Block nhĩ thất độ 2 có nguy hiểm không?

Block nhĩ thất độ 2 là một trong những căn bệnh tim mạch không quá hiếm gặp. Vậy tình trạng này có gây nguy hiểm hay không? Những phân tích của bác sĩ dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Bạn đang đọc: Block nhĩ thất độ 2 có nguy hiểm không?

Sau khi thăm khám, được bác sĩ chẩn đoán mắc block nhĩ thất độ 2, không ít người khá lo lắng và hoang mang về tình trạng sức khỏe của bản thân. Liệu căn bệnh này có nguy hiểm hay không và chữa trị bằng phương pháp nào hiệu quả? Trước hết, hãy cùng phân tích cơ chế hình thành nên các triệu chứng của căn bệnh này, từ đó tìm ra lời giải đáp cho các băn khoăn trên.

Block nhĩ thất độ 2 là gì?

Để hiểu block nhĩ thất độ 2 là gì, chúng ta cần biết rõ về hoạt động của tim trong cơ thể. Theo lý giải của y khoa, hệ thống xung điện dẫn truyền từ tâm nhĩ tới tâm thất có vai trò điều khiển nhịp tim. Ở người khỏe mạnh, nhịp tim trung bình sẽ là từ 60 – 90 nhịp/phút. Thế nhưng khi hệ thống xung điện dẫn truyền từ tâm nhĩ tới tâm thất bị tắc nghẽn, có thể tắc nghẽn một phần hoặc hoàn toàn, gây ra bệnh block nhĩ thất.

Block nhĩ thất độ 2 có nguy hiểm không 1

Block nhĩ thất độ 2 là cấp độ thứ 2 của căn bệnh block nhĩ thất

Bệnh tim mạch này được chia thành 3 cấp độ dựa trên mức độ tắc nghẽn, từ cấp độ 1 đến cấp độ 3. Ở cấp độ 1, tình trạng tắc nghẽn xuất hiện ở nút nhĩ thất, thường không quá nguy hiểm, người bệnh không cần điều trị mà chỉ cần theo dõi. Cấp độ 2 chính là cấp độ đang được đề cập đến, lúc này sự tắc nghẽn xảy ra ở đường dẫn truyền từ tâm nhĩ đến tâm thất. Cấp độ 3 xảy ra khi tình trạng tắc nghẽn đã tiến triển tới mức hoàn toàn, khiến cho nhịp tim rất chậm và không đều. Cấp độ 3 là cấp độ vô cùng nguy hiểm, có thể đe dọa tính mạng của người bệnh nếu không được điều trị kịp thời.

Như vậy, có thể hiểu block nhĩ thất độ 2 là cấp độ thứ 2 của căn bệnh block nhĩ thất, với các biểu hiện rõ ràng hơn, cơ thể phát tín hiệu cần được can thiệp sớm để tránh làm mức độ bệnh trầm trọng hơn.

Block nhĩ thất độ 2 có nguy hiểm không?

Vậy đây có phải là căn bệnh nguy hiểm hay không? Theo các bác sĩ, dựa vào cơ chế, mức độ và tình trạng bệnh, block nhĩ thất độ 2 được phân chia thành 2 loại khác nhau như sau:

  • Block nhĩ thất độ 2 – Mobitz I: Đây thường là một rối loạn tương đối lành tính, ít ảnh hưởng rối loạn huyết động và khả năng tiến triển thành block nhĩ thất độ 3 không cao.
  • Block nhĩ thất độ 2 – Mobitz II: Loại này gây ra các bất ổn trong huyết động bệnh nhân nhiều hơn so với Mobitz I, có thể làm chậm nhịp tim nặng và rất dễ tiến triển thành block nhĩ thất độ 3.

Như vậy có thể thấy việc xác định mức độ nguy hiểm còn tùy thuộc vào phân loại của bệnh. Tuy nhiên, theo các bác sĩ đánh giá, block nhĩ thất độ 2 chưa phải ở mức độ quá nguy hiểm như độ 3, người bệnh không nên quá hoang mang. Điều này không có nghĩa là có thể chủ quan với bệnh. Bởi như đã phân tích ở trên, bệnh hoàn toàn có thể tiến triển thành block nhĩ thất độ 3, nhất là trường hợp Mobitz II.

Các triệu chứng ở độ 2 chủ yếu là đau ngực, tức ngực do thiếu máu nuôi tim, mệt mỏi, khó thở, hoa mắt, chóng mắt, thậm chí là thường xuyên bị ngất. Một số trường hợp nặng có thể gây thiếu máu não hoặc đột quỵ, tai biến mạch máu não do thiếu máu nuôi lên não. Vì thế, khi phát hiện mắc căn bệnh này, bạn nên sớm áp dụng các giải pháp điều trị theo phác đồ được bác sĩ đưa ra, tránh làm bệnh trầm trọng và xảy ra các biến chứng nguy hiểm.

Block nhĩ thất độ 2 có nguy hiểm không 2

Nhiều người băn khoăn bệnh block nhĩ thất độ 2 có nguy hiểm không?

Điều trị block nhĩ thất độ 2 như thế nào?

Để điều trị tình trạng bệnh này, các bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo người bệnh nên áp dụng đồng thời các giải pháp can thiệp y khoa và điều chỉnh chế độ sinh hoạt. Cụ thể như sau:

Dùng giải pháp can thiệp y khoa

Theo các bác sĩ, block nhĩ thất độ 2 loại Mobitz I không có triệu chứng thường không cần điều trị, chỉ cần theo dõi định kỳ để phát hiện sớm các bất thường. Đối với loại Mobitz II thì cần được nhập viện ngay và áp dụng các giải pháp điều trị kịp thời. Cụ thể như sau:

  • Dùng thuốc tăng nhịp tim: Thuốc này được dùng trong thời gian ngắn để giảm triệu chứng. Trường hợp người bệnh xảy ra tác dụng phụ tắc nghẽn tim thì sẽ được yêu cầu ngừng dùng thuốc.
  • Cấy máy tạo nhịp tim: Máy này là thiết bị điện nhỏ được nối đến cơ tim và điều khiển hoạt động của tâm thất, hỗ trợ tâm thất co bóp và tạo nhịp cố định hoặc giúp tim đập nhanh hơn nhằm đáp ứng với các hoạt động gắng sức khi cần thiết. Hầu hết các trường hợp người bệnh bị block nhĩ thất độ 2 loại II sẽ cần máy tạo nhịp tim tạm thời. Nếu nhịp tim không trở lại bình thường sau một vài tuần, người bệnh sẽ được chỉ định cấy máy tạo nhịp tim vĩnh viễn.

Tìm hiểu thêm: Người bị nhịp tim đập chậm nên ăn gì?

Block nhĩ thất độ 2 có nguy hiểm không 3
Một số trường hợp người bệnh cần được cấy máy tạo nhịp tim để cải thiện tình trạng

Điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt

Để kiểm soát triệu chứng và ngăn ngừa các biến chứng nặng có thể xảy ra, người bệnh nên tuân thủ các nguyên tắc ăn uống, sinh hoạt như sau:

  • Thực hiện tầm soát sức khỏe định kỳ và tuân thủ việc sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
  • Xây dựng thực đơn lành mạnh, chú ý bổ sung thêm các thực phẩm tốt cho tim mạch, nhất là rau xanh và trái cây, hạn chế tối đa các nhóm thực phẩm nhiều dầu mỡ.
  • Thời gian trong và sau khi điều trị, người bệnh không nên sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá; đồng thời hạn chế các loại thức uống chứa caffein.
  • Chú ý duy trì cân nặng ở mức hợp lý để hạn chế áp lực cho tim, tránh làm bệnh trầm trọng hơn.
  • Đối với trường hợp bệnh nhân được cấy máy tạo nhịp tim, cần đặc biệt tránh xa các thiết bị điện tử có sóng từ và tuân thủ các nguyên tắc sinh hoạt theo sự hướng dẫn của bác sĩ.

Block nhĩ thất độ 2 có nguy hiểm không 4

>>>>>Xem thêm: Uống whey thay bữa sáng có được không?

Người bệnh cần thực hiện chế độ ăn uống khoa học, theo hướng dẫn của bác sĩ

Như vậy, với các thông tin trên đây, Kenshin đã giúp bạn hiểu rõ hơn về block nhĩ thất độ 2 cũng như lý giải căn bệnh này có gây nguy hiểm hay không. Các bác sĩ khẳng định bệnh ở mức độ này được xem là chưa đến mức quá đặc biệt nguy hiểm, tuy nhiên có nhiều nguy cơ dẫn đến các diễn tiến phức tạp hơn. Do đó, khi gặp bất kỳ triệu chứng bất thường nào về tim mạch, người bệnh không nên chủ quan mà cần thăm khám, chẩn đoán và được điều trị kịp thời.

Xem thêm:

  • Tim một thất là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị
  • Tìm hiểu chi tiết về dị tật bẩm sinh tâm thất độc nhất

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *