Các giai đoạn của bệnh trĩ ai cũng nên biết

Trĩ là căn bệnh gây nhiều phiền toái cho những người không may mắc phải. Người bệnh có thể dựa vào các giai đoạn của bệnh trĩ để chẩn đoán bệnh, từ đó đưa ra các phương pháp điều trị hiệu quả nhất.

Bạn đang đọc: Các giai đoạn của bệnh trĩ ai cũng nên biết

Các giai đoạn của bệnh trĩ sẽ phản ánh mức độ bệnh lý nặng hay nhẹ. Từ đó, người bệnh sẽ phải áp dụng những phương pháp chữa trị khác nhau. Bệnh càng được phát hiện và điều trị sớm thì hiệu quả mang lại càng khả quan.

Phân loại các giai đoạn của bệnh trĩ

Bệnh trĩ là tình trạng các búi trĩ bị sa giãn và căng phồng quá mức gây nên. Khi lượng máu ở đây bị ứ đọng, tĩnh mạch hậu môn sẽ phồng lên và sa ra ngoài. Bệnh trĩ được phân loại thành:

Bệnh trĩ nội

Bệnh trĩ nội hình thành khi bị giãn quá mức các đám rối tĩnh mạch bên trong ống hậu môn. Lúc đầu các đám rối này còn nằm trên đường lược hậu môn. Về sau khi tình trạng bệnh trở nặng, chúng sẽ bị sa ra ngoài hậu môn ở các mức độ khác nhau.

Bệnh trĩ ngoại

Là tình trạng các búi trĩ bị phồng to và hình thành ngay sát rìa hậu môn. Các búi trĩ được bao bọc bởi một lớp da mỏng dưới rìa hậu môn. Quan sát bằng mắt, bạn có thể thấy các đám búi trĩ giống như những cục thịt thừa mọc xung quanh hậu môn.

Trĩ hỗn hợp

Là sự kết hợp của cả 2 dấu hiệu trĩ nội và trĩ ngoại kể trên.

Các giai đoạn của bệnh trĩ ai cũng nên biết 1

Trĩ nội và trĩ ngoại liên kết với nhau tạo thành trĩ hỗn hợp.

Các giai đoạn của bệnh trĩ

Theo đó, tùy theo các tình trạng khác nhau trĩ nội được chia thành 4 giai đoạn như sau:

Giai đoạn 1 (giai đoạn đầu của bệnh)

Đây là giai đoạn đầu hình thành bệnh. Giai đoạn này, người bệnh chưa có các triệu chứng bệnh rõ ràng và cụ thể. Thậm chí, người bệnh chưa có cảm giác đau đớn hay ngứa ngáy vùng hậu môn. Dấu hiệu rõ nhất của giai đoạn 1 là triệu chứng đi cầu ra máu tươi. Tuy nhiên, chảy máu chỉ ở mức độ rất ít, người bệnh có thể quan sát qua giấy vệ sinh.

Tìm hiểu thêm: Phương pháp điều trị hẹp niệu quản hiệu quả

Các giai đoạn của bệnh trĩ ai cũng nên biết 2

Búi trĩ cấp 1 chảy máu ở mức độ rất ít, có thể nhìn thấy qua giấy vệ sinh.

Giai đoạn 2

Đến giai đoạn 2, người bệnh đã có những dấu hiệu rõ ràng hơn. Lúc này, các búi trĩ phát triển với kích thước to dần và có thể sa ra ngoài. Người bệnh chảy máu rõ ràng và nhiều hơn trĩ cấp độ 1. Máu chảy thành giọt, có màu đỏ tươi và không còn lẫn vào phân. Búi trĩ cũng trở nên to dần, sa ra bên ngoài hậu môn và không tự co lại được. Vùng hậu môn xuất hiện thêm hiện tượng có dịch nhầy, khiến người bệnh cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu.

Giai đoạn 3

Đây là giai đoạn bệnh đã trở nặng và gây nhiều khó khăn trong việc điều trị. Các búi trĩ sa hẳn ra ngoài hậu môn, không thể tự co lại được khi người bệnh đi đại tiện. Trong trường hợp này, búi trĩ sa ra ngoài và cọ sát vào quần áo, người bệnh sẽ cảm thấy đau đớn, chảy máu, thậm chí là viêm nhiễm. Việc chảy máu khi đại tiện ở giai đoạn này trở nên nghiêm trọng hơn. Dịch nhầy xuất hiện nhiều hơn khiến người bệnh luôn cảm thấy ngứa ngáy và không thoải mái trong sinh hoạt và giao tiếp.

Giai đoạn 4

Trong các giai đoạn của bệnh trĩ, đây là giai đoạn nặng nhất của bệnh. Máu chảy nhiều và liên tục khi bệnh nhân đi đại tiện và rặn mạnh. Máu có thể chảy thành tia trong trường hợp nặng, thậm chí có thể dẫn đến hiện tượng mất máu.

Tình trạng bệnh kéo dài còn khiến bệnh nhân bị suy nhược cơ thể, mệt mỏi, thiếu máu, chóng mặt, hoa mắt,… Việc búi trĩ sa ra ngoài trong giai đoạn này rất dễ xảy ra tình trạng viêm nhiễm. Bệnh để lâu có thể gây hoại tử búi trĩ, nhiễm trùng máu, thậm chí có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Cần làm gì khi phát hiện bệnh trĩ?

Khi nhận biết các giai đoạn của bệnh trĩ, người bệnh cần tuân thủ sự hướng dẫn của bác sĩ trong quá trình hỗ trợ điều trị. Đồng thời cần thực hiện những việc sau:

  • Có chế độ ăn uống khoa học, bổ sung chất xơ trong bữa ăn hàng ngày để tránh tối đa tình trạng táo bón.
  • Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để đảm bảo sức khỏe và ngăn ngừa táo bón.
  • Tập thể dục thường xuyên, đi lại nhẹ nhàng để tăng cường sức khỏe phòng tránh bệnh tật.
  • Tránh ngồi một chỗ quá lâu gây áp lực lên vùng hậu môn.
  • Làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, tránh bị căng thẳng và stress trong công việc.
  • Không ăn đồ cay nóng hoặc uống nhiều chất có cồn như rượu bia, thuốc lá.
  • Các giai đoạn của bệnh trĩ ai cũng nên biết 3

    >>>>>Xem thêm: Xương chậu nằm ở đâu và đóng vai trò gì trong cơ thể?

Thể dục thường xuyên để tăng cường sức khỏe, giúp phòng bệnh trĩ hiệu quả.

Khi có nghi ngờ mắc trĩ, người bệnh cần đến thăm khám trĩ tại các cơ sở uy tín để xác định các giai đoạn của bệnh trĩ, từ đó có phương pháp điều trị phù hợp và kịp thời. Ngoài ra, người bệnh cần tuân theo các hướng dẫn của bác sĩ điều trị, tuyệt đối không tự ý thay đổi liều lượng thuốc khi chưa có sự cho phép của bác sĩ.

Trên đây là những thông tin chung về các giai đoạn của bệnh trĩ. Hy vọng điều này sẽ giúp bạn biết cách bảo vệ sức khỏe bản thân, từ đó có biện pháp điều trị bệnh trĩ phù hợp và hiệu quả nhất.

Ngân Lâm

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *