Nhiều thai phụ bị giãn tĩnh mạch khi mang thai và lo lắng không thể sinh thường khi mắc phải. Xem ngay bài viết để biết bị giãn tĩnh mạch khi mang thai có sinh thường được không?
Bạn đang đọc: Bị giãn tĩnh mạch khi mang thai có nguy hiểm không?
Khoảng 60% thai phụ gặp tình trạng suy giãn tĩnh mạch trong thai kỳ nhưng không phải ai cũng biết đến vấn đề này. Vậy bị giãn tĩnh mạch khi mang thai có nguy hiểm không? Thai phụ cần làm gì nếu gặp phải tình trạng này? Theo dõi bài viết để tìm hiểu thông tin về suy giãn tĩnh mạch ở phụ nữ mang thai nhé!
Contents
Bị giãn tĩnh mạch khi mang thai là gì?
Bị giãn tĩnh mạch khi mang thai là tình trạng mạch máu sưng và gồ lên như những đường gân có màu xanh hoặc tím trên các vùng da ở bắp chân. Khi mang thai bị giãn tĩnh mạch, bên cạnh những đường gân xấu xí xuất hiện trên da thì thai phụ còn phải chịu cảm giác nặng nề, đau nhức ở chân hoặc vùng da xung quanh khi di chuyển nhiều hoặc vào buổi chiều tối.
Bị giãn tĩnh mạch khi mang thai do các nguyên nhân sau gây ra:
- Do lượng máu gia tăng khi mang thai tạo thêm gánh nặng cho tĩnh mạch chân.
- Do thay đổi nội tiết tố của cơ thể khi mang thai dẫn đến hình thành tình trạng giãn, sưng tĩnh mạch, hình thành tĩnh mạch dạng sợi hoặc mạng nhện.
- Do bản thân thai phụ trước đó đã bị suy giãn tĩnh mạch nhưng không biết, đến khi mang thai tình trạng trầm trọng hơn mới nhận ra.
- Do trong gia đình có tiền sử người từng mắc căn bệnh này.
- Do thừa cân khi mang thai, nhất là ở thai phụ song thai, đa thai. Hoặc trong thời gian mang thai, người mẹ thường xuyên phải đứng trong thời gian dài.
- Do thai nhi chèn ép lên tử cung, khi tử cung càng lớn thì sẽ chèn vào tĩnh mạch chủ dưới khiến áp lực trong tĩnh mạch chân tăng lên.
- Do sự giảm lưu thông máu vì tử cung chèn ép cũng gây ra tình trạng giãn tĩnh mạch.
Không phải thai phụ nào cũng nhận ra bản thân bị suy giãn tĩnh mạch khi mang thai. Vì vậy, nếu có những biểu hiện dưới đây, mẹ bầu nên đến bệnh viện để được thăm khám:
- Bắp chân căng tức, chân có cảm giác mỏi, nặng chân.
- Bàn chân hoặc vùng mắt cá chân sưng ngứa.
- Gân xanh nổi trên da vùng bắp chân, da đùi, đầu gối.
- Có cảm giác nóng ran hoặc như kiến bò khắp chân, thường xuyên chuột rút vào ban đêm.
- Da đổi màu, có vết loét trên da, nhiễm trùng da.
Bị giãn tĩnh mạch khi mang thai có nguy hiểm không?
Bị giãn tĩnh mạch khi mang thai hầu như chỉ gây ra những bất tiện trong thời gian ngắn cho thai phụ như sưng, đau, ngứa và làm mất thẩm mỹ. Tuy nhiên, một số ít trường hợp giãn tĩnh mạch tiến triển thành huyết khối tĩnh mạch nông. Nếu giãn tĩnh mạch phát triển thành huyết khối tĩnh mạch nông thì thai phụ nên đến cơ sở y tế để khám và điều trị, vì huyết khối nặng có thể gây nhiễm trùng vùng da xung quanh.
Giãn tĩnh mạch có thể gây ngứa hoặc đau và trông khó coi với những vết sưng tấy nhưng chúng thường vô hại đối với mẹ bầu và thai nhi đang phát triển. Nếu không cần thiết, thai phụ không cần dùng bất kỳ phương pháp điều trị nào cho đến sau khi em bé chào đời. Một điều đáng mừng là tình trạng giãn tĩnh mạch có xu hướng cải thiện sau khi sinh, đặc biệt nếu bạn không bị giãn tĩnh mạch trước khi mang thai.
Bị giãn tĩnh mạch khi mang thai có sinh thường được không? Câu trả lời là có vì bệnh không gây ra ảnh hưởng đến việc sinh thường hay sinh mổ nên chị em hoàn toàn có thể yên tâm.
Phương pháp điều trị giãn tĩnh mạch ở phụ nữ mang thai
Tùy theo tình trạng giãn tĩnh mạch ở phụ nữ mang thai, bác sĩ sẽ tư vấn các phương pháp phù hợp, bao gồm:
- Điều trị nội khoa;
- Điều trị ngoại khoa, phẫu thuật;
- Các phương pháp điều trị bổ trợ khác.
Để điều trị hiệu quả giãn tĩnh mạch thường phải kết hợp nhiều phương pháp. Việc điều trị giãn tĩnh mạch ở phụ nữ mang thai chủ yếu sử dụng tất tĩnh mạch kết hợp với điều trị phụ trợ. Sau khi sinh, các triệu chứng của bệnh sẽ thuyên giảm phần nào, sản phụ vẫn có thể sử dụng phương pháp điều trị nội khoa kết hợp với các phương pháp phụ trợ để điều trị thông thường.
Tìm hiểu thêm: Mẹo chữa bệnh trĩ bằng lá lốt không tốn nhiều chi phí
Phụ nữ mang thai cần làm gì khi bị suy giãn tĩnh mạch?
Xây dựng thói quen lành mạnh
Thay đổi những thói quen xấu và xây dựng cho bản thân những thói quen lành mạnh cũng là một biện pháp giúp thai phụ ngăn ngừa bị suy giãn tĩnh mạch khi mang thai:
- Không nên ngồi vắt chéo chân, cách ngồi này sẽ khiến việc lưu thông máu khó khăn hơn.
- Không nên đứng hoặc ngồi quá lâu, thường xuyên di chuyển nhẹ nhàng hoặc thay đổi tư thế khi ngồi. Đứng hoặc ngồi quá lâu có thể gây ra giãn tĩnh mạch.
- Duy trì tập thể thao nhẹ nhàng, tập một số bộ môn thể thao phù hợp với thai phụ như đi bộ, bơi lội, tập yoga…
- Khi ngủ nên nằm nghiêng sang bên trái giúp giảm áp lực lưu thông máu từ chân lên tim, giảm áp lực cho tĩnh mạch.
- Khi ngồi hoặc nằm có thể kê ghế hoặc gối nhỏ khoảng 20cm dưới chân giúp lưu thông máu tốt hơn.
>>>>>Xem thêm: Các phương pháp điều trị liệt dây thanh quản
Những điều không nên làm nếu bị suy giãn tĩnh mạch khi mang thai
Khi bị giãn tĩnh mạch, nhất là vào thời điểm mang thai, nhiều thai phụ sẽ lo lắng tình trạng này ảnh hưởng đến sức khỏe và thai nhi. Tuy nhiên, bên cạnh đến bệnh viện thăm khám và điều trị theo phác đồ của bác sĩ, mẹ bầu tuyệt đối không nên làm 4 điều sau đây:
- Không tự ý dùng thuốc điều trị: Dùng thuốc trong thời điểm mang thai không có chỉ định của bác sĩ có thể gây nguy hiểm cho mẹ bầu và thai nhi. Vì vậy, thai phụ không nên tự mua thuốc về sử dụng. Hãy đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị.
- Không sử dụng các phương pháp điều trị theo dân gian: Các cách như đắp lá, ngâm chân nước nóng hay đắp thuốc đều chưa được kiểm chứng. Vì vậy thai phụ không nên sử dụng tránh gây ảnh hưởng đến bản thân và em bé.
- Sau khi sinh không nên nằm quá lâu: Nên tập đi lại để máu huyết lưu thông, tránh gây ra huyết khối tĩnh mạch.
- Không nên nằm lò than sau sinh: Thực tế biện pháp này không đem lại lợi ích gì cho phụ nữ sau sinh mà còn có nguy cơ gây ra huyết khối tĩnh mạch.
Như vậy bị giãn tĩnh mạch khi mang thai là tình trạng khá phổ biến nên thai phụ không cần quá lo lắng. Thông thường sau khi sinh tình trạng này sẽ tự khỏi sau một vài tháng. Tuy nhiên nếu bệnh tái phát thì cần đến gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị.
Xem thêm: Nổi gân xanh ở tay khi mang bầu có nguy hiểm không?
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể