Tuy là thuốc dùng để điều trị bệnh nhưng sử dụng quá liều và không theo sát các chống chỉ định của thuốc có thể gây ra ngộ độc digitalis. Vậy biểu hiện của ngộ độc digitalis là gì? Phác đồ điều trị như thể nào?
Bạn đang đọc: Biểu hiện của ngộ độc digitalis và phương pháp điều trị
Theo nghiên cứu, digitalis thuộc nhóm các glucoside trợ tim, gồm các loại như Digitoxin, Gitoxin… Vì thế digitalis được cho là có tác dụng trong việc điều trị chứng suy tim.
Contents
Tìm hiểu về digitalis và nguyên nhân, biểu hiện ngộ độc digitalis
Tác dụng của digitalis
Như đã nói ở trên, digitalis thuộc nhóm các glucoside, mà nhóm này có tác động giúp tăng sức co bóp của cơ tim, làm tăng trương lực cho cơ tim, giúp làm ngắn chiều dài của các sợi cơ tim đang bị căng và giãn vì thế tăng trương lực cơ tim, giảm thể tích và kích thước tim. Nhóm có tác dụng làm chậm nhịp tim do vừa có tác dụng trên dây thần kinh phế vị, vừa làm giảm tính tự động của nút xoang, giảm dẫn truyền trong nhĩ đặc biệt là nút nhĩ thất, giúp lợi tiểu nhẹ do giảm tái hấp thu natri ở ống lượn gần, giảm tính kích thích của cơ tâm thất.
Nguyên nhân và tác nhân gây nhiễm độc digitalis
Tuổi tác là điều kiện thuận lợi đối với việc nhiễm độc
- Tuổi tác: Đối với người lớn tuổi việc tăng nhạy cảm với digitalis do giảm độ lọc và bài tiết của thận dễ làm ứ đọng thuốc, giảm nhu động trong ruột và làm tăng hấp thu thuốc.
- Đối với người có bệnh tim: Khi mắc suy tim nặng ở thời gian dài dễ dẫn đến oxy hóa máu gây ra nhiễm độc digitalis.
- Đối với người bị rối loạn điện giải: Bệnh sẽ làm giảm kali trong máu sẽ tạo điều kiện cho ngộ độc digitalis xuất hiện. Lý do là khi calci khi kết hợp với digitalis có tác dụng cộng dồn trên cơ tim gây rối loạn nhịp tim.
- Đối với người có bệnh thận: Đối với bệnh nhân suy thận (suy thận cấp và mạn) dễ gây ra ứ đọng glycosid trợ tim phải giảm liều ouabain là những chất đào thải qua thận, Khi sử dụng digitalis thành phần digitoxin tuy được đào thải qua mật nhưng cũng phải thận trọng vì phần không được chuyển hóa sẽ đào thải chậm dẫn đến ngộ độc.
Biểu hiện ngộ độc digitalis
- Các biểu hiện dễ thấy nhất là về tiêu hóa như chán ăn, buồn nôn, nôn, đầy bụng.
- Rối loạn thị giác, nhầm lẫn màu sắc xanh hoặc vàng, nhìn thấy quầng sáng, ngoài ra có thể thấy ảnh điểm, giảm thị lực rõ ràng.
- Rối loạn thần kinh như chóng mặt, mất ngủ, đau đầu, thường xuyên ảo giác, mất phương hướng, vật vã.
- Rối loạn nhịp tim do một số yếu tố như: Khi bị ngộ độc các tế bào cơ tim sẽ bị tăng kích thích, tăng tính tự động và giảm tính truyền dẫn, ngoại tâm thu đập thất thường với nhịp đôi hoặc nhịp ba.
Nếu cảm thấy mạch đập rất nhanh hoặc rất chậm sau khi sử dụng thuốc có chứa digitalis, nên kiểm tra đo điện tâm đồ và định lượng nồng độ digitalis trong máu ngay để chẩn đoán chính xác.
Tìm hiểu thêm: Góc giải đáp: Người bị ung thư cổ tử cung nên ăn gì để đào thải virus HPV?
>>>>>Xem thêm: Cách phòng chống liệt dây thần kinh số 7
Chẩn đoán sớm sẽ giúp việc điều trị ngộ độc digitalis trở nên dễ dàng hơnPhương pháp điều trị ngộ độc digitalis
Khi xuất hiện các triệu chứng của ngộ độc digitalis, bạn nên dừng ngay thuốc digitalis, cùng với các thuốc lợi tiểu nếu có dùng kèm. Bên cạnh đó cần điều chỉnh rối loạn điện giải bằng cách bù kali, magie. Tùy mức độ thiếu hụt kali ở người bị rối loạn điện giải mà có thể cung cấp cho đường uống 4g đến 6g mỗi ngày hay đường tĩnh mạch từ 40mg trong 500ml dextrose 5% trong vòng 1 – 2 giờ. Trong quá trình điều trị phải theo dõi điện tim cùng với kiểm tra điện giải liên tục để tránh tình trạng thừa kali gây ra rối loạn nhịp tim dẫn đến nguy hiểm tính mạng. Có thể tiêm hoặc truyền vào tĩnh mạch magnesium 1g – 2g ngay khi xét nghiệm thấy bình thường.
Đối với các trường hợp ở bệnh nhân bị bệnh tim khi ngộ độc digitalis có các triệu chứng như bị loạn nhịp chậm hoặc tắc nghẽn đường truyền nhĩ thất, lúc này có thể dùng các thuốc kích thích làm cho tim đập nhanh như atropin hoặc isupren đường tĩnh mạch. Nhưng isupren hay gây kích thích nhịp thất, vì thế chỉ được sử dụng khi atropin không có hiệu quả hoặc có thể đặt máy tạo nhịp tạm thời.
Khi rối loạn nhịp thất ở tim như ngoại tâm thu thất thành chùm, bệnh nhân nên dùng lidocain vì thuốc sẽ không ảnh hưởng đến sức bóp cũng như tính dẫn truyền của cơ tim. Liều dùng được khuyến cáo là 1mg/kg thể trọng tiêm tĩnh mạch trực tiếp, sau đó duy trì bằng bơm tiêm điện lidocain pha trong glucose 5% liều 30 – 50mg/kg/phút. Nếu không có bơm tiêm điện thì nên dùng liều duy trì 1g – 1,5g pha truyền trong 24 giờ. Khi bệnh nhân xuất hiện rung thất thì phải điều trị bằng sốc điện đến khi trở về nhịp xoang và cần duy trì bằng lidocain.
Đối với các trường hợp xoắn đỉnh thì việc điều chỉnh điện giải có ý nghĩa quan trọng vì nếu dùng các thuốc chống loạn nhịp có thể làm cho bệnh trở xấu. Ngoài ra, chỉ cần tiêm 1g – 2g magnesium trực tiếp vào tĩnh mạch có thể xoa dịu được cơn xoắn đỉnh nguy hiểm.
Lời khuyên chọn thuốc cho người bệnh để tránh ngộ độc digitalis
Nên chọn những loại thuốc digitalis có tác dụng nhanh và thải nhanh. Tránh dùng digitalis thêm cho các bệnh nhân đã sử dụng digitalis không rõ ràng từ trước. Nên dùng liều thấp khi các bệnh nhân có biểu hiện nhồi máu cơ tim cấp trong 24 giờ, bệnh phổi cấp, urê máu cao. Đối với bệnh nhân dùng digitalis vẫn không thể làm chậm nhịp thất rung nhĩ thì nên dùng thêm propranolol mà không nên tăng liều lượng digitalis. Bệnh nhân cần phải được theo dõi liên tục khi sử dụng thuốc kết hợp.
Khi rung nhĩ có tần số thất nhanh không đáp ứng với digitalis cần tìm xem các bệnh lý khác phối hợp như cường chức năng tuyến giáp, hội chứng tiền kích thích hoặc tắc nghẽn mạch phổi.
Việc điều trị các bệnh về tim khi sử dụng digitalis nên được theo dõi của bác sĩ hoặc chuyên gia để tránh được các bệnh lý có thể mắc từ ngộ độc digitalis, hãy đảm bảo người bệnh luôn thực hiện đúng với chỉ định của bác sĩ để tốt cho quá trình trị liệu nhé.
Minh Hạnh
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể