Khi cơ thể bị mất nước, nhất là trẻ nhỏ sẽ dẫn đến những biến chứng nặng nề thậm chí thiếu nước còn ảnh hưởng tới tính mạng trẻ. Cách bù nước cho trẻ 6 tháng như thế nào là đúng và đủ?
Bạn đang đọc: Cách bù nước cho trẻ 6 tháng như thế nào?
Khi phát hiện trẻ bị tiêu chảy cần phải bổ sung nước cho trẻ vì đây là việc làm hết sức cần thiết giúp bé mau hồi phục. Bù nước cho trẻ 6 tháng khi tiêu chảy đúng cách có thể giúp cơ thể nhanh chóng được bù đắp lượng nước và các chất điện giải đã mất. Khi được bù đủ nước cơ thể sẽ nhanh phục hồi và lấy lại sức khỏe.
Contents
Thế nào là tiêu chảy ở trẻ em?
Bệnh tiêu chảy ở trẻ là trẻ bị đi ngoài nhiều lần trong ngày. Đối với những trẻ nhỏ khác nhau có số lần đi ngoài khác nhau. Có trẻ thì đi ngoài ngay sau khi ăn. Nhưng với những bé dưới 2 tuổi thường đi phân mềm, đóng khuôn, còn với trẻ lớn hơn là đi ngoài trên 3 lần/ngày và phân lỏng hoặc toàn nước.
Cách bù nước cho trẻ 6 tháng như thế nào cho đúng?
Bệnh tiêu chảy ở trẻ nhỏ và trẻ 6 tháng tuổi được chia thành 3 loại là tiêu chảy cấp, tiêu chảy kéo dài và tiêu chảy xâm lấn có nhầy máu. Tiêu chảy kéo dài là trên 14 ngày.
Bệnh tiêu chảy ở trẻ em xảy ra ở bất cứ thời điểm nào trong năm nhưng vào mùa hè thời tiết nóng nực là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển khiến trẻ dễ bị tiêu chảy. Vào mùa đông cũng là điều kiện cho virus dễ lây lan khiến trẻ bị tiêu chảy do virus đặc biệt là do virus Rotavirus.
Nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy ở trẻ em
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ bị tiêu chảy. Tuy nhiên, nguyên nhân đầu dẫn tới tình trạng này là do nhiễm khuẩn, virus, nhiễm ký sinh trùng hay do dị ứng các loại thức ăn. Trẻ nhỏ có hệ miễn dịch còn rất non yếu nên là đối tượng dễ bị các loại virus, vi khuẩn tấn công làm nhiễm trùng đường ruột gây tiêu chảy ở trẻ.
Khi trẻ nhỏ vui chơi ở ngoài môi trường ngoài yếu tố kích thích trẻ phát triển nhưng cũng là nguyên nhân gây bệnh do vi khuẩn và virus bám vào chân tay trẻ. Vì vậy cha mẹ nên chú ý khi cho trẻ chơi xong nên vệ sinh chân tay sạch sẽ để đảm bảo trẻ không bị nhiễm bệnh.
Kể cả việc chăm sóc trẻ cung cấp dinh dưỡng không hợp lý cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng tiêu chảy. Vì vậy cha mẹ cần học cách chăm sóc trẻ một cách hợp lý, khoa học sẽ giúp trẻ phát triển đầy đủ đồng thời còn ngăn ngừa bệnh tiêu chảy.
Bù nước cho trẻ 6 tháng và trẻ nhỏ
Khi trẻ bị tiêu chảy thường mất nước, vì vậy cần bù nước cho trẻ, nếu không cơ thể thiếu nước sẽ biến chứng ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe thậm chí nguy hiểm cả tính mạng. Nhiều người cho rằng trẻ bị tiêu chảy nên hạn chế cho uống nước, đó là quan niệm sai lầm. Trẻ bị tiêu chảy cần bù nước, nước điện giải cho trẻ ngay. Đường ruột của trẻ vẫn hấp thu được nước.
Tìm hiểu thêm: Ung thư vú HER2 thấp: Chẩn đoán và điều trị
Khi trẻ bị tiêu chảy cần bù nước cho trẻ ngayOresol, oresol II, viên hoặc gói hydrite là những dung dịch bù nước thông dụng có bán sẵn trên thị trường. Khi pha chế dung dịch bù nước phải đúng tiêu chuẩn và hướng dẫn sẽ giúp cho trẻ nhỏ mau hồi phục, tránh mất nước và sụt cân.
1 lít nước đun sôi để nguội pha với 1 gói oresol là đúng chuẩn. Không nên pha nửa gói với nửa lít nước như vậy sẽ không đảm bảo đúng tỷ lệ.
1 gói oresol II hoặc 1 gói hay một viên hydrite dùng 200ml nước sôi để nguội pha vào. Khi các dung dịch này đã pha không nên để quá 24 giờ.
Nếu như không có dung dịch oresol có thể thay thế bằng nước cháo loãng. Dùng một nắm gạo và nhúm muối nấu khoảng hơn 1 lít nước cho đến khi nhừ và lọc lấy khoảng 1 lít nước cho trẻ uống.
Đối với trẻ từ 6 tháng trở lên lượng dung dịch bù nước oresol được tính như sau: Sau mỗi lần trẻ đi ngoài nên cho trẻ uống 50 – 100ml oresol.
Trẻ từ 2 – 10 tuổi sau mỗi lần đi ngoài uống gấp đôi trẻ 6 tháng. Nếu trẻ lớn hơn 10 tuổi thì sau mỗi lần trẻ đi ngoài cho trẻ uống đến khi hết khát.
Có thể thay thế dung dịch bù nước khác, nếu trẻ không thích mùi vị của oresol. Hoặc nếu trẻ đi ngoài ngày 2 – 3 lần có thể cho trẻ uống nước hằng ngày hoặc nước trái cây. Nếu như trẻ tiêu chảy kèm nôn thì nên cho trẻ bù nước từ từ không nên uống quá nhiều. Nếu trẻ mới nôn nên đợi khoảng 10 phút hãy cho trẻ uống nhưng uống thật chậm và mỗi thìa cách nhau vài phút. Khi trẻ được bù nước điện giải sẽ đi tiểu nhiều hơn và da dẻ và môi tươi tắn hơn. Nên kiên trì cho trẻ bù nước cho đến khi đi phân sệt và đi số lần ít hơn khoảng 2 – 3 lần mỗi ngày mới thôi.
>>>>>Xem thêm: Bé 2 tuổi nên uống sữa tươi hay sữa bột? Điểm khác biệt giữa hai loại là gì?
Bù nước cho trẻ 6 tháng và trẻ nhỏ là việc rất quan trọng.Khi trẻ còn đang bú, mẹ nên cho trẻ bú khi trẻ đòi uống nước, đồng thời sau khi trẻ bú sữa xong cho trẻ uống tiếp dung dịch bù nước. Trong 4 giờ đầu điều trị bằng oresol không nên cho trẻ ăn. Nếu trẻ có dấu hiệu trở nặng nên cho trẻ đi khám ngay. Dấu hiệu cho thấy trẻ nặng thêm là đi ngoài nhiều lần phân lỏng hơn, có nôn ói, liên tục khát nước. Trẻ khóc không có nước mắt và nếp véo da mất chậm, mắt trũng, lưỡi khô, ngủ li bì mệt lả. Nhìn thể trạng trẻ không tốt lên sau 2 ngày và có biểu hiện sốt và máu trong phân.
Chế độ dinh dưỡng
Bù nước cho trẻ 6 tháng và trẻ nhỏ là việc rất quan trọng. Dinh dưỡng cho trẻ bị tiêu chảy cũng khá quan trọng bởi vì khi mắc bệnh, trẻ bị thiếu chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể do khi tiêu chảy trẻ biếng ăn hay nôn…
Chế độ dinh dưỡng phù hợp để trẻ duy trì được cân nặng. Thức ăn cho trẻ bị tiêu chảy cũng cần mềm và lỏng đồng thời phải đảm bảo đủ chất đạm, bột, béo và rau củ. Nên cho trẻ ăn thành nhiều bữa nhỏ để dễ tiêu hóa không gây áp lực cho dạ dày.
Trẻ 6 tháng tuổi còn bú mẹ thì nên cho trẻ bú mẹ nhiều hơn vì sữa mẹ đảm bảo đủ dinh dưỡng và dễ tiêu hóa hấp thu. Nếu trẻ bú sữa công thức vẫn cho trẻ bú bình thường, nếu trẻ không dung nạp lactose nên thay loại sữa khác không có lactose.
Chỉ không nên cho trẻ dùng thực phẩm nhiều đạm, đường và các chất điện giải thấp và những chất khó tiêu hóa. Không nên bắt trẻ nhịn hoặc kiêng khem quá kỹ, cho trẻ ăn đủ khẩu phần ăn.
Nước có ga và nước hoa quả công nghiệp là những thực phẩm nên tránh vì có thể gây tiêu chảy nặng và rối loạn các chất điện giải trong cơ thể.
Việc bù nước cho trẻ 6 tháng khi bị tiêu chảy mất nước là một việc hết sức quan trọng. Nếu làm tốt trẻ sẽ nhanh hồi phục không bị sút kí, nếu chăm sóc không tốt trẻ có thể gặp nguy hiểm. Hy vọng với những thông tin trong bài viết sẽ giúp các mẹ có thêm kiến thức nuôi con khỏe.
Tuệ Nhi
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể