Bị hóc xương cá lâu ngày không chỉ gây đau đớn, khó khăn khi ăn uống, nuốt, hít thở mà còn dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Thậm chí trong một số trường hợp, vấn đề sức khỏe này có thể đe dọa tính mạng của người bệnh.
Bạn đang đọc: Bị hóc xương cá lâu ngày có đáng lo ngại không?
Hóc xương cá là vấn đề khá phổ biến vì xương cá có thể có kích thước nhỏ và cứng, đầu thuôn nhọn như kim nên dễ dàng đâm xuyên vào lớp mô mềm trên đường di chuyển xuống dạ dày.
Phần lớn các ca hóc xương cá không cần can thiệp y tế nhưng trong một số trường hợp, chúng găm ở những góc khuất nên rất khó trôi xuống theo thức ăn. Vậy bị hóc xương cá lâu ngày có đáng lo ngại không và làm thế nào để ứng phó với tình trạng này?
Contents
Bị hóc xương cá lâu ngày và những dấu hiệu điển hình
Hóc xương cá được hiểu là hiện tượng người ăn cá vô tình nuốt phải xương và trong quá trình di chuyển, xương cá không nằm xuôi chiều với ống tiêu hóa mà lệch góc nên đâm vào thành bên của miệng, họng, thực quản,… và nằm lại ở vị trí mắc kẹt.
Khi mới bị hóc xương cá, người bệnh sẽ xuất hiện một số dấu hiệu đặc trưng sau:
- Đau cổ họng hoặc vùng lân cận, vấn đề này càng rõ rệt hơn khi nuốt nước miếng, nuốt thức ăn.
- Cảm giác vướng víu hoặc mắc nghẹn ở cổ.
- Xuất hiện những cơn ho do kích ứng (phản xạ tự nhiên của cơ thể).
- Có thể khạc ra máu nếu xương cá xâm lấn sâu và làm vỡ mao mạch máu dưới da.
Khi bị hóc xương cá lâu ngày, bạn có thể nhận thấy các triệu chứng điển hình như:
- Đau vùng họng kéo dài và có xu hướng nặng nề hơn qua thời gian.
- Đau tức vùng ngực đi kèm cảm giác bí bách, khó chịu.
- Cơn ho xuất hiện với tần suất nhiều hơn, kéo dài hơn và không đáp ứng điều trị với thuốc ho thông thường.
- Gặp khó khăn trong ăn uống, nuốt vướng và đau rát tăng lên khi thực hiện cử động này
- Thở mệt, khó thở, có thể đi kèm tiếng khò khè.
- Ho hoặc khạc ra máu.
Bị hóc xương cá lâu ngày có đáng lo ngại không?
Khi bị hóc xương cá, người bệnh sẽ cảm thấy rất khó chịu dù ban đầu chúng không phải là vấn đề quá đáng lo về mặt sức khỏe. Tuy nhiên nếu bị hóc xương cá lâu ngày mà không được can thiệp thì không chỉ đơn thuần là sự bất tiện, sự cố này có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Cụ thể như sau:
- Gây áp xe: Khi xương cá chọc sâu vào thành cổ họng sẽ gây viêm, sưng và tạo cơ hội cho các vi khuẩn xâm nhập, gây hại trên vùng thương tổn. Trong đó diễn tiến thường gặp nhất là hình thành khối áp xe. Sự phát triển của khối áp xe không chỉ tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng máu mà chúng còn có thể gây ra hiện tượng tắc nghẽn ở khu vực khí quản. Kết quả là người bệnh bị nghẹt đường thở, cản trở hô hấp, thậm chí có thể nguy hiểm đến tính mạng.
- Gây thủng dạ dày: Trong trường hợp xương cá di chuyển xuống dạ dày và găm vào cơ quan này, chúng tạo thành ổ viêm gây loét, thủng dạ dày và viêm phúc mạc. Trong trường hợp thủng dạ dày mà không được cấp cứu kịp thời thì người bệnh có nguy cơ tử vong rất cao.
- Gây hại cho động mạch chủ: Động mạch chủ nằm lân cận với ống tiêu hóa nên không thể loại trừ khả năng xương cá mắc kẹt đâm xuyên qua thành ống tiêu hóa và gây hại cho động mạch chủ. Nếu chẳng may điều này xảy ra thì hệ quả sẽ vô cùng khó lường.
- Thủng ruột: Khi xương cá bị kẹt ở vùng ruột có thể đâm xuyên, gây thủng ruột non hoặc ruột già, từ đó dẫn đến tình trạng viêm phúc mạc và nhiều hệ lụy đáng lo khác.
- Gây thủng hoặc viêm ruột thừa: Khi bị hóc xương cá trong thời gian dài mà không được điều trị, xương có thể găm vào vùng ruột thừa, gây viêm hoặc thủng cơ quan này. Tình trạng trên biểu hiện ra bên ngoài bằng nhiều dấu hiệu cấp tính, nếu không ứng cứu kịp thời thì hẳn bạn cũng hình dung được điều tệ hại nào có thể xảy ra.
Cách ứng phó khi bị hóc xương cá
Trong trường hợp bị hóc xương cá nhiều ngày, gây đau đớn và càng ngày càng xuất hiện nhiều triệu chứng báo động thì người bệnh hãy làm theo hướng dẫn sau:
Dừng việc nuốt và ăn uống
Thông thường khi bị hóc, người bệnh muốn kiểm tra, xác nhận tình trạng nên nuốt nước miếng liên tục. Cử động nuốt đi kèm áp lực khi co thắt có thể khiến xương cá đâm sâu hơn. Do đó hãy dừng ngay thói quen này đồng thời nói không với ăn uống để tránh gây hậu quả xấu.
Há miệng, soi đèn và kiểm tra
Việc xác định vị trí của xương cá rất quan trọng vì điều này giúp bạn can thiệp một cách có định hướng (sát trùng, dùng kẹp chuyên dụng gắp xương cá ra). Tuy vậy cách làm này chỉ phát huy hiệu quả đối với xương nhỏ, không găm sâu và ở khu vực dễ tiếp cận. Nếu hóc xương to, gây tổn thương trên diện rộng hoặc khó tiếp cận thì thay vì tự xử lý, bạn nên nhờ cậy đến các chuyên gia y tế.
Đến các cơ sở y tế để được hỗ trợ
Trong trường hợp xương cá to, mắc sâu trong cổ họng hoặc vùng thực quản, người bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám, gắp bỏ dị vật với sự hỗ trợ máy móc hiện đại và bác sĩ chuyên khoa. Điều này sẽ càng trở nên cấp thiết nếu hóc xương cá đi kèm các biểu hiện cấp tính như: Khó ăn uống, đau rát, tức ngực, nghẽn đường thở,…
Tìm hiểu thêm: Nấm lưỡi gây hôi miệng nguyên nhân do đâu?
Một số lưu ý khi bị hóc xương cá
Thực tế cho thấy có rất nhiều người chữa hóc xương cá bằng mẹo dân gian như: Nuốt cơm nóng, dùng tay bóp cổ họng, ăn rau sống, dùng đũa,… Trong một số trường hợp, những cách làm này có thể phát huy hiệu quả nhưng cũng không thể loại trừ khả năng chúng khiến xương ngập sâu hơn vào thành ống tiêu hóa và gây nguy hiểm cho bệnh nhân.
>>>>>Xem thêm: Review top 4 kem chống nắng La Roche Posay cho da dầu mụn mà bạn không nên bỏ qua
Trong một diễn biến khác, khi đối phó với chứng hóc xương cá, một số trường hợp sẽ kích thích phản xạ nôn bằng cách dùng tay móc họng hoặc cố khạc liên tục để đẩy xương ra khỏi vị trí bị mắc kẹt. Nếu xương không ngập sâu, cách làm này có thể cho kết quả tốt. Tuy nhiên trong hầu hết các trường hợp, cách làm này thường khiến tình trạng hóc xương cá trở nên nặng nề hơn.
Đặc biệt, bên cạnh việc nằm lòng cách xử trí khi bị hóc xương cá lâu ngày, bạn cũng nên trang bị cho mình những kiến thức cơ bản giúp ngăn ngừa sự cố này xảy ra. Theo đó khi ăn cá, tốt nhất là tách biệt ngay từ đầu phần thịt và phần xương. Khi dùng bữa nên tập trung vào việc ăn uống, tránh trò chuyện, nói cười liên tục có thể gây sặc, hóc dị vật.
Ngoài ra ngay khi bị hóc xương, nếu thử qua các cách đơn giản mà dị vật không bị loại bỏ thì hãy ghé ngay phòng khám chuyên khoa hoặc bệnh viện để được hỗ trợ kịp thời bạn nhé!
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể