Bướu cổ có chữa được không? Chữa bằng cách nào?

Bướu cổ là một trong các bệnh tuyến giáp phổ biến nhất tại Việt Nam. Trong đó nhiều người bệnh quan tâm rằng bướu cổ có chữa được không và chữa bằng cách nào. Hãy cùng đi tìm câu trả lời ngay nhé!

Bạn đang đọc: Bướu cổ có chữa được không? Chữa bằng cách nào?

Tuyến giáp mặc dù rất nhỏ nhưng lại đóng vai trò quan trọng trong nhiều hoạt động sống của cơ thể: từ cân bằng hormone cho đến điều hòa thân nhiệt,… Vì thế mà khi bị bướu tuyến giáp (bướu cổ) nhiều người lo lắng rằng liệu bướu cổ có chữa được không và chữa trị ra sao. Bài viết sau đây sẽ giải đáp cho bạn những thắc mắc này, đừng bỏ lỡ nhé!

Tìm hiểu về bệnh bướu cổ

Bướu cổ (hay bướu giáp) là thuật ngữ thường dùng để chỉ tình trạng tuyến giáp ở cổ bị phình to do nhiều nguyên nhân như: Thiếu i ốt, di truyền, rối loạn nội tiết tố,…

Tùy thuộc vào tính chất, tiến trình phát triển, hậu quả và cách điều trị mà bệnh lý này được phân thành 3 loại bướu cổ chính gồm: Bướu cổ lành tính, bướu cường giáp và bướu ác tính (ung thư tuyến giáp). Để xác định được bướu cổ có chữa được không thì trước hết bác sĩ cần tiến hành thăm khám và xác định loại bướu cổ mà bạn mắc phải cũng như các đặc tính của nó.

Một số xét nghiệm cần được thực hiện bao gồm:

  • Xét nghiệm nồng độ TSH và FT4 trong máu;
  • Siêu âm tuyến giáp;
  • Xét nghiệm máu;
  • Sinh thiết mô tế bào tuyến giáp để tầm soát ung thư.

Các xét nghiệm và kiểm tra sẽ nhằm cung cấp cho bác sĩ thông tin cụ thể về bướu cổ như bướu này là bướu có nhân hay bướu lan tỏa? Tuyến giáp có tăng hoạt động hay không? Nếu là bướu nhân thì nhân lành tính hay ác tính?

bướu cổ có chữa được không 1

Để biết bướu cổ có chữa được không bác sĩ cần xác định loại bướu cổ mà bạn đang mắc phải

Sau khi đã xác định cụ thể tình trạng mà bạn mắc phải, bác sĩ sẽ có hướng để điều trị phù hợp. Nhìn chung, đa số trường hợp bướu cổ hiện nay là bướu lành tính và có thể chữa khỏi. Tuy nhiên, bướu cổ vẫn có một phần nguy cơ là khối u ác tính và cần được phát hiện sớm để kiểm soát khối u tại tuyến giáp, ngăn không cho chúng di căn đến các cơ quan và tổ chức khác.

Các phương pháp điều trị bướu cổ hiện nay

Có nhiều cách để điều trị bướu cổ hiện nay, tùy thuộc vào tình trạng bệnh của từng bệnh nhân mà bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc, phóng xạ i ốt, phẫu thuật hay đơn giản là chỉ định theo dõi mà chưa cần điều trị ngay.

Bướu cổ có chữa được không? Thuốc điều trị bướu cổ

Không phải ai bị được chẩn đoán bướu cổ cũng cần uống thuốc. Nếu bướu nhỏ và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe, bác sĩ sẽ khuyến cáo bạn theo dõi định kỳ và điều trị khi cần thiết. Ngược lại, nếu bướu to và ảnh hưởng đến chức năng của tuyến giáp thì bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc như:

Thuốc kháng giáp: Để điều trị bướu cổ cường giáp, bao gồm methimazole và propylthiouracil. Mục đích để đưa hormone tuyến giáp trở về lại mức bình thường trong vòng từ 1 – 2 tháng hoặc để bình ổn hormone trước khi phẫu thuật hay xạ trị tuyến giáp.

Thuốc thay thế hormone tuyến giáp: Liothyronine và levothyroxine được chỉ định cho những ai bị bướu cổ loại suy giáp. Thuốc sẽ giúp bù đắp cho lượng hormone mà tuyến giáp không thể sản xuất đủ.

Thuốc kháng viêm nonsteroid hay aspirin: Được sử dụng để điều trị hiệu quả cho các trường hợp bướu cổ do viêm tuyến giáp.

Lưu ý rằng dù sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, khi điều trị bướu cổ quan trọng nhất là bạn cần tuân thủ liều lượng và thời gian dùng thuốc theo chỉ dẫn từ bác sĩ nhé!

Tìm hiểu thêm: Bù nước oresol có tác dụng gì khi bị mất nước?

bướu cổ có chữa được không 2

Bướu cổ có thể được điều trị bằng thuốc tùy vào nguyên nhân hình thành bướu

Phóng xạ i ốt chữa bướu cổ

Sử dụng thuốc uống dạng viên nang hay dịch lỏng có chứa i ốt phóng xạ là một liệu pháp hiện đại thường dùng trong điều trị bướu cường giáp hoặc ung thư tuyến giáp.

Phương pháp này còn được biết đến với tên gọi là xạ trị tuyến giáp. Bằng cách đưa đồng vị I-131 của i ốt vào cơ thể, đồng vị này sẽ đi đến tuyến giáp và tiêu diệt các tế bào tuyến giáp đang tăng hoạt quá mức, giúp đưa hormone tuyến giáp trở về mức bình thường.

Đồng vị i ốt được đánh giá là an toàn vì không còn cơ quan nào khác tuyến giáp sử dụng i ốt. Tuy nhiên, một trong những tác dụng phụ được chú ý nhiều nhất của xạ trị bằng i ốt phóng xạ là hầu hết người bệnh đều bị suy tuyến giáp và cần có sự hỗ trợ từ các loại thuốc thay thế hormone tuyến giáp trong một thời gian dài sau đó.

Phẫu thuật điều trị bướu cổ

Bên cạnh câu hỏi bướu cổ có chữa được không thì vấn đề được nhiều người bệnh quan tâm nhất là khi nào cần mổ bướu cổ? Phẫu thuật được xem là sự lựa chọn cuối cùng và chỉ được chỉ định khi:

  • Bướu lành tính nhưng phát triển to gây khó thở, khó nuốt. Hoặc trường hợp bướu lành to gây mất thẩm mỹ cho bệnh nhân.
  • Bướu cổ nghi ngờ là khối u ác tính.
  • Cường giáp khi không đáp ứng với điều trị bằng phóng xạ i ốt.

bướu cổ có chữa được không 3

>>>>>Xem thêm: Ấn vào xương sườn thấy đau cảnh báo bệnh gì?

Mổ bướu cổ gần như là sự lựa chọn sau cùng khi bệnh nhân không đáp ứng tốt với điều trị nội khoa

Các biện pháp phòng bệnh bướu cổ

Để chủ động phòng ngừa bệnh bướu cổ, giảm thiểu tình trạng phát triển bướu lành tính đồng thời giúp tăng cường hiệu quả điều trị phì đại tuyến giáp, bạn nên:

  • Đảm bảo cung cấp đầy đủ i ốt cho cơ thể trong chế độ dinh dưỡng thường ngày.
  • Sử dụng muối i ốt cũng như bổ sung các loại thực phẩm giàu i ốt như hải sản, các loại rau xanh đậm,…với những đối tượng có nguy cơ thiếu i ốt.
  • Điều trị triệt để các bệnh lý tuyến giáp có nguy cơ phát triển thành bướu cổ. Đồng thời những trường hợp có bệnh lý nền liên quan đến tuyến giáp như bệnh về thận, tiểu đường,… đều cần được kiểm tra định kỳ để phát hiện sớm tình trạng bướu cổ nếu có.
  • Đi khám bác sĩ ngay khi có các dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh bướu cổ.

Nhìn chung, bướu cổ là một bệnh phổ biến tại Việt Nam nhưng chiếm đến 80% là loại bướu lành tính và câu trả lời chung cho câu hỏi bướu cổ có chữa được không là có. Tuy nhiên, bạn không nên chủ quan mà cần đi khám bác sĩ sớm để được điều trị phù hợp ngay khi có dấu hiệu nghi ngờ bướu cổ, bạn nhé!

Vi Quỳnh

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *