Bệnh lupus ban đỏ là bệnh gì? Lupus ban đỏ có di truyền không? Các cách chữa trị như thế nào? Cùng Kenshin tìm hiểu ngay về căn bệnh ấy dưới bài viết này nhé!
Bạn đang đọc: Bệnh lupus ban đỏ có di truyền không?
Lupus ban đỏ là bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đến tính mạng của con người. Bệnh có tỷ lệ xuất hiện nhiều ở nữ giới.
Contents
Lupus ban đỏ là bệnh gì?
Lupus ban đỏ là bệnh tự miễn mãn tính. Là tình trạng hệ miễn dịch bị rối loạn, mất khả năng nhận biết quen – lạ. Thay vì tấn công các vi khuẩn xâm nhập để bảo vệ cơ thể thì lúc này hệ miễn dịch lại quay sang tấn công chính tế bào trong cơ thể. Lupus ban đỏ gây tổn thương lên toàn bộ cơ thể. Ảnh hưởng và biến chứng của bệnh ở mỗi người là khác nhau ở các bộ phận: Khớp, da, niêm mạc, tim, não, thận, phổi.
Lupus ban đỏ là bệnh tự miễn mãn tính
Các dấu hiệu của bệnh lupus ban đỏ
Các triệu chứng của lupus ban đỏ không giống nhau ở mỗi người. Bệnh gây ra viêm nhiều ở các bộ phận và hầu như đều gây tổn thương lên xương khớp. Các dấu hiệu thường thấy của bệnh là:
- Viêm khớp, viêm đa khớp gây đau sưng khớp, cứng khớp vào buổi sáng, tối khiến người bệnh khó đi lại.
- Sốt, có thể sốt nhẹ hoặc nặng.
- Cơ thể mệt mỏi.
- Phát ban trên mặt hình cánh bướm hoặc ở các bộ phận khác, đặc biệt là ở những vùng dễ tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
- Có thể gặp tình trạng rụng tóc.
- Viêm loét ở niêm mạc miệng, mũi.
- Đau bụng, buồn nôn.
- Thay đổi màu sắc ở ngón tay và ngón chân màu xanh tím, trắng hoặc đỏ do lạnh và căng thẳng.
- Sưng ở các tuyến.
- Sưng ở chân và vùng quanh mắt.
- Đau khi thở sâu hoặc nằm xuống.
- Nhức đầu, chóng mặt, trầm cảm, lẫn lộn hoặc co giật, trí nhớ kém.
- Thiếu máu.
Tìm hiểu thêm: Khi nào được chỉ định truyền tiểu cầu trong sốt xuất huyết?
Các triệu chứng của lupus ban đỏ không giống nhau ở mỗi người
Triệu chứng của lupus ban đỏ có thể nặng ở các đợt cấp và rồi biến mất, sau đó có thể xuất hiện lại. Ở thời điểm toàn phát có thể gây tổn thương lên nội tạng và hệ thần kinh. Chính điều này làm rất nhiều người bệnh lo lắng và đặt ra câu hỏi lupus ban đỏ có di truyền không.
Các biến chứng của lupus ban đỏ
Lupus ban đỏ thường có các dấu hiệu giống với các bệnh khác nên thường bị nhầm lẫn. Có thể mất vài tháng đến vài năm để phát hiện ra bệnh. Lúc này, lupus ban đỏ đã ở giai đoạn nặng và có thể gây ra biến chứng lên toàn bộ nội tạng, hệ thần kinh như: Viêm khớp, viêm phổi, tràn dịch màng phổi, viêm cầu thận, suy thận, viêm cơ tim, tràn dịch ngoài màng tim, rối loạn tâm thần, xuất huyết, co giật, thiếu máu, giảm tiểu cầu và bạch cầu, hồng cầu,…
Bệnh lupus ban đỏ có di truyền không?
Lupus ban đỏ hiện chưa phát hiện rõ nguyên nhân gây ra, tuy nhiên có nhiều yếu tố khiến bệnh phát sinh ra và tiến triển nhanh hơn. Vậy lupus ban đỏ có di truyền không?
Một trong các nguy cơ phát ra lupus ban đỏ là do yếu tố di truyền, lupus ban đỏ có nguy cơ sẽ di truyền qua các thành viên trong gia đình như bố mẹ, anh chị.
Tuy nhiên, vẫn có trường hợp trẻ em sinh ra từ cha mẹ mắc phải lupus ban đỏ nhưng lại không bị bệnh.
Đang có nhiều nghiên cứu tính di truyền của bệnh lupus ban đỏ để nhằm xem các biến dị trong di truyền như thế nào sẽ khiến một người mắc bệnh lupus ban đỏ. Từ đó, sẽ có những nghiên cứu về sự tiến triển của bệnh và có phương pháp điều trị tốt hơn cho người bệnh.
Ngoài yếu tố di truyền, một số yếu tố khác có thể kể đến như:
- Môi trường sống.
- Tiếp xúc hóa chất độc hại.
Lupus ban đỏ có di truyền không? Câu trả lời là bệnh có thể di truyền ở các thành viên cùng gia đình, tuy nhiên vẫn sẽ có một số trường hợp đặc biệt sẽ không bị.
Các lưu ý cho người bệnh lupus ban đỏ
Khi mắc lupus ban đỏ, người bệnh cần lưu ý:
- Sống lành mạnh, có một chế độ sinh hoạt hợp lý.
- Thường xuyên tập thể dục.
- Ngủ đúng giờ và ngủ đủ giấc, suy nghĩ theo hướng tích cực.
- Không sử dụng các chất kích thích vì các chất này có thể gây phản ứng với thuốc điều trị lupus ban đỏ.
- Thường xuyên đến gặp bác sĩ và kiểm tra tình trạng sức khỏe để có phương hướng kiểm soát các cơn cấp của bệnh kịp thời.
- Tuân thủ theo hướng dẫn và các chỉ định từ bác sĩ, không tự ý sử dụng thuốc điều trị lupus ban đỏ ở nhà.
- Có chế độ dinh dưỡng phù hợp và nên tránh ăn uống các thực phẩm thúc đẩy quá trình gây viêm nhiễm cho cơ thể.
- Người bệnh không nên ra ngoài và để vùng phát ban tiếp xúc trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời.
>>>>>Xem thêm: Bạn biết gì về rủi ro của xét nghiệm di truyền?
Người bệnh lupus ban đỏ nên sống lành mạnh và có một chế độ sinh hoạt hợp lý
Người bị bệnh lupus ban đỏ luôn cần được theo dõi chặt chẽ từ bác sĩ và kiểm tra tình trạng sức khỏe thường xuyên, phát hiện các triệu chứng và có hướng kiểm soát bệnh kịp thời. Bệnh cạnh đó, chế độ dinh dưỡng và các thực phẩm nên kiêng trong quá trình viêm nhiễm diễn ra mạnh sẽ hạn chế ảnh hưởng xấu cho bệnh nhân.
Bất kỳ ai cũng có thể mắc phải lupus ban đỏ kể cả nam và nữ. Tuy chưa rõ nguyên nhân và hướng điều trị dứt điểm nhưng nếu phát hiện sớm thì có thể ức chế bệnh kéo dài sự sống cho bệnh nhân. Khi gặp các triệu chứng trên hãy đi khám ngay để phát hiện bệnh sớm nhất nhé!
Trên đây là toàn bộ thông tin về lupus ban đỏ có di truyền hay không và các dấu hiệu, các lưu ý khi nhiễm bệnh. Chúc các bạn điều trị bệnh tốt.
Minh Hạnh
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể