Đá bóng bị đau ống đồng có nguy hiểm không? Làm cách nào để giảm cơn đau khi luyện tập. Tìm ngay câu trả lời trong bài viết này nhé!
Bạn đang đọc: Bỏ túi ngay những mẹo xử lý khi đá bóng bị đau ống đồng
Đối với những người thường xuyên vận động, đặc biệt là đi bộ hay tập luyện thể thao thì các chấn thương xảy ra là điều không tránh khỏi. Trong đó, đá bóng bị đau ống đồng là một trong những tình trạng khá phổ biến. Cùng Kenshin tìm hiểu về những phương pháp hạn chế cơn đau tại đây.
Contents
Đá bóng bị đau ống đồng, nguyên nhân là gì?
Đá bóng bị đau ống đồng
Tìm hiểu tình trạng đá bóng bị đau ống đồng
Đau ống đồng hay còn gọi là đau xương cẳng chân, là tình trạng đau ở mặt trước hoặc mặt sau ống đồng. Đây là một chấn thương thường gặp khi luyện tập thể thao nói chung và chạy bộ, đá bóng nói riêng. Lúc này, các ngón chân và bàn chân cong xuống, áp lực đè lên cơ bắp, gân và xương, gây nên cơn đau này. Ở tình trạng nhẹ có thể biểu hiện bằng viêm phần mềm hoặc cơ. Trong những trường hợp nặng có thể kèm theo rạn nhẹ xương cẳng chân.
Nguyên nhân gây đau ống đồng
Đá bóng bị đau ống đồng không chỉ bắt nguồn từ việc vận động. Bệnh còn có thể do nhiều nguyên nhân khác gây nên, cụ thể như:
- Căng cơ: Việc không thực hiện các bài khởi động trước khi đá bóng dẫn đến căng cơ, xương ống đồng bị chèn ép, tổn thương gây nên đau nhức.
- Ảnh hưởng từ địa hình: Nếu bạn đá bóng trên sân gồ ghề, nhiều đá sỏi sẽ khiến cho phần xương khớp, mô chịu tác động của nhiều áp lực mạnh nhẹ không đồng đều. Do đó gây nên cơn đau.
- Mang giày đá bóng không vừa chân.
- Sụn và xương phát triển nhanh: Ở những người có sự phát triển nhanh chóng về sụn và xương trong thời điểm dậy thì, trong khi đó cơ bắp và các phần mềm không thể bắt kịp, dẫn đến đau ống đồng.
- Sự thay đổi nhiệt độ thời tiết đột ngột: yếu tố này khiến cho mạch máu co lại, cản trở quá trình lưu thông máu. Từ đó nguồn cung cấp chất dinh dưỡng và máu cho xương khớp bị ảnh hưởng, gây nên các cơn đau dễ dàng hơn.
- Chế độ ăn uống thiếu canxi và vitamin D.
Phương pháp hạn chế tình trạng đá bóng bị đau ống đồng
Tìm hiểu thêm: Cách nấu lá trinh nữ hoàng cung tươi để chữa bệnh
Phương pháp làm giảm đau xương ống đồngVì nguyên nhân gây bệnh cũng bắt nguồn từ nhiều khía cạnh khác nhau. Nên các phương pháp để hạn chế cơn đau ống đồng cũng cần có sự kết hợp cả yếu tố khách quan và chủ quan.
Về chủ quan
- Đan xen thời gian chạy đá bóng với thời gian nghỉ một cách hợp lý.
- Massage, xoa bóp nhẹ nhàng tại ống đồng và các vùng bị đau sau khi chạy bộ. Việc này sẽ kích thích quá trình lưu thông máu. Đồng thời giúp cơ bắp chân và xương khớp được thư giãn.
- Khởi động kỹ trước khi đá bóng.
- Thay giày đá bóng nếu cảm thấy quá chật hoặc quá rộng.
- Có chế độ ăn uống hợp lý để bổ sung đủ dưỡng chất cho cơ thể.
- Tuân thủ quy tắc 10%, không chạy bộ hoặc đá bóng quá nhiều khiến quãng đường chạy của bạn trong tuần vượt quá 10%.
- Rút ngắn số bước chạy của bạn trong khi tăng nhịp bước chân để tạo ra cơ chế sải chân tốt hơn. Lúc này bạn đặt ít tải trọng hơn vào bàn chân, ống chân và đầu gối của mình. Nên duy trì từ 85 đến 90 bước chân trong mỗi phút.
- Chường nóng/lạnh: Chườm nóng có tác dụng kích thích quá trình lưu thông máu, giảm đau và chống viêm. Bạn có thể áp trực tiếp khăn ấm hoặc túi sưởi chứa nước ấm lên khu vực đau từ 2 – 3 lần/ngày, mỗi lần 10 phút. Chườm lạnh có tác dụng giảm đau và gây tê tạm thời, đồng thời giảm viêm sưng và kích thích quá trình làm lành tổn thương. Bạn sử dụng một túi vải chứa đá lạnh áp lên trực tiếp lên khu vực bị đau nhức. Thực hiện từ 2 – 3 lần/ngày, mỗi lần 15 phút.
Về khách quan
- Bạn nên hạn chế vận động mạnh hoặc mặc đồ ngắn, mỏng manh khi luyện tập, đá bóng khi thời tiết thay đổi. Đặc biệt là thay đổi nhiệt độ đột ngột từ nóng sang lạnh. Cần có quá trình vận động, luyện tập từ từ để cơ thể được làm quen.
- Nếu bạn đang bị đau xương ống đồng, nên hạn chế chạy bộ, đá bóng cho đến khi lành hẳn. Đặc biệt cần tránh các hoạt động như: leo dốc, đi/chạy trên địa hình cứng, nhảy tại chỗ.
Những chấn thương khác thường gặp trong bóng đá
>>>>>Xem thêm: Rụng trứng có đau bụng không? Khi nào cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa
Những chấn thương phổ biến khi đá bóngBên cạnh đá bóng bị đau ống đồng, nhiều chấn thương khác cũng có thể xảy ra khi chơi môn thể thao này. Có thể kể đến một số chấn thương phổ biến như:
- Bong gân và chấn thương cơ: Bong gân là tình trạng chấn thương dây chằng. Đây là phần mô nối hai hoặc nhiều xương tại một khớp, khiến cho một hoặc nhiều dây chằng bị giãn hoặc rách. Còn chấn thương cơ gân là cơn đau xảy ra khi phần bắp thịt hay dây gân bị kéo giãn hay rách, thường ở dây gân sau đầu gối và bắp thịt lưng.
- Gãy xương: Phần xương cổ tay, ngón tay và chân thường bị gãy nhiều nhất.
- Viêm gân Achilles: Đây là tình trạng đau gân ở phía sau mắt cá chân. Nếu chuyển biến nặng, viêm gân Achilles có thể dẫn đến tăng nguy cơ đứt gân.
- Bong gân mắt cá chân: Chấn thương này gồm các triệu chứng phổ biến như: sưng khớp mắt cá chân, đau, khó chịu khi đi bộ, bầm tím quanh mắt cá chân.
- Rách sụn chêm: Mỗi đầu gối có hai miếng sụn chêm. Khi sụn chêm bị rách sẽ gây đau, sưng và cứng khớp.
Nói chung, đá bóng bị đau ống đồng không phải là chấn thương nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu không có phương pháp điều trị kịp thời, cơn đau sẽ kéo dài, gây ảnh hưởng đến các bộ phận khác. Hy vọng bài viết này đã giúp bạn hiểu hơn về chấn thương khi đá bóng, đi bộ. Đừng quên theo dõi Kenshin để cập nhật những thông tin bổ ích khác nhé.
Nhật Lệ
Nguồn: Tổng hợp
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể