Bệnh thủy đậu ở trẻ em có thể để lại biến chứng nguy hiểm nếu lơ là trong việc chữa trị và chăm sóc. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bố mẹ cách chữa bệnh thủy đậu ở trẻ em cực chuẩn, khám phá ngay nhé!
Bạn đang đọc: Cách chữa bệnh thủy đậu ở trẻ em, bố mẹ cần biết!
Thủy đậu ở trẻ em là bệnh lý nhiễm trùng cấp tính do virus gây ra, thường bùng phát khi thời tiết nóng ẩm, đặc biệt là vào thời điểm giao mùa. Mặc dù bệnh có tính chất lành tính nhưng nếu không được chăm sóc đúng cách có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm cho trẻ. Hãy cùng tìm hiểu cách chữa bệnh thủy đậu ở trẻ em mà bố mẹ cần biết trong bài viết này nhé!
Contents
Dấu hiệu nhận biết bệnh thủy đậu ở trẻ em
Thủy đậu là tình trạng nhiễm trùng cấp tính do virus gây ra và có khả năng lây lan nhanh chóng. Bệnh thường xảy ra ở trẻ dưới 15 tuổi, có thể để lại hậu quả nặng nề ở những trẻ dưới 12 tháng tuổi. Đồng thời, nguy cơ mắc bệnh zona sau này cũng tăng lên gấp 4,5 lần so với trẻ khác.
Khi mới khởi phát, bệnh thủy đậu ở trẻ em có thể xuất hiện một số dấu hiệu không điển hình như:
- Trẻ sốt cao trên 38 °C;
- Trẻ mệt mỏi, quấy khóc không rõ nguyên nhân;
- Trẻ có dấu hiệu chán ăn, bỏ bú hay thậm chí là nôn ói;
- Trẻ ngủ nhiều hơn so với bình thường.
Tuy nhiên, các triệu chứng này thường sẽ dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý nhiễm trùng khác nên bố mẹ khó có thể phân biệt được. Hầu hết các trường hợp trẻ bị bệnh thủy đậu đều được phát hiện dựa trên những nốt phát ban đỏ hay mụn nước trên cơ thể trẻ. Các nốt này thường rất ngứa và bắt đầu xuất hiện ở nhiều vị trí trên cơ thể. Sau khoảng 2 – 4 ngày, các nốt phát ban và mụn nước sẽ dừng lại.
Bệnh thủy đậu ở trẻ em thường sẽ kéo dài trong khoảng 5 – 10 ngày. Các tổn thương da do thủy đậu thường sẽ phát triển theo nhiều giai đoạn khác nhau. Bắt đầu là những nốt mụn đỏ li ti, sau đó sẽ sưng phồng thành mụn nước chứa dịch không màu. Cuối cùng, các nốt mụn nước này sẽ vỡ ra, tạo vảy và vảy sẽ rụng đi sau khoảng vài tuần.
Cách chữa bệnh thủy đậu ở trẻ em chuẩn khoa học
Hầu hết những trẻ bị bệnh thủy đậu đều sẽ được bố mẹ chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên, để đảm bảo trẻ được điều trị đúng cách và an toàn, phụ huynh nên đưa trẻ đến bệnh viện để được khám và tư vấn hướng điều trị phù hợp. Dưới đây là những nguyên tắc trong cách chữa bệnh thủy đậu ở trẻ em mà bố mẹ cần tuân thủ như:
Cách ly trẻ để tránh nguy cơ lây lan
Bệnh thủy đậu có khả năng lây lan nhanh trong giai đoạn từ khi trẻ bắt đầu sốt cho đến khi các nốt mụn nước khô se lại. Quá trình này thường sẽ mất khoảng 7 – 10 ngày. Do vậy, bố mẹ nên giữ trẻ trong nhà, không cho trẻ đi học hay tiếp xúc gần với những trẻ khác. Để tránh nguy cơ lây nhiễm bệnh, bố mẹ cần phải:
- Tránh tiếp xúc với các giọt bắn hô hấp khi trẻ ho hoặc hắt hơi.
- Tránh tiếp xúc trực tiếp với các nốt mụn nước hoặc phát ban của trẻ.
- Không sử dụng chung đồ vật cá nhân mang mầm bệnh virus của trẻ.
Hạ sốt và giảm ngứa
Sốt và ngứa là những biểu hiện phổ biến mà trẻ mắc phải khi bị bệnh thủy đậu. Thông thường, triệu chứng sốt thường sẽ kéo dài khoảng 2 – 4 ngày đầu khi bệnh khởi phát nhưng sẽ khiến trẻ mệt mỏi, chán ăn và suy nhược cơ thể. Lúc này, cách chữa bệnh thủy đậu ở trẻ em mà mẹ cần làm là thường xuyên chườm ấm cho trẻ. Trường hợp nếu bé sốt trên 38,5°C thì mẹ cần phải cho trẻ sử dụng thuốc hạ sốt theo hướng dẫn của bác sĩ.
Loại thuốc hạ sốt thường được dùng cho em bé là paracetamol hoặc NSAIDs. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc cần có sự chỉ định và hướng dẫn của dược sĩ hoặc bác sĩ để tránh tác dụng phụ không mong muốn. Bên cạnh đó, mẹ cần tránh cho trẻ mắc bệnh thủy đậu sử dụng một số thuốc nhóm NSAIDs như aspirin, ibuprofen. Ngoài ra, phụ huynh cũng cần theo dõi tình trạng của trẻ và bổ sung điện giải hoặc truyền nước kịp thời.
Trường hợp nếu trẻ bị ngứa nhiều, mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về việc cho trẻ sử dụng các thuốc nhóm kháng histamin H1. Loại thuốc này sẽ giúp làm giảm cơn ngứa và cải thiện giấc ngủ cho trẻ. Cần lưu ý rằng, thuốc kháng histamin H1 không được khuyến cáo dùng cho trẻ dưới 6 tuổi.
Chăm sóc dinh dưỡng đầy đủ
Khi bị nhiễm virus thủy đậu, sức đề kháng của trẻ sẽ dần bị suy yếu khiến cơ thể trở nên mệt mỏi và suy nhược. Để giúp trẻ nhanh chóng khôi phục hệ miễn dịch, bố mẹ cần bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ.
Theo đó, phụ huynh cần bổ sung nhiều hoa quả và rau xanh trong chế độ ăn để cung cấp vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể của trẻ. Đối với những trẻ mọc mụn nước trong khoang miệng, mẹ có thể cho trẻ ăn những thức ăn dạng lỏng mềm, dễ nuốt. Những món ăn thanh đạm sẽ dễ tiêu hóa hơn so với những món ăn chế biến cầu kỳ nhiều dầu mỡ và chất béo.
Để tránh bị sẹo thâm và sẹo lõm, cha mẹ nên hạn chế cho bé ăn các loại thực phẩm như thịt bò, thịt gà, rau muống và đồ nếp.
Xử lý các nốt mụn thủy đậu đúng cách
Một trong những nguyên tắc quan trọng trong cách chữa bệnh thủy đậu ở trẻ em là cần phải xử lý tốt các nốt mụn nước ngoài da. Bởi, chỉ khi các tổn thương ngoài da biến mất hoàn toàn thì bệnh thủy đậu mới được coi là điều trị khỏi hoàn toàn.
Tìm hiểu thêm: Ăn gì tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ? Những điều cha mẹ cần biết
Mục tiêu của việc xử lý các nốt mụn nước là tránh để tình trạng viêm nhiễm, nhiễm trùng và bội nhiễm vi khuẩn ngoài da xảy ra. Điều này cũng sẽ giúp đảm bảo các nốt mụn vỡ ra, khô se và bong vảy đúng theo quá trình tự nhiên. Theo đó, mẹ cần sử dụng nước ấm để vệ sinh thân thể cho trẻ thay vì dùng nước lạnh hay nước quá nóng. Đồng thời, cần kiêng gió và kiêng gãi để tránh làm các nốt mụn vỡ ra và lây lan sang các vị trí khác trên cơ thể.
Ngoài ra, phụ huynh có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để sử dụng một số loại thuốc điều trị bệnh thủy đậu như:
- Sử dụng thuốc tím để bôi lên các nốt mụn nước trên cơ thể trẻ để giúp kháng viêm và ngăn ngừa sự hình thành sẹo.
- Sau khi mụn nước vỡ ra, có thể sử dụng dung dịch xanh Methylen để bôi lên. Không nên sử dụng thuốc mỡ tetaxilin, penixilin hay thuốc đỏ.
- Không nên sử dụng kem trị ngứa chứa Phenol đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi và phụ nữ mang thai.
Cách phòng ngừa bệnh thủy đậu ở trẻ em
Cách chữa bệnh thủy đậu cho trẻ em hiệu quả nhất là chủ động phòng ngừa bằng cách thực hiện tiêm vắc-xin ngừa thủy đậu cho trẻ từ 12 tháng đến 12 tuổi. Đối với những trẻ trên 12 tuổi và người lớn nếu chưa được tiêm thì cũng nên tiến hành tiêm vắc-xin sớm để phòng bệnh. Điều này không chỉ giúp giảm nhẹ triệu chứng mà còn giảm nguy cơ biến chứng xảy ra khi chẳng may bị nhiễm bệnh.
>>>>>Xem thêm: [Đánh giá] Thuốc Thông Xoang Tán Nam Dược có tốt không?
Bệnh thủy đậu có khả năng lây nhanh và lan rộng, ngay cả khi đang ở trong giai đoạn ủ bệnh. Do đó, cha mẹ cần duy trì việc giữ gìn vệ sinh cho trẻ, đặc biệt là vào thời điểm dịch bùng phát hoặc khi có tiếp xúc với những người mắc bệnh thủy đậu.
Bên cạnh đó, bố mẹ cần tránh cho trẻ tiếp xúc với môi trường có nguy cơ lây nhiễm cao và thường xuyên giữ gìn vệ sinh sạch sẽ cho trẻ. Đồng thời, tập cho con thói quen rửa tay sau khi ăn và sau khi đi vệ sinh bằng xà phòng dưới vòi nước sạch hoặc dung dịch kháng khuẩn phù hợp.
Mặc dù thủy đậu là bệnh lý lành tính nhưng nếu không được kiểm soát và chữa trị đúng cách, trẻ có thể sẽ gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, bố mẹ cần biết cách chữa bệnh thủy đậu ở trẻ em một cách cẩn thận và chọn được hướng điều trị an toàn nhất cho trẻ.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể