Viêm tai ngoài là tình trạng khi phần tai ngoài bị nhiễm trùng. Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng phổ biến nhất là ở trẻ em từ 5 đến 14 tuổi. Vậy viêm tai ngoài uống thuốc gì để mau khỏi và không để lại các triệu chứng khó chịu?
Bạn đang đọc: Bị viêm tai ngoài uống thuốc gì?
Viêm tai ngoài có thể gây ra một số hậu quả nếu không biết cách xử lý hoặc ăn uống đúng cách. Vậy làm thế nào để có thể điều trị viêm tai ngoài hiệu quả và nhanh lành? Để trả lời cho câu hỏi viêm tai ngoài uống thuốc gì cùng tìm hiểu bài viết sau đây nhé.
Contents
Tìm hiểu về viêm tai ngoài
Viêm tai ngoài có các thể khác nhau và các mức độ nguy hiểm cũng khác nhau mà chúng ta cần biết trước khi tìm hiểu viêm tai ngoài uống thuốc gì.
Các thể viêm tai ngoài
Khi lớp da mỏng ở khoang tai bị viêm nhiễm hoặc nhiễm trùng. Hiện tượng này được gọi là viêm tai ngoài, bao gồm các thể như sau.
- Viêm ống tai ngoài: Vùng bị tổn thương là lớp da bao phủ lấy phần ống tai ngoài.
- Viêm tai ngoài khu trú: Đây là tình trạng nang lông ở trong ống tai bị nhiễm trùng hoặc mưng mủ. Nguyên nhân thường thấy có thể là do vi khuẩn. Triệu chứng bệnh thường gặp là đau dữ dội trong tay. Khi nhọt càng to càng gây ra đau đớn và cần được xử lý gấp.
- Viêm tai ngoài ác tính: Đây có thể được xem là bệnh nguy hiểm nhất khi viêm hoại tử đã lan rộng khắp vùng tai ngoài. Có thể khiến phá hủy những cấu trúc mô mềm xung quanh. Nếu tình trạng này không được điều trị, viêm sẽ lan đến nền sọ và gây nên một số biến chứng nặng nề như: Liệt dây thần kinh, viêm màng não, áp xe não. Viêm tai ngoài có thể thường gặp ở bệnh suy giảm miễn dịch hoặc người có bệnh tiểu đường, khiến vi trùng không bị tiêu diệt và ngày càng làm cho bệnh nặng hơn.
Triệu chứng thường gặp
Một số triệu chứng viêm tai ngoài phổ biến như:
- Đau tai nhẹ.
- Tai bị rỉ dịch.
- Ngứa tai.
- Nếu có mụn nhọt hoặc u gây đau trong khoang tai, mức độ đau sẽ cao hơn khi mụn nhọt lớn dần, vỡ ra và bắt đầu gây chảy máu, mủ trong tai.
Bệnh lý viêm tai ngoài là gì?
Người bị bệnh viêm tai ngoài sẽ bị ảnh hưởng đến thính lực nhẹ nhưng sẽ phải điều trị, những triệu chứng biến mất thì khả năng nghe sẽ được phục hồi như ban đầu. Ngoài ra còn kèm thêm một số trường hợp viêm tai ngoài cấp tính và gây đỏ sưng. Đau nặng có kèm theo cơn sốt nhẹ và nổi hạch. Nhiễm trùng có thể lan rộng sẽ gây ảnh hưởng đến toàn thân nghiêm trọng hơn.
Nguyên nhân của tình trạng bệnh viêm tai ngoài
Khi xác định được nguyên nhân và những yếu tố gây nguy cơ dẫn đến viêm tai ngoài, giúp chúng ta chủ động trong phòng ngừa bệnh và biết được viêm tai ngoài uống thuốc gì.
Nguyên nhân trực tiếp
Vi khuẩn gây ra nhiễm trùng tai phổ biến là vi khuẩn trực mủ xanh (Pseudomonas). Bên cạnh đó, bên tai ngoài có thể do một số loại nấm gây ra. Tuy nhiên, đây được xem là nguyên nhân khá hiếm gặp.
Viêm tai ngoài có thể bị gây ra do nhiễm trùng bằng các tác nhân sau đây:
- Ngoáy tai hoặc gãi nhưng không vệ sinh tốt khiến vi khuẩn có điều kiện xâm nhập.
- Có dị vật trong tai.
- Dùng tăm bông hoặc một số đồ vật để làm sạch ống tai. Những tác động quá mạnh khiến tai tổn thương, viêm nhiễm, chảy máu.
Tìm hiểu thêm: Xét nghiệm Anti Ds DNA và những điều bạn chưa biết
Nguyên nhân gây nên bệnh lý viêm tai ngoài thường do vi khuẩnYếu tố nguy cơ
Viêm tai ngoài thường gặp ở trẻ nhỏ hoặc những người hay tiếp xúc với nước như bơi lội. Ngoài ra, những người có cơ địa nhạy cảm, ít ráy tai hoặc có bệnh tiểu đường cũng có thể dễ bị viêm hơn. Các yếu tố có nguy cơ gây viêm nhiễm là:
- Thường bơi lội ở vùng nước kém vệ sinh.
- Vệ sinh tai không sạch.
- Do dị ứng hoặc có thể bị kích thích do keo xịt tóc.
- Dùng tăm bông gây tổn thương trong quá trình vệ sinh tai.
- Thường dùng tai nghe nhưng không vệ sinh sạch.
Cần biết chính xác các nguyên nhân gây nên viêm tai ngoài để tìm hiểu viêm tai ngoài uống thuốc gì.
Viêm tai ngoài uống thuốc gì?
Ngoài cách vệ sinh viêm tai ngoài hợp lý thì nên chẩn đoán bệnh chính xác để biết được viêm tai ngoài uống thuốc gì thì ngoài việc lấy mủ trong tai để xét nghiệm còn dựa trên một số triệu chứng và dấu hiệu bên ngoài. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng cần được điều trị bằng các loại thuốc dưới sự theo dõi của bác sĩ. Trong trường hợp dùng thuốc nhỏ tai chứa kháng sinh sẽ cầm từ 10 đến 14 ngày là bệnh nhân có thể thuyên giảm.
Nếu bệnh tiến triển nặng hoặc gây đau, người bệnh có thể điều trị bằng các loại thuốc sau:
- Thuốc kháng sinh.
- Thuốc uống Corticosteroid.
- Thuốc giảm đau loại ibuprofen hoặc acetaminophen.
Ngoài việc viêm tai ngoài uống thuốc gì thì bệnh nhân cần chú trọng đến việc chăm sóc vệ sinh tay sạch sẽ trong quá trình điều trị và sau điều trị. Lưu ý, chườm nóng có thể giúp người bệnh dễ chịu hơn và giảm các cơn đau nhẹ.
>>>>>Xem thêm: Tinh dầu Palmarosa và những lợi ích khi sử dụng
Viêm tai ngoài uống thuốc gì là thắc mắc của nhiều người bệnhTrên đây là bài viết thông tin đến bạn các thông tin về viêm tai ngoài cũng như trả lời câu hỏi viêm tai ngoài uống thuốc gì để mau khỏi và không để lại hậu quả về sau.
Cẩm Ly
Nguồn: Tổng hợp
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể