Chế độ ăn uống sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và hệ tĩnh mạch của người bệnh. Kenshin sẽ giúp bạn biết suy giãn tĩnh mạch nên ăn gì để giúp giảm thiểu triệu chứng và những điều cần lưu ý trong quá trình ăn uống cho người bị giãn tĩnh mạch.
Bạn đang đọc: Bị suy giãn tĩnh mạch nên ăn gì? Lưu ý trong ăn uống cho bệnh nhân
Việc lựa chọn thực đơn cho người bệnh suy giãn tĩnh mạch sẽ giúp giảm thiểu triệu chứng hiệu quả. Trong khi đó, ăn sai thực phẩm sẽ khiến tình trạng bệnh thêm nghiêm trọng. Thông qua bài viết này, bạn sẽ hiểu được bị suy giãn tĩnh mạch nên ăn gì để quá trình điều trị bệnh được hiệu quả hơn, kiểm soát tốt những triệu chứng bệnh.
Contents
Tầm quan trọng của chế độ ăn uống với bệnh suy giãn tĩnh mạch
Tĩnh mạch cũng tương tự các bộ phận khác trong cơ thể là cần được cung cấp dinh dưỡng cụ thể để luôn hoạt động khỏe mạnh. Vitamin C, vitamin D, vitamin E và các chất chống oxy hóa, chất xơ là yếu tố quan trọng giúp giảm thiểu căng thẳng cho tĩnh mạch, nhất là vùng bụng.
Ngoài ra, một số thực phẩm được cho là làm tĩnh mạch hoạt động không tốt, chẳng hạn như thức ăn chứa nhiều muối, đường, chất béo chuyển hóa, rượu khiến mảng bám tích tụ, giữ nước kéo theo tuần hoàn chậm. Điều này khiến tĩnh mạch thêm căng thẳng.
Khi bị chẩn đoán suy giãn tĩnh mạch, bệnh nhân cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ để việc điều trị đạt kết quả tốt. Một số trường hợp mắc bệnh cần có phác đồ điều trị riêng căn cứ vào tình trạng và mức độ bệnh. Ngoài những phương pháp điều trị, người bệnh có thể được bác sĩ yêu cầu thay đổi chế độ ăn uống và cách chọn thực phẩm nhằm giải quyết phần nào sự khó chịu do các triệu chứng bệnh gây ra.
Người bị suy giãn tĩnh mạch nên ăn gì?
Song song với việc tuân thủ phác đồ điều trị suy giãn tĩnh mạch thì bệnh nhân hãy áp dụng thực đơn ăn uống khoa học và phù hợp tình hình sức khỏe. Nếu đang băn khoăn không biết bị suy giãn tĩnh mạch nên ăn gì thì bạn hãy tham khảo những thực phẩm dưới đây:
- Thức ăn chứa nhiều chất xơ, chẳng hạn như rau củ, trái cây, các loại ngũ cốc. Chúng vừa phổ biến lại dễ ăn, ngon miệng, mang lại nhiều lợi ích về sức khỏe. Chưa kể, bệnh nhân cần hạn chế tình trạng táo bón, vì cơ chân và cơ bụng sẽ phải hoạt động nhiều hơn, mạnh hơn, ảnh hưởng đến tĩnh mạch vùng thấp và gây áp lực lên nó nhiều hơn bình thường, tăng nguy cơ suy giãn nặng hơn. Bổ sung chất xơ sẽ giúp ngăn ngừa táo bón.
- Thực phẩm chứa flavonoid như trái cây họ cam quýt, bông cải xanh, trà xanh, hành tây, rau bina, ớt chuông, tỏi… có tác dụng thúc đẩy máu lưu thông, giảm áp lực động mạch, làm bền thành mạch, giải độc và bảo vệ gan.
- Thực phẩm chứa nhiều vitamin C, kali như đậu lăng, cá ngừ, một số loại rau xanh giúp hạn chế nước tích trữ trong cơ thể, cải thiện các triệu chứng khi mắc suy giãn tĩnh mạch. Các loại quả như bưởi, dâu tây, đu đủ, ớt chuông… nhiều vitamin C giúp tăng cường sự đàn hồi, củng cố độ bền vững của thành mạch nhờ việc sản sinh ra elastin và collagen.
- Vitamin E có trong quả bơ, dầu thực vật, hạt dẻ, hạnh nhân, rau bina… giúp máu loãng tự nhiên, phòng ngừa hình thành các cục máu đông gây tắc nghẽn. Do đó, thực phẩm chứa vitamin A giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch khá tốt.
Ngoài ra, người bệnh cũng cần uống đủ 2 lít nước để bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể mỗi ngày. Bạn cũng có thể tiêu thụ những thực phẩm chứa nhiều nước. Các thực phẩm có chức năng ngăn ngừa tĩnh mạch bị giãn và xơ vữa như rau xanh, hoa hòe, trà xanh… cũng giúp cơ thể kiểm soát bệnh.
Bệnh nhân suy giảm tĩnh mạch nên kiêng ăn gì?
Biết được suy giãn tĩnh mạch nên ăn gì thôi thì chưa đủ mà bạn cũng cần kiêng một số thực phẩm sau đây để giúp quá trình hồi phục sức khỏe được nhanh hơn:
- Thực phẩm có chứa nhiều đường và tinh bột: Tiêu thụ những chất này sẽ khiến các chất chống oxy hóa trong cơ thể bị hạn chế khả năng hoạt động. Điều này sẽ đẩy nhanh quá trình lão hóa hơn bình thường, tác động trực tiếp đến tĩnh mạch đang gặp vấn đề bị suy giãn. Ăn quá nhiều các thực phẩm này còn gây thừa cân, béo phì, ảnh hưởng sức khỏe nói chung và tĩnh mạch nói riêng.
- Thực phẩm nhiều muối và dầu mỡ: Chúng sẽ cản trở máu lưu thông kéo theo xơ vữa động mạch.
- Rượu bia, thuốc lá, chất kích thích: Đây là những yếu tố không tốt cho sức khỏe, chưa kể lạm dụng các chất này có thể gây rối loạn tuần hoàn máu, đẩy nhanh tình trạng suy giãn tĩnh mạch.
Tìm hiểu thêm: Mất cân bằng điện giải: Nguy cơ và cách điều trị
Lưu ý cần nhớ cho bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch
Người bệnh nên thực hiện những lưu ý quan trọng dưới đây trong sinh hoạt hàng ngày và chế độ ăn uống để hạn chế bệnh tái phát và thúc đẩy quá trình điều trị:
- Vận động chăm chỉ: Bệnh nhân có thể chọn bài tập đơn giản với tác dụng giãn cơ, chẳng hạn như đạp xe, đi bộ. Dù chọn bộ môn nào thì bạn cũng cần luyện tập chăm chỉ, đều đặn mỗi ngày để kết quả được tốt nhất.
- Duy trì mức cân nặng hợp lý: Nếu có dấu hiệu thừa cân thì bạn cần giảm cân sớm bằng các biện pháp khoa học.
- Tránh các thói quen xấu: Nếu bạn quen ngồi vắt chéo chân hay đứng quá lâu thì hãy khắc phục nó. Thay vào đó, bạn nên đi lại nhẹ nhàng để kích thích máu lưu thông tốt.
- Người bị suy giãn tĩnh mạch không nên ngâm chân trong nước ấm, đi giày cao gót, mặc quần áo bó sát.
- Phụ nữ bị suy giãn tĩnh mạch không nên uống quá nhiều thuốc tránh thai.
- Khi đi ngủ, bệnh nhân nên kê một chiếc gối, gác chân cao để máu lưu thông ổn định.
- Bạn cũng nên tham khảo bác sĩ điều trị bằng việc chọn mang những loại tất y khoa phù hợp để các hoạt động hàng ngày diễn ra được thuận tiện hơn, tránh bị cản trở do bệnh suy giãn tĩnh mạch.
- Bệnh nhân cần khám sức khỏe định kỳ để được bác sĩ chuyên môn theo dõi tình trạng bệnh và xử lý kịp thời nếu có bất kỳ biểu hiện bất thường nào xảy ra.
>>>>>Xem thêm: Mẹo chữa bệnh trĩ bằng lá lốt không tốn nhiều chi phí
Mong rằng những chia sẻ trên đã giúp bạn có được lời giải đáp cụ thể cho thắc mắc bị suy giãn tĩnh mạch nên ăn gì và nên kiêng ăn gì. Một điều bạn nên lưu ý rằng đây đều là các thực phẩm hỗ trợ kiểm soát bệnh chứ không thể điều trị bệnh dứt điểm. Do đó, bạn hãy kết hợp chế độ ăn uống và phác đồ điều trị của bác sĩ để bệnh tiến triển tốt nhé!
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể