Bệnh răng miệng ở trẻ em: Nguyên nhân và cách điều trị

Trẻ em thường thích ăn thức ăn ngọt như bánh, kẹo hay là các đồ uống có gas, chính vì vậy nên răng dễ bị hư hại. Bố mẹ cần chú ý về các bệnh răng miệng ở trẻ em từ sớm, để sức khỏe răng miệng của bé phát triển thuận lợi đến khi bước và tuổi trưởng thành.

Bạn đang đọc: Bệnh răng miệng ở trẻ em: Nguyên nhân và cách điều trị

Những căn bệnh răng miệng ở trẻ em phổ biến mà bố mẹ cần chú ý đó là gì? Trong bài viết này của Kenshin sẽ giúp phụ huynh có thêm kiến thức để chủ động phòng tránh, phát hiện và chữa trị kịp thời, đảm bảo sức khỏe răng miệng cho con yêu.

Nguyên nhân gây bệnh răng miệng ở trẻ em

Bệnh lý răng miệng ở trẻ em khá phổ biến và thường do một số nguyên nhân sau:

  • Bé đang trong giai đoạn mọc răng nên vùng nướu nhạy cảm, dễ bị tổn thương hơn bình thường. Đây là tác nhân gây ra bệnh viêm nhiễm nướu răng ở trẻ.
  • Mảng bám tích tụ lâu ngày do đánh răng không đúng cách, răng không được vệ sinh sạch sẽ làm tích tụ thức ăn thừa. Vi khuẩn sẽ phát triển và gây bệnh.
  • Chế độ ăn uống không hợp lý, chứa quá nhiều đường, thức ăn quá nóng hay quá lạnh… gây tổn thương niêm mạc miệng của trẻ. Vi khuẩn cũng dễ dàng xâm nhập, phát triển thành mầm bệnh.
  • Tổn thương lợi do các thói quen xấu như ăn đồ cứng, cắn móng tay…

Bệnh răng miệng ở trẻ em: Nguyên nhân và cách điều trị 1 Thức ăn ngọt dễ gây ra bệnh răng miệng ở trẻ em

Dấu hiệu nhận biết trẻ đang mắc bệnh răng miệng

Các biểu hiện sau sẽ giúp bố mẹ phát hiện trẻ đang mắc bệnh lý về răng miệng:

  • Chảy dãi nhiều hơn bình thường.
  • Thường xuyên cho ngón tay hoặc nắm đấm vào miệng.
  • Răng hay bị đau nhói.
  • Răng bị đau khi cắn vào.
  • Lợi đỏ và sưng, dễ bị chảy máu khi đánh răng.
  • Nghiến răng khi ngủ làm đau hàm khi tỉnh dậy.
  • Hơn 6 tuổi nhưng vẫn mút tay.
  • Liên tục bị đau trong miệng do răng lung lay hoặc khi ăn đồ nóng/lạnh.
  • Răng mọc lệch ra, lệch vào hoặc mất răng.

Những bệnh lý răng miệng phổ biến ở trẻ

Khi trẻ có những triệu chứng trên, rất có thể con đang mắc phải một trong số những bệnh răng miệng. Tình trạng trên nếu để diễn biến lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần của trẻ nhỏ. Chính vì vậy, khi trẻ có một trong số những biểu hiện trên hãy đưa trẻ đến bệnh viện hoặc phòng khám nha khoa để được các bác sĩ tư vấn và hỗ trợ. Một số bệnh lý răng miệng mà phụ huynh cần lưu ý ở trẻ nhỏ đó là:

Viêm nướu

Tình trạng nướu răng bị sưng, viêm đỏ, chạm vào dễ chảy máu được gọi là viêm nướu. Bệnh có thể xảy ra với một vài răng hoặc cả 2 hàm răng của bé. Nguyên nhân gây viêm nướu răng chủ yếu là do vệ sinh răng miệng kém. Các mảng bám thức ăn không được làm sạch sẽ lên men, tạo axit. Đây là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn sinh sôi nhiều trong khoang miệng làm nướu răng viêm đỏ.

Bệnh răng miệng ở trẻ em: Nguyên nhân và cách điều trị 2 Viêm nướu gây đau và ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày của trẻ

Sâu răng

Một trong các căn bệnh răng miệng ở trẻ em thường gặp nhất phải kể đến sâu răng. Nguyên nhân của bệnh này là do trẻ không vệ sinh răng miệng sạch sẽ cộng thêm thói quen xấu như ăn nhiều đồ ngọt, thức ăn nhiều axit. Bệnh sâu răng khiến trẻ bị ê buốt, đau nhức, xuất hiện đốm đen li ti trên răng. Căn bệnh này vừa khiến bé khó chịu lại vừa giảm khả năng ăn uống, làm răng mất thẩm mỹ.

Áp xe quanh chân răng

Tủy răng bị viêm nhiễm lâu ngày sẽ lây lan tình trạng nhiễm trùng sang mô mềm quanh chóp răng dẫn đến áp xe quanh chân răng. Dấu hiệu của bệnh là nướu răng có khối sưng, ấn mềm, căng bóng, đôi khi rỉ mủ màu trắng đục. Người nhà phát hiện bệnh khi nhìn thấy khối sưng ở nướu răng của bé.

Viêm tủy răng

Tình trạng răng bị nhiễm trùng đến tủy, kích thích tủy răng gọi là viêm tủy. Khi bị viêm, răng sẽ đau nhức từng cơn, đặc biệt là về đêm. Bé thường ôm mặt khóc, ngủ không ngon. Nguyên nhân gây viêm tủy răng là răng sâu không được điều trị hiệu quả. Vi khuẩn ăn dần sâu vào tủy răng gây viêm.

Tìm hiểu thêm: Cách tính độ cận thị của mắt

Bệnh răng miệng ở trẻ em: Nguyên nhân và cách điều trị 3 Viêm tủy răng là một trong những bệnh răng miệng phổ biến ở trẻ em

Răng lệch lạc, sai khớp cắn

Răng bị móm, hô là một tình trạng sai khớp cắn khá phổ biến ở trẻ em. Dấu hiệu của bệnh là sự sai lệch giữa hai hàm răng, răng ở hàm dưới mọc chìa ra ngoài quá mức so với hàm trên (móm) hoặc răng hàm trên mọc chìa ra quá mức so với hàm dưới (hô).

Trong một số trường hợp, trẻ mọc răng lệch lạc, móc chìa ra ngoài, lệch vào trong hoặc răng thưa. Hiện tượng này chẳng những gây mất thẩm mỹ mà còn dễ phát sinh nhiều bệnh lý về răng miệng như viêm lợi, sâu răng… Nguyên nhân của răng hô, móm, lệch là do cung hàm quá hẹp, răng vĩnh viễn không đủ chỗ mọc lên hoặc do răng sữa mất sớm. Ngoài ra, một số thói quen của trẻ như đẩy lưỡi, mút tay cũng gây nên bệnh răng miệng ở trẻ em.

Cách phòng và điều trị bệnh răng miệng

Phương pháp điều trị bệnh răng miệng ở trẻ em

Khi phát hiện con yêu mắc bệnh lý ở răng miệng, bố mẹ cần đưa bé đến nha khoa, bệnh viện uy tín để được nha sĩ thăm khám, chẩn đoán nguyên nhân và khắc phục hiệu quả. Các biện pháp điều trị có thể là:

  • Điều trị viêm nướu răng: Nếu trẻ bị viêm nướu, bác sĩ sẽ tiến hành cạo vôi răng để làm sạch các mảng bám. Điều này giúp loại bỏ môi trường sinh trưởng và phát triển của các vi khuẩn gây hại.
  • Trám răng: Nếu bé bị sâu răng, bác sĩ sẽ vệ sinh, làm sạch vết sâu rồi tiến hành trám răng. Ngoài ra, trẻ cũng được chỉ định bổ sung fluor để ngăn ngừa sâu răng tái diễn.
  • Chữa tủy: Ở những bé bị viêm tủy răng, nha sĩ sẽ chữa tủy triệt để rồi trám phục hình răng bị hư hỏng. Biện pháp này có tác dụng loại bỏ triệt để vi khuẩn gây viêm nhiễm.
  • Chỉnh nha – niềng răng: Bé bị lệch hàm, hô, móm sẽ được nha sĩ tư vấn phương pháp chỉnh nha, niềng răng thẩm mỹ. Đây là phương pháp xử lý sai lệch răng sớm. Trẻ sẽ có hàm răng đều đặn, cân đối, dễ nhai, cải thiện phát âm và đảm bảo tính thẩm mỹ cho khuôn mặt.

Phương pháp phòng ngừa bệnh răng miệng ở trẻ em

Bên cạnh những phương pháp điều trị cần can thiệp. Phụ huynh cũng cần phải có những biện pháp phòng ngừa bệnh lý răng miệng ở trẻ.

Bệnh răng miệng ở trẻ em: Nguyên nhân và cách điều trị 5

>>>>>Xem thêm: Tình trạng mọc mụn ở cằm như thế nào?

Bố mẹ cần dạy bé vệ sinh răng miệng đúng cách

Để phòng ngừa bệnh răng miệng ở trẻ em, phụ huynh hãy chú ý:

  • Tập cho trẻ thói quen đánh răng sau khi ăn và trước khi đi ngủ.
  • Chọn bàn chải mềm và kem đánh răng phù hợp với trẻ em.
  • Hạn chế cho bé ăn uống các thực phẩm có mức đường cao.
  • Xây dựng chế độ ăn uống bổ sung nhiều rau xanh, trái cây, thực phẩm dễ tiêu hóa để bé có hệ miễn dịch khỏe mạnh, chống lại sự tấn công của vi khuẩn, virus.
  • Không nên cho bé ăn thức ăn quá nóng hay quá lạnh để vùng niêm mạc miệng của bé không bị tổn thương.
  • Chủ động vệ sinh răng miệng cho bé. Trường hợp trẻ chưa mọc răng hay đang trong quá trình mọc răng, bố mẹ hãy dùng gạc rơ miệng chuyên dụng có tẩm NaCl, NaHCO3 để làm sạch khoang miệng.
  • Đưa trẻ đi khám răng mỗi 6 tháng một lần nhằm phát hiện và điều trị bệnh răng miệng dứt điểm.

Để hạn chế các bệnh lý về răng ở trẻ em, cha mẹ cần hướng dẫn bé chăm sóc đúng cách. Mong rằng những chia sẻ trên đã giúp bố mẹ có thêm nhiều kiến thức hữu ích về những bệnh răng miệng ở trẻ em. Việc chú ý đến vấn đề này từ sớm sẽ giúp phụ huynh đảm bảo tốt cho sức khỏe răng miệng của trẻ.

Ánh Vũ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *