Cách bù nước khi bị tiêu chảy giúp trẻ nhanh lấy lại sức

Tiêu chảy là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ do vi khuẩn, virus, ký sinh trùng gây ra. Trẻ bị tiêu chảy cấp cần được bù nước nhanh, tránh bị mất nước quá nhiều dẫn đến sốc mất nước. Vậy cách bù nước khi bị tiêu chảy thế nào mới giúp trẻ mau hồi phục?

Bạn đang đọc: Cách bù nước khi bị tiêu chảy giúp trẻ nhanh lấy lại sức

Khi trẻ em bị tiêu chảy, bù nước đúng cách sẽ giúp cơ thể lấy lại lượng nước và các chất điện giải đã mất, giúp phục hồi sức khỏe và thể trạng nhanh chóng. Hãy tham khảo bài viết sau đây để tìm hiểu cách bù nước khi bị tiêu chảy đúng và hiệu quả.

Tiêu chảy cấp ở trẻ em

Cách bù nước khi bị tiêu chảy giúp trẻ nhanh lấy lại sức 1 Trẻ nhỏ thường bị tiêu chảy do vi khuẩn, virus, ký sinh trùng gây ra

Trẻ nhỏ thường bị tiêu chảy, có thể do nhiều nguyên nhân như vi khuẩn, virus, ký sinh trùng… trong đó, tiêu chảy do virus Rota là hay gặp nhất. Ngoài ra, một số vi khuẩn đường ruột, đặc biệt vi khuẩn E.Coli cũng có thể gây ra bệnh tiêu chảy cấp. Ngoài ra còn có nhiều nguyên nhân khác gây tiêu chảy cấp như rối loạn tiêu hóa – hấp thu, dị ứng thức ăn, do bệnh lý khác như viêm ruột thừa, lồng ruột.

Ban đầu, trẻ thường bắt đầu nôn ói nhiều, sau đó sẽ tiêu chảy. Trẻ em bị tiêu chảy cấp thường có thể đi phân sệt 1 – 2 lần đầu, những lần tiếp theo đi phân lỏng, màu vàng hoặc xanh rêu, có lẫn đàm, máu trong phân. Trẻ bị tiêu chảy nặng khi đi phân lỏng 3 lần hoặc nhiều hơn trong một ngày.

Kèm theo triệu chứng trên, trẻ bú kém, biếng ăn hơn, mệt mỏi và đau bụng, sốt đến sốt cao, trẻ bứt rứt, quấy khóc, khát nước, môi khô, mắt và thóp trũng, bụng chướng.

Trẻ bị tiêu chảy cấp đi ngoài nhiều lần nên dễ dẫn đến mất nước, rối loạn điện giải, rối loạn kiềm toan, nếu không được điều trị kịp thời sẽ nguy hiểm đến tính mạng.

Tiêu chảy cấp có nguy cơ sốc mất nước

Cha mẹ cần đưa trẻ đi bệnh viện ngay nếu gặp các triệu chứng sau đây:

  • Trẻ đi tiêu chảy quá 3 ngày.
  • Nôn hoặc đi ngoài nhiều lần.
  • Đau bụng hoặc quấy khóc nhiều.
  • Sốt cao liên tục trên 38,5 độ C.
  • Đi ngoài lẫn đàm, máu.

Khi trẻ bị tiêu chảy cấp sẽ có nguy cơ bị sốc mất nước với các dấu hiệu sau:

  • Trường hợp trẻ bị mất nước nhiều do đi lỏng và nôn ói nhiều, cha mẹ nên chú ý bù nước và điện giải cho trẻ đúng cách để tránh bị mất nước nặng, dẫn đến kiệt nước, sốc mất nước. Khi đó, trẻ sẽ bị sốt, rơi vào li bì, rối loạn tri giác, suy hô hấp, trụy mạch, gây co giật.
  • Khi trẻ bị rối loạn điện giải, rối loạn thăng bằng kiềm toan có thể bị suy thận cấp. Nếu không được điều trị kịp thời có thể bị hôn mê và thậm chí là tử vong.

Tìm hiểu thêm: Ngộ độc nên uống gì để tránh biến chứng nguy hiểm tính mạng

Cách bù nước khi bị tiêu chảy giúp trẻ nhanh lấy lại sức 2 Sốt là một trong những triệu chứng của tiêu chảy, gây sốc mất nước

Cách bù nước khi bị tiêu chảy

Khi đang bị tiêu chảy, cơ thể mất nước và chất điện giải, trước khi đưa trẻ đi bệnh viện, điều cần thiết nhất là phải tìm cách bù nước ngay. Khi bù nước cho trẻ tại nhà, cha mẹ cần lưu ý những điều sau:

  • Cho trẻ bú mẹ nhiều lần và lâu hơn, nếu trẻ không bú được có thể vắt sữa ra cốc rồi cho trẻ uống.
  • Cách bù nước khi bị tiêu chảy đúng cách là cho trẻ uống oresol để phòng mất nước và điện giải. Hiện nay có nhiều loại oresol với khối lượng pha trong 200ml, 250ml, 1000ml nước, để cho trẻ dễ uống oresol còn có thêm hương vị cam, chanh.
  • Điều quan trọng là cha mẹ lưu ý sử dụng oresol đúng cách. Khi pha oresol phải dùng hết cả gói một lần với nước sôi để nguội theo tỷ lệ được ghi trên bao bì thuốc, không được chia nhỏ gói để pha nhiều lần. Dung dịch oresol đã pha không được để quá 24 giờ, nếu uống không hết thì nên bỏ đi và pha gói mới. Tuyệt đối không bảo quản thuốc trong tủ lạnh cho trẻ uống dần, không đun sôi thuốc đã pha.
  • Sau mỗi lần trẻ nôn hay đi ngoài, cha mẹ cần cho trẻ uống theo liều lượng sau đây:
    • Đối với trẻ
    • Trẻ > 24 tháng, cho trẻ uống 100 – 200ml, uống từng ngụm nhỏ và uống theo nhu cầu.
  • Khi chưa có chỉ định của bác sĩ, cha mẹ không cho trẻ dùng thuốc chống nôn và thuốc kháng sinh.
  • Cần dùng dụng cụ đong nước chuyên dụng, rửa tay trước khi pha oresol và rửa sạch các dụng cụ để đựng.
  • Nếu không có oresol có thể thay thế bằng các loại nước khác như nước dừa, nước cháo muối, nước cơm, nước ép trái cây tươi (không cho thêm đường)
  • Không cho trẻ uống các loại nước ngọt có gas, có đường, nước trái cây đóng hộp.

Phòng ngừa bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em

Cách bù nước khi bị tiêu chảy giúp trẻ nhanh lấy lại sức 3

>>>>>Xem thêm: U xơ tử cung 86mm có nguy hiểm không? Phương án điều trị u xơ tử cung kích thước lớn

Cho trẻ uống oresol là cách bù nước khi bị tiêu chảy hiệu quả nhất

Tiêu chảy là một trong những căn bệnh gây tử vong hàng đầu ở trẻ nhỏ. Bệnh này còn gây nhiễm trùng và suy dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Do đó, cha mẹ nên đặc biệt lưu ý cách bù nước khi bị tiêu chảy và phòng tiêu chảy cấp cho trẻ.

Tốt nhất, đối với trẻ sơ sinh, mẹ nên nuôi con bằng sữa mẹ. Trẻ bú sữa mẹ ngay sau sinh càng sớm sẽ bú được sữa non có nhiều kháng thể. Ngoài ra trẻ cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý tránh suy dinh dưỡng.

Cho trẻ ăn chín, uống sôi, thức ăn của trẻ phải đảm bảo tươi và đủ chất. Đặc biệt vệ sinh tay thật kỹ trước và sau khi cho trẻ ăn và khi chăm sóc vệ sinh trẻ.

Mẹ nên nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu và không cho ăn dặm quá sớm. Mẹ cho trẻ ăn dặm khi trẻ 6 tháng, ăn đủ lượng, đủ chất. Khâu chế biến và bảo quản thức ăn hợp vệ sinh, đảm bảo an toàn thực phẩm.

Mẹ rửa tay bằng nước sát khuẩn tay nhanh hoặc xà phòng trước khi làm thức ăn, trước và sau khi chăm sóc trẻ. Xử lý phân trẻ bị tiêu chảy an toàn, vệ sinh.

Tiêm phòng vaccin đầy đủ cho trẻ đặc biệt vaccin Rota, vaccin sởi, thương hàn, tả.

Tiêu chảy cấp là bệnh rất hay gặp ở trẻ em, nếu được phát hiện, theo dõi, chăm sóc, điều trị cũng như phòng bệnh tốt, bệnh sẽ hồi phục nhanh và khỏi hẳn. Nếu không được điều trị kịp thời, trẻ có nhiều biến chứng nguy hiểm và có thể gây tử vong. Do đó cha mẹ cần đặc biệt chú ý theo dõi và đưa trẻ đi khám kịp thời.

Quỳnh Trang

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *