Bạn có biết, thời điểm mùa hè tới, thời tiết nóng bức, khó chịu dễ khiến cho vi khuẩn sinh sôi và từ đó thể gây ra rất nhiều các loại bệnh đường ruột mùa hè hay không? Vậy, bệnh đường ruột mùa hè bao gồm những bệnh nào?
Bạn đang đọc: Các loại bệnh đường ruột mùa hè bạn cần chú ý
Vào mùa hè, thời tiết thay đổi, nhiệt độ tăng cao kỷ lục lại mưa nhiều khiến cho không khí trở nên nóng ẩm. Đây chính là cơ hội lý tưởng để các mầm bệnh, vi khuẩn sinh sôi và phát triển. Dịch bệnh xuất hiện nhiều hơn vào mùa hè và thức ăn cũng dễ bị nhiễm khuẩn.
Các loại bệnh đường ruột mùa hè thường gặp
Các bệnh đường ruột mùa hè phổ biến bất cứ ai cũng có thể sẽ mắc phải bao gồm bệnh kiết lỵ, tiêu chảy, thương hàn, sa trực tràng và bệnh tả,…
Các bệnh lý này rất nguy hiểm nếu như không được kịp thời phát hiện và có phương pháp điều trị bệnh đúng cách. Các bệnh lý này sẽ gây ra các triệu chứng khó chịu cho người bệnh như:
- Bệnh tắc ruột: Triệu chứng bệnh là người bệnh không thể đi đại tiện và trung tiện được. Ở trẻ sơ sinh, khi bị tắc ruột, trẻ sẽ có các biểu hiện như nôn mửa, khi nôn có thể ra nước mật, bụng đau một cách dữ dội và đi đại tiện ra máu,… Tất cả các trường hợp tắc ruột đều rất nguy hiểm và cần đưa đi cấp cứu.
- Bệnh sa trực tràng: Biểu hiện của sa trực tràng là sực tràng bị lòi ra ngoài một cách tự nhiên hoặc khi người bệnh rặn mạnh. Đoạn ruột này có thể tự động co lại hoặc nhiều khi sẽ phải dùng tay để ấn vào. Nguyên nhân chính gây nên tình trạng này thường là do tiêu chảy hoặc táo bón lâu ngày. Ngoài ra, giãn dây chằng ruột hay nhược cơ cũng có thể gây ra tình trạng sa trực tràng.
- Bệnh tiêu chảy: Đây là bệnh đường ruột mùa hè rất thường gặp. Khi bị tiêu chảy, người bệnh sẽ đi đại tiện trên 3 lần một ngày, phân sống hoặc lỏng như nước, có nhiều bọt,… Tiêu chảy rất dễ khiến người bệnh bị mất nước, kiệt sức và mệt mỏi, suy nhược, nguy hiểm hơn là có thể tử vong.
- Bệnh kiết lỵ: Người bị kiết lỵ sẽ đi ngoài rất ít nhưng phân có kèm theo máu và đàm. Ngoài ra, biểu hiện của bệnh cũng đi kèm với sốt, người lả dần, đau bụng, vật vã, luôn có cảm giác muốn đi cầu và dần kiệt sức dẫn đến tử vong. Kiết lỵ kéo dài có thể trở thành kiết lỵ mãn tính, các ký sinh trùng gây bệnh có thể xâm nhập vào gan và gây áp-xe gan. Biến chứng của bệnh lý này rất nguy hiểm, có thể khiến bệnh nhân tử vong trong khoảng 24 giờ.
- Bệnh thương hàn: Bệnh có các biểu hiện như: Đau bụng, chậm tiêu, có lúc tiêu chảy, lúc lại táo bón,… Bệnh thương hàn cũng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như bệnh kiết lỵ như thủng ruột, xuất huyết ruột, viêm não, hôn mê và tử vong,…
- Bệnh tả: Số người mắc bệnh tả tăng lên nhiều hơn khi mùa hè đến. Có thể khiến cho người bệnh tử vong nhanh chóng và có thể bùng phát thành dịch bệnh nếu không có phương pháp xử lý. Khi mắc bệnh tả, người bệnh sẽ tiêu chảy ra nước một cách ồ ạt, nôn ói liên tục, đau bụng dữ dội, người mệt mỏi, kiệt sức,…
Như bạn có thể thấy, các bệnh đường ruột mùa hè rất nghiêm trọng và có thể khiến cho sức khỏe của người bệnh bị ảnh hưởng lớn. Do đó, chúng ta hoàn toàn không nên chủ quan, nên có biện pháp chủ động nâng cao sức khỏe của bản thân và phòng ngừa bệnh.
Nguyên nhân gây ra các loại bệnh đường ruột mùa hè
Sự mất cân bằng giữa vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại trong đường ruột là nguyên nhân chính gây ra các loại bệnh đường ruột mùa hè. Và vì sao các loại vi khuẩn này lại bị mất đi sự cân bằng? Nguyên nhân là do:
- Thói quen ăn uống không hợp vệ sinh, thức ăn chưa được chế biến kỹ, không được nấu chín, đun sôi hoặc khu vực chế biến thức ăn không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
- Thực phẩm, thức ăn bị nhiễm khuẩn. Đây cũng là nguyên nhân phổ biến gây ra các bệnh đường ruột, ngộ độc thực phẩm. Theo số liệu nghiên cứu, cứ 20 phút thì số lượng vi khuẩn trong thức ăn lại nhân lên gấp đôi ở nhiệt độ bình thường. Mùa hè tới, thời tiết nóng ẩm còn tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển mạnh mẽ hơn. Không chỉ có thế, vi khuẩn còn có thể tồn tại rất lâu trên bề mặt bếp và có thể lây sang cả những loại thức ăn khác. Do đó, thức ăn đã bị nhiễm khuẩn, để lâu hoặc có dấu hiệu ôi thiu tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ cho sức khỏe.
Đường ruột của bạn hoạt động có tốt hay không phần lớn sẽ phụ thuộc vào thói quen ăn uống của bạn. Nếu bạn ăn uống đảm bảo hợp vệ sinh an toàn thực phẩm, chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng thì đường ruột sẽ luôn khỏe mạnh.
Tìm hiểu thêm: Socola: Tử thần chậm từ cadimi và chì trong thực phẩm
Làm thế nào để phòng tránh bệnh đường ruột mùa hè?
Để chủ động phòng tránh bệnh đường ruột mùa hè, mọi người cần nâng cao ý thức và nghiêm túc thực hiện một số các biện pháp như ăn chín uống sôi, thường xuyên lau dọn nhà cửa, đặc biệt là khu vực vệ sinh và nhà bếp, tạo thói quen sử dụng sữa chua lên men – loại thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa, tránh rối loạn tiêu hóa,…
Đảm bảo các đồ vật trong bếp như nồi, chảo, bát đũa và đồ đựng thức ăn luôn sạch sẽ, cọ rửa thật sạch sau khi sử dụng và để khô ráo, nếu không dùng đến thì nên cất trong tủ kín.
Vệ sinh đôi tay thật sạch vào những thời điểm như trước khi chế biến thức ăn, trước và sau khi ăn xong, sau khi đi vệ sinh.
Thật cẩn thận trong khâu rửa nguyên liệu thực phẩm, không nên dùng chung thớt và dao đối với đồ sống và đồ chín. Rửa các nguyên liệu dưới vòi nước thật sạch, có thể ngâm rửa rau củ quả với nước pha muối.
>>>>>Xem thêm: Đi bộ đường dài – đơn giản mà tốt
Vào mùa hè, để tiết kiệm cũng như đảm bảo an toàn cho sức khỏe, chúng ta không nên mua quá nhiều loại thực phẩm một lúc, như vậy, nếu không kịp tiêu thụ, chúng sẽ nhanh chóng bị hỏng hơn so với các mùa khác, thậm chí còn sinh ra vi khuẩn, bệnh tật. Do đó bạn hãy nhớ, để không mắc phải các bệnh đường ruột mùa hè, bạn không nên để lẫn nhiều loại thực phẩm chung một tủ lạnh, thực phẩm sống và chín nên được để riêng biệt, bọc màng bọc thực phẩm cẩn thận. Ngoài ra, hãy hạn chế ăn hàng quán bên ngoài, nhất là những quán vỉa hè. Trên đây là một số thông tin về các bệnh lý đường ruột mùa hè, mùa hè sắp tới, hãy chủ động bảo vệ sức khỏe của mình và những người thân yêu.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể