Bệnh trĩ có tự khỏi được không?

Trĩ hay còn được gọi với tên gọi khác là lòi dom. Là sự phồng lớn của một hay nhiều tĩnh mạch thuộc hệ thống tĩnh mạch trĩ trên hoặc tĩnh mạch trĩ dưới, hay cả hai, gây nên trĩ nội, trĩ ngoại, hay trĩ hỗn hợp. 

Bạn đang đọc: Bệnh trĩ có tự khỏi được không?

Bệnh trĩ có tự khỏi được không là nghi vấn được rất nhiều người quan tâm hiện nay. Bởi tỷ lệ bị bệnh này ngày càng gia tăng, cộng với mặt bệnh tương đối tế nhị nên việc thăm khám thường bị hạn chế. Do đó, để có nhiều thông tin hơn về căn bệnh này, hãy đọc bài viết dưới đây nhé.

Trĩ là bệnh gì?

Bệnh trĩ không chỉ đơn thuần là bệnh của tĩnh mạch. Đây là các bệnh của 1 hệ thống mạch máu từ tiểu động mạch, tĩnh mạch, thông nối động tĩnh mạch đến cơ trơn và mô liên kết được lót bởi lớp biểu mô bình thường của ống hậu môn. Đám rối tĩnh mạch nằm ở lớp dưới niêm được nâng đỡ bởi cấu trúc mô sợi đàn hồi. Tình trạng gia tăng áp lực thường xuyên như rặn đi cầu, kèm ứ máu liên tục sẽ dẫn đến phình giãn và tạo các búi trĩ vào trong lòng ống hậu môn. Đồng thời càng lớn tuổi, các cấu trúc mô liên kết nâng đỡ ngày càng bị suy yếu, các búi trĩ tụt dần ra khỏi lỗ hậu môn dẫn đến trĩ nội sa.

Trĩ chủ yếu có 2 loại, bao gồm trĩ nội và trĩ ngoại:

  • Trĩ ngoại là búi trĩ xuất phát phía dưới đường lược, lúc này búi trĩ được phủ bởi lớp biểu mô vảy và nằm bên dưới lớp da bao quanh hậu môn.
  • Trĩ nội là búi trĩ xuất phát phía trên đường lược và búi trĩ được bao phủ bởi niêm mạc và lớp biểu mô chuyển tiếp.

Phân độ bệnh trĩ: Dựa vào sự tiến triển của búi trĩ còn nằm bên trong hay đã sa ra khỏi hậu môn.

  • Trĩ độ 1: Búi trĩ nằm hoàn toàn trong ống hậu môn.
  • Trĩ độ 2: Lúc bình thường trĩ nằm gọn trong ống hậu môn, khi rặn đi cầu búi trĩ thập thò hay lòi ít ra ngoài. Khi đi cầu xong đứng dậy búi trĩ tự thụt vào trong.
  • Trĩ độ 3: Mỗi lần đi cầu hoặc đi lại nhiều, ngồi xổm, làm việc nặng thì búi trĩ lại sa ra ngoài. Lúc này phải nằm nghỉ một lúc búi trĩ mới tụt vào hoặc dùng tay đẩy nhẹ vào.
  • Trĩ độ 4: Búi trĩ gần như thường xuyên nằm ngoài ống hậu môn.

Bệnh trĩ có tự khỏi được không 1

Bệnh trĩ không chỉ đơn thuần là bệnh của tĩnh mạch

Dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ

Bệnh trĩ đôi khi sẽ không gây ra triệu chứng nhưng chúng gây ngứa, khó chịu và chảy máu. Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh trĩ có thể bao gồm:

  • Chảy máu không đau khi đi tiêu – có thể thấy một lượng nhỏ máu đỏ tươi trên khăn giấy vệ sinh hoặc trong bồn cầu lúc đi vệ sinh.
  • Ngứa hoặc kích thích ở vùng hậu môn.
  • Đau, khó chịu, sưng quanh hậu môn.
  • Một khối u gần hậu môn, có thể nhạy cảm hoặc đau đớn.

Vậy người bị bệnh trĩ có tự khỏi được không?

Trĩ là căn bệnh tái đi tái lại nhiều lần nên bạn cần có phương pháp điều trị dứt điểm và hiệu quả nhất. Đồng thời, người bệnh cần được tư vấn kỹ càng về chế độ chăm sóc, sinh hoạt để hạn chế sự phát triển của búi trĩ.

Để trả lời cho câu hỏi bệnh trĩ có tự khỏi không, các bác sĩ chuyên khoa trả lời rằng việc bệnh trĩ có tự khỏi không phụ thuộc vào tình trạng bệnh, khả năng chăm sóc và cải thiện chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng. Đa phần những người mắc trĩ sẽ không tự khỏi mà cần phải có phương pháp điều trị phù hợp. Hơn nữa, nếu sử dụng phương pháp điều trị không đúng, bệnh có thể tiến triển nặng hơn và để lại biến chứng nguy hiểm.

Như đã đề cập ở trên, bệnh trĩ có 4 cấp độ, trĩ nhẹ thường là ở cấp độ 1, cấp độ 2, trĩ nặng là ở cấp 3, cấp 4. Bệnh trĩ ở cấp độ 1 có thể tự khỏi nếu chăm sóc và cải thiện chế độ sinh hoạt lành mạnh. Tuy nhiên từ cấp độ 2 trở lên thì không thể tự khỏi được mà cần tới bác sĩ để thăm khám và điều trị.

Nếu không được chữa trị kịp thời và đúng cách sẽ gây nên những biến chứng nguy hiểm khó lường. Nếu người bệnh vẫn tiếp tục những thói quen xấu như đi đại tiện lâu, ngồi lâu trong nhà vệ sinh, bị tiêu chảy, táo bón, lạm dụng thuốc, ăn uống không khoa học thì có thể dẫn đến tình trạng bệnh nặng hơn.

Tìm hiểu thêm: Bạn biết gì về các giai đoạn ung thư thanh quản?

Bệnh trĩ có tự khỏi được không 2

Bệnh trĩ có 4 cấp độ, trĩ nhẹ thường là ở cấp độ 1, cấp độ 2, trĩ nặng là ở cấp 3, cấp 4

Khi nào thì cần đến bác sĩ để kiểm tra trĩ?

Sau khi tìm hiểu vấn đề bệnh trĩ có tự khỏi được không thì bạn cần phải quan tâm nhiều hơn với các vấn đề sức khỏe chính mình. Nếu cơ thể xuất hiện những triệu chứng sau thì cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt. Những dấu hiệu cảnh báo bệnh trĩ mà bạn cần lưu ý bao gồm:

  • Cảm giác đau rát mỗi khi đi đại tiện, trong phân có máu hoặc máu ra sau không cùng phân.
  • Búi trĩ được hình thành và lòi ra ngoài, gây ngứa ngáy, khó chịu, vướng víu nhiều.
  • Người bệnh cảm thấy khó khăn và đau đớn mỗi khi ngồi do cục máu đông hình thành dẫn đến tắc mạch.
  • Vùng hậu môn liên tục tiết dịch dẫn đến ẩm ướt, đôi khi còn có thấy phân.
  • Một số trường hợp, cơn đau vùng hậu môn xuất hiện đột ngột và dữ dội.

Bệnh trĩ có tự khỏi được không 3

>>>>>Xem thêm: Cách đẩy sản dịch ra nhanh sau sinh mổ sản phụ cần biết

Khi nào thì cần đến bác sĩ để kiểm tra trĩ?

Trĩ là một căn bệnh khó chữa, do đó cần phải phát hiện kịp thời điều trị. Hy vọng những thông tin từ bài viết đã giúp ích cho bạn trong việc phát hiện sớm bệnh. Nếu như các biện pháp khắc phục tại nhà không giúp ích cho tình trạng bệnh trĩ, bạn nên tìm gặp bác sĩ để nhận được điều trị y khoa.

Hoàng Trang

Nguồn tổng hợp

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *