Thực phẩm là nguồn cung cấp các nhóm chất dinh dưỡng chủ yếu cho cơ thể. Hiện nay, chất dinh dưỡng được chia thành 4 nhóm chính là đường bột, đạm, chất béo và nhóm còn lại là vitamin và chất khoáng. Vậy, các nhóm chất dinh dưỡng cần thiết với cơ thể là những nhóm chất nào?
Bạn đang đọc: Các nhóm chất dinh dưỡng quan trọng với cơ thể cần bổ sung hàng ngày
Đối với cơ thể người, chất dinh dưỡng là không thể thiếu và chủ yếu được bổ sung qua đường ăn uống. Vậy các nhóm chất dinh dưỡng chính là gì và có vai trò như thế nào? Bài viết hôm nay từ Kenshin sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc trên về nhóm chất dinh dưỡng.
Contents
Tìm hiểu chung về các nhóm chất dinh dưỡng quan trọng
Các nhóm chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể được chia thành 4 nhóm là chất đạm, chất đường bột, chất béo và cuối cùng là nhóm vitamin và khoáng chất. Vậy, trong cách nhóm chất dinh dưỡng, nhóm nào cung cấp nhiều năng lượng nhất và cần thiết nhất?
Theo kết quả nghiên cứu cho thấy, chất đạm (protein), đường bột (carbohydrate), chất béo (lipid) là 3 nhóm chất sản sinh năng lượng. Năng lượng sẽ được đưa vào cơ thể dưới dạng hóa năng thức ăn, cụ thể là 1g đường bột sinh ra 4kcal, 1g chất đạm sản sinh được 4kcal và 1g chất béo sản sinh được đến 9kcal.
Năng lượng được tạo ra từ các nhóm chất dinh dưỡng sẽ được dùng cho quá trình chuyển hóa cơ sở và các hoạt động sống khác như tập thể dục, làm việc, học tập,… giúp cơ thể tăng trưởng và phát triển từng ngày. Nhóm chất còn lại là vitamin và khoáng chất không đóng vai trò sản sinh năng lượng mà có nhiệm vụ quan trọng trong việc tăng cường hệ thống miễn dịch cũng như chuyển hóa tế bào.
Ý nghĩa của chất đạm đối với cơ thể
Chất đạm hay protein là nhóm chất dinh dưỡng quan trọng đối với cơ thể con người.
Ở người bình thường, chất đạm chiếm đến 16% tổng trọng lượng cơ thể. Mỗi tế bào trên cơ thể chúng ta, từ da đến tóc, xương,… đều có sự góp mặt của chất đạm. Tất cả những kháng thể, hormone và các chất quan trọng đều được cấu tạo chính từ chất đạm. Không chỉ vậy, chất đạm còn tham gia vào quá trình xây dựng các cấu trúc của cơ thể như cơ bắp, các cơ quan,… đảm bảo việc tăng trưởng và duy trì sức khỏe tốt.
Cụ thể những vai trò của chất đạm như sau:
- Chất đạm là nguyên liệu hình thành nên các tế bào của cơ thể;
- Chất đạm tạo nên dịch tiêu hóa, enzyme, hormone điều tiết hoạt động của cơ thể;
- Nguyên liệu để sản sinh kháng thể, giúp cơ thể chống lại mầm bệnh;
- Tham gia và hỗ trợ quá trình vận chuyển các chất;
- Điều hòa và cân bằng nước với môi trường nội môi.
Phân tử đạm (protein) được cấu tạo từ hơn 20 loại axit amin khác nhau, trong đó, có loại axit amin cơ thể tự tổng hợp được nhưng cũng có nhiều loại cần phải bổ sung từ thực phẩm qua chế độ ăn uống. Chất đạm có nhiều trong thịt, cá, tôm, cua, mực,… hoặc các loại đậu như đậu phộng, đậu đen, ngũ cốc,…
Ý nghĩa của chất đường bột
Nói đến các nhóm chất dinh dưỡng, không thể không nhắc đến chất đường bột. Đây là nhóm chất bổ sung năng lượng cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là não bộ và hệ thống thần kinh trung ương. Bên cạnh đó, đường bột còn tham gia bảo vệ cơ thể chống lại nhiều bệnh tật nguy hiểm. Những vai trò của chất đường bột cụ thể là:
- Cấu tạo nên các tế bào và mô trong cơ thể;
- Hỗ trợ quá trình phát triển não bộ và hệ thần kinh;
- Điều hòa các hoạt động của cơ thể;
- Sử dụng thực phẩm giàu chất đường bột cũng đồng thời bổ sung chất xơ cho cơ thể.
Với mỗi 1g chất đường bột sẽ cung cấp cho cơ thể khoảng 4kcal năng lượng. Đây cũng là nhóm chất chiếm từ 60 – 65% tổng năng lượng cơ thể nạp được qua một bữa ăn. Bởi vì năng lượng từ chất đường bột rất quan trọng nên bạn cần lựa chọn nguồn đường bột lành mạnh, chất lượng cao cho cơ thể, ví dụ như gạo lứt, khoai lang, bắp, các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt,…
Tìm hiểu thêm: Giải đáp thắc mắc: Uống nhiều nước có giảm cân không?
Ý nghĩa của chất béo với cơ thể
Chất tiếp theo trong các nhóm chất dinh dưỡng quan trọng mà Kenshin muốn nhắc đến là chất béo.
Đây là nguồn năng lượng ở dạng đậm đặc nhất và cũng cung cấp lượng calo cao nhất, với mỗi 1g chất béo có thể cung cấp đến 9kcal năng lượng. Chất béo thường chiếm từ 18 – 25% tổng mức năng lượng trong khẩu phần ăn. Các chuyên gia cho biết nhu cầu chất béo hàng ngày của trẻ em cao hơn so với người lớn. Vai trò của chất béo gồm:
- Nguồn năng lượng dự trữ dưới dạng mô mỡ.
- Tăng cường hấp thụ các khoáng chất và vitamin tan trong dầu.
- Hỗ trợ quá trình đông máu tự nhiên và cấu tạo nên tế bào, vận động cơ.
- Góp phần phát triển tế bào não bộ và hệ thần kinh khỏe mạnh.
- Chất béo lành mạnh giúp cân bằng đường huyết, giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch, cải thiện chức năng não bộ và thần kinh.
- Có khả năng kháng viêm tốt nên bổ sung chất béo đúng cách có tác dụng ngăn ngừa bệnh viêm khớp, bệnh Alzheimer và cả bệnh ung thư.
Ý nghĩa của vitamin và chất khoáng
Nhóm chất cuối cùng trong các nhóm chất dinh dưỡng quan trọng là vitamin và khoáng chất. Nhóm chất này không tham gia sản sinh năng lượng nhưng cũng có vai trò quan trọng đối với sức khỏe, không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày.
Có 13 loại vitamin thiết yếu cần bổ sung là vitamin A, C, D, B, E, K,… mỗi loại vitamin đều có vai trò riêng biệt và không thể thay thế bằng bất cứ nhóm chất nào khác.
Chính những vitamin này giúp cơ thể chống oxy hóa mạnh mẽ, phục hồi, tái tạo tế bào thương tổn cũng như đề phòng bệnh ung thư tuyến tiền liệt, ung thư phổi. Vitamin A lại rất tốt cho làn da và hệ thần kinh, vitamin D tốt cho sự phát triển của xương, vitamin C tăng cường đề kháng, mau lành tổn thương,…
Bên cạnh đó, khoáng chất cũng nằm trong các nhóm chất dinh dưỡng cần thiết, đóng vai trò trong việc phát triển, duy trì sự khỏe mạnh của xương và răng, điều chỉnh quá trình trao đổi chất và hỗ trợ nhiều phản ứng sinh hóa khác. Những khoáng chất quan trọng phải kể đến như sắt, canxi, kali, magie, kẽm,…
>>>>>Xem thêm: Ra máu nâu trước kỳ kinh nguyệt: Nguyên nhân và hướng khắc phục
Hy vọng những chia sẻ của Kenshin về các nhóm chất dinh dưỡng đã giúp bạn nắm được những thông tin bổ ích, từ đó cải thiện chế độ ăn uống khoa học, tốt cho sức khỏe hơn. Các nhóm chất này có vai trò quan trọng như nhau và không thể thay thế nhưng bạn cần cân đối để tránh gây béo phì, tăng cân,… khi dùng quá nhiều chất béo.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể