Theo thống kê của Cục Bảo vệ chăm sóc trẻ em, đuối nước là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em, chiếm 48,8%; tỷ lệ chết đuối ở trẻ em nước ta khá cao, gấp 10 lần ở các nước phát triển. Trẻ đuối nước thường nằm trong lứa tuổi nhỏ, dưới 15 tuổi.
Bạn đang đọc: Cách cấp cứu trẻ đuối nước
Đuối nước là quá trình bị hạn chế hô hấp do chìm trong nước, chất lỏng. Đuối nước ở trẻ không chỉ xảy ra ở sông, suối, ao hồ, đầm lầy,… mà còn có thể xảy ra ở bể nước ngay tại nhà, nơi làm việc, nhà trẻ,… Vì vậy, các bậc phụ huynh, người nuôi trẻ, giáo viên cần tự trang bị cho mình những kỹ năng sơ cứu cấp và xử trí tai nạn đuối nước khi cần thiết. Bài viết sau sẽ thông tin đến quý độc giả về cách cấp cứu khi bị trẻ bị đuối nước.
Contents
Những điều cần biết khi bị trẻ đuối nước
Đuối nước là tình trạng bất kỳ một chất lỏng nào khi xâm nhập vào đường thở gây cản trở quá trình hô hấp. Đuối nước dẫn đến thiếu oxy cung cấp lên não, nếu không được cấp cứu kịp thời nạn nhân sẽ có các biểu hiện như nhịp tim chậm, tụt huyết áp, bất tỉnh,… dẫn đến các tổn hại nghiêm trọng đến não gây ra các di chứng như rối loạn học tập, vấn đề về trí nhớ hoặc thậm chí tử vong.
Đuối nước là nguyên nhân hàng thứ 3 gây các tổn thương tự phát trên thế giới và gây ra khoảng 400.000 ca tử vong mỗi năm. Ngạt nước hay đuối nước là một tai nạn xảy ra ở dưới nước, có tính chất cấp tính, dẫn đến hậu quả suy hô hấp hoặc ngừng thở, ngừng tim. Trẻ em rất dễ bị ngạt thở chỉ trong vòng thời gian 2 phút và chỉ với lượng nước nhỏ như một xô nước cũng có thể làm trẻ nhỏ chết đuối.
Trẻ em dưới 5 tuổi có tỷ suất tử vong do đuối nước cao nhất trong các nhóm tuổi, đặc biệt là trẻ 1 – 4 tuổi. Tỷ suất tử vong do đuối nước ở trẻ 1 – 4 tuổi trên thế giới là 9,8/100.000 dân. Tuy nhiên, số ca tử vong do đuối nước thực tế trên thế giới có thể cao hơn nhiều so với con số trên.
Đuối nước thường gặp ở trẻ nhỏ dưới 15 tuổi
Cơ chế bệnh sinh
Đuối nước do hít nước vào phế nang: Sau khi nước vào phế nang gây ứ đọng trong lòng phế nang và phế quản, nước vào làm cản trở quá trình trao đổi khí giữa phế nang với các mao mạch phổi. Triệu chứng lâm sàng phổ biến của đuối nước là biểu hiện hội chứng suy hô hấp cấp có thể tiến triển dần nặng lên, đó là phù phổi cấp huyết động hoặc kết hợp với phù phổi cấp tổn thương.
Sau ngừng thở, đồng thời xuất hiện hội chứng tăng CO2 cấp, từ đó lại quay trở lại kích thích trung tâm hô hấp, rồi bệnh nhân thở trở lại, lập tức xảy ra hiện tượng hít phải nước vào phổi, dẫn đến viêm phổi hoặc nặng hơn như hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển (ARDS).
Đuối nước có thể dẫn đến tử vong ở trẻ
Nguyên nhân và hoàn cảnh xảy ra đuối nước ở trẻ
Đuối nước thường xảy ra ở trẻ nhỏ, đây là đối tượng có tính hiếu động, tò mò, thích nghịch ngợm. Các nguyên nhân thường gặp dẫn đến đuối nước ở trẻ bao gồm:
- Không biết bơi là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến trẻ nhỏ bị đuối nước. Không biết các nguyên tắc an toàn khi đi bơi. Việc tổ chức các hoạt động tuyên truyền phòng chống đuối nước, dạy kỹ năng an toàn chưa được tiến hành thường xuyên.
- Xuất phát từ môi trường sống không an toàn, tiềm ẩn các nguy cơ gây đuối nước cho trẻ em. Tiếp đến là do nhận thức chung của người lớn, nhất là các bậc cha mẹ về vấn đề này còn hạn chế, điển hình như các khúc sông, hồ nước sâu, nước xoáy, đập tràn gần khu dân cư không có rào chắn. Các công trình hoặc người dân đào đất làm vật liệu xây dựng, nhưng không có cảnh báo nguy hiểm rõ ràng hoặc sau khi kết thúc công trình nhưng không được san lấp để trẻ rớt xuống hố sâu bị đuối nước.
- Bị lũ cuốn trong mưa lũ.
- Bị bạn bè kích động (đặc biệt các em trai) làm những việc nguy hiểm như nhảy cắm đầu, bơi thi ở nước sâu, chảy xiết,…
Cách cấp cứu trẻ bị đuối nước
Xử lý khi thấy trẻ bị ngã xuống nước
Khi phát hiện thấy người bị đuối nước, cần kêu gọi mọi người cùng giúp sức để nhanh chóng đưa người đuối nước lên bờ càng nhanh càng tốt. Nếu người đi cứu không biết bơi mà gặp nước sâu thì cần phải hết sức cẩn thận, nếu vội vàng nhảy xuống để cứu người bị đuối nước, đôi khi ngay cả bản thân mình cũng không thoát được.
Nếu trẻ đang ở gần bờ:
- Trong trường hợp này nếu có một chiếc sào, gậy hoặc sợi dây quẳng ra vị trí người bị đuối nước để họ bám vào rồi kéo thật nhanh đưa lên bờ.
- Nếu người đi cứu biết bơi thì nhanh chóng xuống nước để kéo người bị nạn lên bờ (nắm tóc, áo, quần, tay, chân,…).
Nếu trẻ ở quá xa bờ và đang bất tỉnh:
- Ngay lập tức sử dụng thuyền nếu có sẵn đến để vớt trẻ lên thuyền.
- Nếu bạn biết bơi giỏi, lấy một dây thừng buộc quanh thắt lưng của bạn, bạn có thể bơi ra cứu trẻ vào và có một người cầm đầu dây kia đứng trên bờ.
- Bơi ra chỗ trẻ đang bị đuối nước với sợi dây buộc quanh thắt lưng bạn. Nếu trẻ còn tỉnh hãy nói với trẻ đang đuối nước một cách vững vàng để giúp trẻ bình tĩnh. Giữ tay trẻ về phía sau và cố gắng để nâng cằm và mặt của trẻ lên cao khỏi mặt nước. Người đứng trên bờ kéo cả bạn và trẻ vào bờ một cách an toàn. Nếu bạn có phao bơi, nên đem phao bơi ra cùng với bạn. Nhưng vẫn phải buộc sợi dây thừng quanh người.
Cấp cứu tại chỗ
Nạn nhân sau khi được đưa lên bờ, cần nhanh chóng đánh giá chức năng sống của nạn nhân, khai thông đường hô hấp trên, móc họng gây nôn hoặc làm thủ thuật Heimlich nhằm loại bỏ đờm dãi, bùn đất hoặc nước mà bệnh nhân bị sặc hoặc hít phải đường hô hấp trên.
Nếu nạn nhân còn tự thở được, có dấu hiệu tỉnh lại, mạch quay bắt được, mạch bẹn rõ, cần phải lau khô, ủ ấm cho nạn nhân, cho uống nước đường để đề phòng hạ đường máu, đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời.
Tìm hiểu thêm: Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi: Nguyên nhân, điều trị và cách phòng ngừa
Cách cấp cứu trẻ bị đuối nướcNếu trẻ bất tỉnh, thở yếu hoặc đã ngừng thở:
Đối với trẻ dưới 1 tuổi:
Nếu trẻ ngừng thở, tiến hành hô hấp nhân tạo hà hơi thổi ngạt ngay lập tức và làm kiên trì nhiều lần, tối thiểu 5 lần. Cách thổi ngạt như sau:
- Đặt trẻ nằm ở chỗ khô ráo, thoáng khí.
- Nâng ngửa đầu trẻ.
- Làm sạch đường thở và làm thông đường thở bằng cách móc hết bùn đất trong miệng, mũi của trẻ.
- Áp miệng trùm kín miệng và mũi của trẻ và thổi. Vừa thổi vừa phải đồng thời quan sát lồng ngực trẻ.
- Chú ý giữ ấm bằng cách đắp chăn cho trẻ.
Kiểm tra lại:
- Nếu có mạch, còn thở thì đặt nạn nhân tư thế nằm nghiêng an toàn, theo dõi tiếp và chuyển đến cơ sở y tế.
- Nếu kiểm tra thấy trẻ không còn nhịp thở, hay mạch thì người cấp cứu cần tiến hành thổi ngạt kết hợp với ép tim ngoài lồng ngực.
Đối với trẻ từ 1 đến 8 tuổi
Trình tự sơ cứu tương tự như trẻ đuối nước dưới 1 tuổi. Tuy nhiên, cần lưu ý khi thổi vào miệng, người sơ cứu cần trùm kín miệng trẻ và bóp 2 cánh mũi. Khi tiến hành ép tim ngoài lồng ngực, người sơ cứu cần đặt gốc bàn tay và ép vuông góc lên điểm ép tim bằng lực của 1 cánh tay.
Đối với trẻ trên 8 tuổi và người lớn
Đặt người bị đuối nước nằm ngửa trên nền phẳng, cứng.
Dùng gốc 2 bàn tay và lực của 2 cánh tay ép vuông góc lên vị trí 1/2 dưới của đoạn hõm ức trên và hõm ức dưới với tần số 30 lần ép tim và 2 lần thổi ngạt (trong một chu kỳ).
Ép sâu 1/3 đến 1/2 độ dày lồng ngực đối với trẻ và 4 – 5 cm đối với người lớn.
Thực hiện liên tục 5 chu kỳ như trên, sau đó dừng lại kiểm tra mạch, nhịp thở của nạn nhân. Tiếp tục như vậy cho đến khi nạn nhân có đáp ứng.
Sau khi nạn nhân tỉnh lại, cần chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế có trang bị hồi sức cấp cứu. Trong quá trình vận chuyển vẫn phải tiếp tục tiến hành sơ cấp cứu và giữ ấm cho nạn nhân.
Những việc không nên làm trong quá trình cấp cứu trẻ bị đuối nước
Không được chậm trễ trong cấp cứu người bị đuối nước, bằng mọi cách và trong khả năng hiểu biết cần cấp cứu cho người bị đuối nước ngay.
Không nên cố tìm cách ép nước trong phổi trẻ bị đuối nước chảy hết ra ngoài bằng cách vác nạn nhân chạy vòng vòng cho nước chảy ra vì sẽ bỏ lỡ thời gian vàng để hồi sức cấp cứu tim phổi cho nạn nhân dẫn đến tăng nguy cơ chết não của nạn nhân. Khi làm xoa bóp tim ngoài lồng ngực, cần chú ý không được thực hiện quá mạnh bạo vì có thể làm gãy xương sườn nạn nhân, nhất là trẻ nhỏ.
Biện pháp phòng chống đuối nước
Đuối nước hiện nay là một trong những vấn đề y tế được quan tâm trên toàn thế giới. Việc phòng chống đuối nước và giảm những tổn thương liên quan là việc làm cần sự phối hợp giữa y tế và người dân. Người dân cần có thái độ phòng chống đuối nước tốt và chủ động, duy trì thực hành đúng đắn.
Trông coi trẻ
Trong kỳ nghỉ hè nếu không có sự giám sát của gia đình thì nguy cơ đuối nước luôn rình rập các em nhỏ. Cần tuyên truyền rộng rãi cho mọi người những nơi có nguy cơ cao bị đuối nước ở trẻ nhỏ như cấm trẻ nhỏ chơi đùa, tắm ở vùng ao, hồ, sông, suối, kênh, rạch mà không có người lớn bên cạnh. Trẻ em tắm sông, ao hồ phải mặc áo phao và phải có cha mẹ, người lớn trông coi.
Trẻ em đi học bằng ghe, thuyền bắt buộc phải có phao cứu sinh hoặc có người lớn đưa đi kèm. Trẻ nhỏ cần được dạy bơi lội và kỹ thuật sơ cấp cứu để biết tự cứu mình và cứu bạn khi bị đuối nước,…
>>>>>Xem thêm: Bù nước khi bị tiêu chảy sao cho đúng?
Nên dạy bơi lội và kỹ thuật sơ cấp cứu cho trẻLàm cho môi trường xung quanh an toàn hơn
Rào ao, các hố nước, rãnh nước quanh nhà và làm cổng chắc chắn để trẻ không tự mở được, giữ cổng luôn đóng. Làm cửa chắn nếu nhà gần ao, hồ, kênh, rạch,…
DS. Thu Hà
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể