Các dấu hiệu bệnh trĩ ở nữ giới dễ nhận biết

Ở nữ giới bị bệnh trĩ thường xuất hiện các dấu hiệu nào? Điều trị bệnh trĩ ở nữ giới có đơn giản không?

Bạn đang đọc: Các dấu hiệu bệnh trĩ ở nữ giới dễ nhận biết

Trĩ là bệnh liên quan đến tĩnh mạch ở hậu môn, đây là căn bệnh dễ gặp ở mọi đối tượng đặc biệt ở nữ giới. Phụ nữ có nhiều nguyên nhân khác nhau dễ dẫn đến nguy cơ mắc bệnh trĩ.

Bệnh trĩ gây ảnh hưởng khó khăn đến thói quen sinh hoạt hàng ngày. Nên nhận biết sớm các dấu hiệu của bệnh trĩ để sớm thăm khám và điều trị được hiệu quả tốt nhất.

Nguyên nhân gây nên các dấu hiệu bệnh trĩ ở nữ giới

Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên các dấu hiệu bệnh trĩ ở nữ giới. Nhận biết đúng nguyên nhân gây bệnh để có hướng điều trị an toàn và hiệu quả.

Táo bón lâu ngày, rặn khi đi đại tiện

Thực đơn dinh dưỡng hàng ngày thiếu chất xơ và thói quen ăn uống không khoa học, ăn ít rau xanh, trái cây, ăn đồ cay nóng, uống ít nước là những nguyên nhân chính gây nên chứng táo bón.

Khi bị táo bón thường xuyên, khó đi đại tiện mọi người có thói quen rặn mạnh khiến các tĩnh mạch bị chèn ép, búi trĩ bị tổn thương gây nên dấu hiệu bệnh trĩ ở nữ giới.

Rặn mạnh khi đại tiện là một trong những nguyên nhân gây nên trĩ ở nữ giới Rặn mạnh khi đại tiện là một trong những nguyên nhân gây nên trĩ ở nữ giới

Đặc điểm công việc ngồi quá lâu, ít vận động

Do đặc thù tính chất công việc ở nữ giới thường làm những công việc ít vận động, thường làm việc văn phòng, ngồi hoặc đứng quá lâu một chỗ là những nguyên nhân gây nên các dấu hiệu bệnh trĩ ở nữ giới.

Thói quen thường xuyên ngồi quá lâu khiến vùng xương chậu luôn chịu áp lực của cơ thể đè lên trong suốt thời gian dài, khiến cho các tĩnh mạch phồng to lên mỗi ngày, lâu dần hình thành nên các búi trĩ.

Ngoài ra, thói quen ít vận động cũng làm giảm nhu động ruột, gây khó tiêu, táo báo cũng là nguyên nhân của các dấu hiệu bệnh trĩ ở nữ giới.

Bệnh trĩ trong thời kỳ mang thai hoặc sau khi sinh con

Nữ giới vào những thái cuối của thời kỳ mang thai, bào thai phát triển lớn hơn, trọng lượng nặng hơn là nguyên nhân gây gia tăng áp lực lên vùng xương chậu. Điều này làm cản trở sự lưu thông của máu ở vùng hậu môn, các đám tĩnh mạch bị chèn ép, phình to hơn tạo thành các búi trĩ khiến cho phụ nữ mang thai dễ mắc bệnh trĩ.

Trong khi chuyển dạ, việc rặn đẻ không đúng cách cũng làm tăng áp lực đè nén và chèn ép tĩnh mạch ở vùng khung xương chậu, dễ gây nên bệnh trĩ.

Các nguyên nhân khác

Còn một số nguyên nhân khác cũng dễ dẫn đến các dấu hiệu bệnh trĩ ở nữ giới như: Quan hệ tình dục qua đường hậu môn, tiền sử bệnh viêm phế quản mãn tính hay giãn phế quản, chứng tăng đông máu, các dấu hiệu ho nhiều, ho lâu ngày.

Các lao động thường xuyên phải làm các công việc nặng nhọc cũng có nguy cơ mắc bệnh trĩ cao hơn.

Các dấu hiệu bệnh trĩ ở nữ giới thường gặp

Các dấu hiệu bệnh trĩ ở nữ giới thường có các biểu hiện được liệt kê sau đây. Nếu gặp các biểu hiện này bạn nên đi khám để nhận được lời khuyên của bác sĩ để có liệu trình điều trị hiệu quả.

Đi đại tiện ra máu

Dấu hiệu đi đại tiện ra máu là biểu hiện đầu tiên của người bị bệnh trĩ.

Ở giai đoạn đầu của bệnh, ống hậu môn bị tổn thương, khi đi đại tiện gây cảm giác đau rát, máu chảy dính vào phân.

Đau rát, ngứa vùng hậu môn

Đau rát, ngứa vùng hậu môn là triệu chứng dễ nhận biết nhất khi bị bệnh trĩ. Nữ giới khi bị bệnh trĩ thường cảm thấy đau rát, ngứa, cảm giác khó chịu vùng hậu môn.

Đặc biệt là khi đại tiện hoặc đứng lên, ngồi xuống, hoạt động mang vác vật nặng. Tùy vào tình trạng bệnh mà cơn đau có thể kéo dài nhiều giờ liên tục.

Trong những trường hợp hậu môn bị nứt hay bít tắc cảm giác đau đớn sẽ rõ rệt hơn.

Tìm hiểu thêm: Nguyên nhân gan nhiễm mỡ gây đau bụng và cách phòng ngừa

Đau rát, ngứa vùng hậu môn là dấu hiệu bệnh trĩ ở nữ giới Đau rát, ngứa vùng hậu môn là dấu hiệu bệnh trĩ ở nữ giới

Sa búi trĩ

Khi bệnh diễn tiến nặng lên trĩ độ 3, 4 búi trĩ không tự co lại được mà có xu hướng dần sa hẳn xuống bên dưới vùng hậu môn. Khi sờ cảm giác có phần thịt thừa năm ở rìa hoặc kẽ hậu môn.

Thông thường ở nữ giới, búi trĩ sa ở vị trí tiếp giáp tầng sinh môn và cửa hậu môn.

Khi búi trĩ không tự co lên, sa ra ngoài rất dễ bị sọ sát, viêm nhiễm tổn thương gây sưng tấy, đau đớn cho người bệnh.

Điều trị các dấu hiệu bệnh trĩ ở nữ giới

Thông thường bác sĩ chỉ định điều trị bệnh trĩ khi các dấu hiệu bệnh trĩ ở nữ giới gây ảnh hưởng đến sinh hoạt, sức khỏe người bệnh.

Điều trị các dấu hiệu bệnh trĩ ở nữ giới khi bệnh gây ảnh hưởng đến sinh hoạt, sức khỏe người bệnh

>>>>>Xem thêm: Khi dùng BHA bị đẩy mụn thì có nên nặn không?

Điều trị các dấu hiệu bệnh trĩ ở nữ giới khi bệnh gây ảnh hưởng đến sinh hoạt, sức khỏe người bệnh

Có 2 phương pháp điều trị bệnh trĩ là phương pháp điều trị nội khoa và điều trị ngoại khoa.

Bệnh trĩ độ 1,2 có thể điều trị phương pháp nội khoa.

Điều trị nội khoa hay điều trị không phẫu thuật bằng cách thay đổi chế độ dinh dưỡng nhiều chất xơ, uống nhiều nước, hạn chế rặn khi đi đại tiện tránh làm sa búi trĩ ra ngoài.

Ngâm hậu môn bằng nước ấm để giãn nở tĩnh mạch, dùng thuốc đặt hậu môn, thuốc điều trị chuyên khoa hoặc các bài thuốc cổ truyền theo chỉ định của bác sĩ.

Bệnh trĩ độ 3,4 nên điều trị ngoại khoa phẫu thuật.

Với phương pháp điều trị ngoại khoa, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ hoặc làm búi trĩ teo nhỏ lại. Hiện nay có nhiều phương pháp phẫu thuật trĩ đơn giản an toàn, hiệu quả và ít đau sau mổ. Bạn nên nghe tư vấn của bác sĩ để có lựa chọn phù hợp cho mình.

Thúy Nguyễn

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *