Tập gym giúp mang lại sức khỏe và vóc dáng chuẩn cho bạn nhưng cũng có thể khiến bạn bị chấn thương. Đặc biệt đối với người mới không có kinh nghiệm và kiến thức. Vậy những loại chấn thương khi tập gym phổ biến là gì?
Bạn đang đọc: Các chấn thương khi tập gym mà bạn nên biết để phòng tránh
Hiện nay gym là một trong những bộ môn được nhiều người lựa chọn vì những lợi ích mà nó mang lại. Tuy nhiên, trước khi tham gia bất kỳ một trò chơi nào, bạn cũng cần phải có những hiểu biết về nó để hạn chế những tình huống xấu. Khi tập gym bạn phải tập với tạ, máy móc và các dụng cụ từ mức độ nhẹ đến nặng nên rất dễ khiến bạn bị chấn thương nếu tập không đúng cách. Hãy tìm hiểu các loại chấn thương phổ biến khi tập gym sau đây để phòng tránh cho bản thân.
Contents
Các chấn thương khi tập gym thường gặp
Việc chấn thương trong lúc tập gym thường xảy ra do nhiều nguyên nhân: Không khởi động trước khi tập, tập sai kỹ thuật, tập với mức tạ quá nặng,… Có chấn thương sẽ khiến bạn đau ngay lập tức, có chấn thương từ từ mới phát hiện ra sau một thời gian. Do đó bạn cần có kiến thức về các loại chấn thương sau:
Chấn thương đầu gối
Đối với các bài tập thân dưới như squat, deadlift,… bạn sẽ thường xuyên sử dụng và tác động lên khớp gối. Do đó nếu bạn tập sai kỹ thuật, chụm gối trong lúc tập hay tập luyện với mức tạ nặng sẽ rất dễ dẫn đến chấn thương khớp gối. Các dấu hiệu khi bị chấn thương là cảm thấy đau nhức nhẹ và sưng ở khớp đầu gối, đau nhiều khi cử động, bị sưng đỏ, đau và khó có thể cử động được.
Chấn thương đầu gối khi tập gym
Chấn thương lưng
Lưng là bộ phận rất dễ bị chấn thương khi tập gym. Lưng và cột sống có trách nhiệm nâng đỡ toàn bộ cơ thể. Vì vậy hầu hết các bài tập đều có tác động tương đối lớn lên bộ phận này. Việc chấn thương lưng xảy ra cũng đến từ các nguyên nhân như tập sai kỹ thuật, không khởi động kỹ trước khi tập. Nếu không chú ý có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến cột sống và bạn luôn cảm thấy đau nhức lưng.
Chấn thương khớp vai
Khớp vai có khung xương bao gồm xương đòn, xương bả vai và chỏm xương cánh tay tạo thành khớp cùng – đòn và khớp ổ chảo – cánh tay. Khi tập gym, đặc biệt là các bài thân trên, khớp vai thường phải thực hiện nhiều động tác và chịu lực tác động từ tạ. Do đó nếu bạn tập mức tạ quá nặng hay sai tư thế sẽ rất dễ gây chấn thương cho vai. Đau khớp vai khi tập gym sẽ ảnh hưởng khá nhiều đến việc luyện tập của bạn. Các chấn thương vai thường gặp khi tập gym là: rách sụn viền và bao khớp vai, trật khớp cùng, gãy xương cùng vai, viêm rách gân và chóp xoay.
Khớp vai rất dễ bị chấn thương khi tập các bài thân trên
Chấn thương khớp khuỷu tay
Khớp khuỷu tay là một khớp hoạt dịch kết nối xương cánh tay trên và hai xương cẳng tay nhằm cho phép cẳng tay uốn cong và mở rộng. Tương tự như vai, khớp khuỷu tay cũng tham gia nhiều vào các bài tập thân trên phổ biến như đẩy ghế, kéo dây và tập tạ. Nguyên nhân dẫn đến chấn thương khuỷu tay khi tập gym thường đến từ hai yếu tố:
- Sử dụng tạ có trọng lượng quá nặng so với sức chịu đựng của cơ thể.
- Người tập có thói quen khóa khớp khuỷu tay khi nâng tạ (đây là tình trạng cánh tay duỗi thẳng hết sức nhờ vào việc mở rộng khớp khuỷu tối đa).
Đây là các yếu tố dẫn đến việc tạo lực ép quá sức chịu đựng lên khuỷu tay. Làm cho một loạt các nhóm cơ, khớp cũng như dây chằng tại đây phải căng sức chống đỡ và gây ra sự đau đớn, chấn thương. Tình trạng này nếu kéo dài còn có thể khiến cho khớp mất dần độ linh hoạt vốn có. Và dẫn đến các chấn thương nghiêm trọng hơn như căng cơ, rách dây chằng, trật khớp hay biến dạng, thậm chí thoái hoá khớp.
Chấn thương khớp cổ tay
Các gymer và vận động viên chắc hẳn đều đã trải qua tình trạng chấn thương cổ tay khi tập gym. Cổ tay được cấu tạo từ hai xương của cẳng tay, 8 xương cổ tay và nhiều dây chằng kết nối với nhau. Đây là khớp linh hoạt và dễ bị chấn thương nếu chịu tác động lớn. Đau khớp cổ tay khi tập gym thường xảy ra ở các bài tập như đẩy ngực, tập xà đơn, nâng tạ, đẩy tạ,… Khi bị chấn thương, bạn sẽ cảm thấy vùng cổ tay bị sưng tấy, đau nhức, khó cử động. Tình trạng nặng hơn có thể dẫn đến bị trật khớp, bong gân, gãy cổ tay hay mắc hội chứng ống cổ tay.
Tìm hiểu thêm: Vừa hết kinh 7 ngày quan hệ có bầu không?
Cổ tay sẽ dễ bị chấn thương nếu bạn tập tạ quá nặngRách cơ
Một trong những chấn thương khi tập gym mà bạn cần lưu ý đó là rách cơ. Đây là tình trạng cơ bị kéo căng quá mức gây hư tổn đến cơ, sẽ rất đau khi tác động vào. Khác với căng cơ, rách cơ sẽ nặng hơn, sưng đau nhiều hơn. Nếu tình trạng rách cơ nghiêm trọng thì phải cần đến sự can thiệp của phẫu thuật để rút máu tụ ra bên ngoài.
Chuột rút
Chuột rút có lẽ khá quen thuộc với mọi người vì nó thường hay xảy ra trong mọi tình huống, kể cả khi tập gym. Đây là tình trạng cơ bị co mạnh, thắt chặt lại khiến vùng bị đau đớn. Chuột rút co cứng thường đến đột ngột và kéo dài từ vài giây cho đến vài phút. Bạn sẽ rất dễ có nguy cơ bị chuột rút nếu không khởi động kỹ trước khi tập, vận động mạnh và quá sức. Đây là phản ứng tự nhiên của cơ thể chúng ta với những động tác ít được tập luyện.
>>>>>Xem thêm: Hướng dẫn cách hấp thụ vitamin D từ ánh nắng mặt trời
Chuột rút gây ảnh hưởng đến quá trình tập gymLàm thế nào để phòng tránh chấn thương khi tập gym?
Việc chấn thương sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe sau này và sẽ làm hạn chế việc tập luyện của bạn. Vì vậy hãy lưu ý những điều sau đây để phòng tránh bị chấn thương không mong muốn khi tập gym:
- Khởi động thật kỹ trước khi tập: Việc này rất quan trọng đối với bất kỳ đối tượng nào khi tập gym. Bạn không nên chủ quan mà bỏ qua bước này vì nếu không rất dễ dẫn đến chấn thương.
- Tập đúng kỹ thuật: Hãy tập đúng kỹ thuật, đúng tư thế để hạn chế việc bị thương. Nếu bạn là người mới, hãy tập thật chậm để cảm nhận các nhóm cơ hoạt động như thế nào. Chất lượng vẫn quan trọng hơn số lượng bạn nhé.
- Không tập tạ quá nặng: Bạn nên tập chay trước để cơ thể quen dần trước khi bắt đầu với tạ, máy móc. Không nên tập luyện với mức tạ quá nặng, quá sức chịu đựng của cơ thể. Nếu tập nặng mà sai tư thế, kỹ thuật thì việc chấn thương là điều sẽ xảy ra.
- Giãn cơ sau khi tập: Tương tự như việc khởi động, hãy giãn cơ thật kỹ sau mỗi buổi tập. Nó sẽ giúp cơ của bạn nhanh hồi phục hơn, tránh bị đau nhức quá mức sau khi tập. Ngoài ra, việc giãn cơ còn giúp thư giãn đầu óc và tăng độ hiệu quả của buổi tập hơn.
- Khi bị chấn thương: Hãy dừng lại, điều chỉnh lại tư thế, tập với mức tạ nhẹ hơn. Nếu tình trạng nặng hơn hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được chữa trị kịp thời.
Trên đây là những chấn thương phổ biến khi tập gym mà bạn nên biết. Trước khi tham gia một bộ môn nào, bạn nên tìm hiểu thật kỹ để bảo vệ bản thân mình nhé. Hãy theo dõi Kenshin để biết thêm nhiều thông tin về sức khỏe.
Tuyết Nhi
Nguồn: Tổng hợp
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể