ chơi của trẻ nếu không được vệ sinh sạch cũng là nguyên nhân làm trẻ bị chàm sữa.
Chàm sữa là bệnh lý ngoài da phổ biến ở trẻ
Chàm sữa có biểu hiện thế nào?
Trước khi tìm hiểu bé bị chàm sữa bôi thuốc gì thì trước tiên cần phải tìm hiểu về dấu hiệu nhận biết khi trẻ bị chàm sữa. Bệnh chàm sữa ở trẻ em thường có dấu hiệu phổ biến như:
- Nốt mẩn đỏ.
- Khi chạm vào da bé sẽ có có cảm giác thô ráp.
- Nổi những vảy nhỏ li ti.
Bệnh gây ra không ít khó chịu cho trẻ như ngứa, bứt rứt nên trẻ sẽ thường quấy khóc, kém ăn, ngủ không ngon giấc. Khi các mụn nước vỡ ra có thể gây bết dính trên vùng chàm, tạo thành một lớp sừng hóa bì cứng. Nếu nứt nẻ lớn có thể dẫn tới rỉ máu và nhiễm trùng, nếu không được điều trị kịp thời có thể để lại sẹo sâu.
Bé bị chàm sữa bôi thuốc gì?
Vậy bé bị chàm sữa bôi thuốc gì? Trước tiên, mẹ cần xác định được nguyên nhân gây xuất hiện các vết chàm trên da trẻ. Việc sử dụng thuốc phải do các bác sĩ chuyên khoa da liễu hoặc chuyên khoa nhi kê đơn. Bố mẹ tuyệt đối không tự ý mua thuốc hoặc dùng thuốc của trẻ khác để bôi lên da con mình. Một số loại thuốc phổ biến dùng để điều trị chàm sữa ở trẻ sơ sinh như:
- Kem giữ ẩm: Chàm sữa sẽ khiến da trẻ bị khô ngứa khó chịu. Việc giữ ẩm đóng vai trò quan trọng trong việc làm dịu bớt những triệu chứng này trên da trẻ. Một số loại sản phẩm an toàn cho da trẻ như cetaphil, ceradan, physioge. Mẹ có thể dùng kem dưỡng ẩm thoa lên da trẻ trong vòng 3 phút ngay sau khi tắm.
- Kem bôi chứa corticoid: Bác sĩ cũng có thể kê thuốc chống viêm corticoid thoa tại chỗ trong giai đoạn cấp, như hydrocortisol 1%, clobetasol butyrate 0.05%. Mẹ chỉ cần dùng kem này thoa lớp mỏng ngày 1-2 lần, đúng vùng tổn thương, không bôi lan rộng ra ngoài.
- Kem Sodermix Cream: Đây là liệu pháp đầu tiên và duy nhất trên thị trường giúp bổ sung Enzyme Superoxide Dismutase (SOD) tự nhiên từ chiết xuất cà chua xanh. Bằng cơ chế trung hoà gốc tự do nhờ SOD, Sodermix giúp ngăn chặn quá trình tăng sinh quá mức Collagen gây sẹo cũng như quá trình viêm ngứa do viêm da cơ địa, chàm sữa, vảy nến, tổ đỉa…
Tìm hiểu thêm: Chi phí trám răng là bao nhiêu? Trám răng bao lâu thì phải làm lại?
Bé bị chàm sữa bôi thuốc gì
Lưu ý: Đối với những loại thuốc kem có chứa corticoid, người chăm sóc trẻ tuyệt đối không được lạm dụng mà chỉ bôi thuốc đúng hướng dẫn, đúng thời gian mà bác sĩ đã kê. Corticoid có hiệu quả rất nhanh, thậm chí chỉ sau 1-2 ngày bôi thuốc đã thấy tổn thương chàm lặn đi, trẻ hết ngứa. Đây chính là lý do mà nhiều phụ huynh lạm dụng thuốc, không nên bôi thuốc kéo dài hoặc tự ý dùng thuốc trong đợt tái phát sau. Bởi đây là một loại thuốc bôi ngoài da nên việc lạm dụng có thể thấm qua da, vào máu gây tác dụng toàn thân. Việc sử dụng lâu dài có thể gây chậm tăng trưởng, sạm da, gây teo da…
Cách phòng ngừa bệnh chàm sữa ở trẻ em hiệu quả
Cách phòng ngừa chàm sữa ở trẻ em còn phải dựa trên các yếu tố như chế độ dinh dưỡng, vệ sinh làn da của trẻ và môi trường sống xung quanh. Cụ thể:
- Chế độ dinh dưỡng: Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cần duy trì sữa mẹ lâu nhất có thể, chỉ nên cho trẻ ăn dặm từ từ 6 tháng trở đi. Tránh cho trẻ ăn các loại thực phẩm dễ gây dị ứng như trứng, hải sản, lạc, thực phẩm lên men…
- Vệ sinh thân thể trẻ: Không cho trẻ tắm quá lâu với xà phòng hoặc sữa tắm, nên tắm bằng nước ấm để giảm bớt tình trạng ngứa cho chàm sữa trẻ em gây ra, khiến trẻ phải gãi sẽ rất dễ làm nhiễm khuẩn da. Nên dùng các loại sữa tắm dành cho trẻ nhỏ. Tránh cho trẻ mặc các loại quần áo làm bằng chất liệu len hoặc sợi tổng hợp, không thấm hút mồ hôi và gây bít tắc da. Nên cho trẻ mặc quần áo mềm. Giữ da trẻ luôn khô, thoáng.
- Môi trường xung quanh: Không thay đổi nhiệt độ phòng quá nhanh. Thường xuyên chú ý vệ sinh nhà cửa, đặc biệt là nơi ngủ của trẻ. Nơi ở của bé cần thông thoáng với độ ẩm cần thiết. Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với thú cưng như chó, mèo.
>>>>>Xem thêm: Chín mé ngón tay: Triệu chứng và cách phòng ngừa
Cách phòng ngừa bệnh chàm sữa ở trẻ em
Trên đây là một số chia sẻ giải đáp về vấn đề bé bị chàm sữa bôi thuốc gì . Hy vọng sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức hữu ích trong việc chăm sóc trẻ nhé!
Thủy Phan
(Nguồn: Tổng Hợp)
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể